Bác sĩ: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Chuyên khoa: Truyền nhiễm
Năm kinh nghiệm: 04 năm
Sốt mò là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, cũng có thể diễn biến bán cấp, tác nhân của bệnh do một loài vi khuẩn có tên khoa học là Orrientia Tsutsugamushi gây ra. Loài mò Leptotrombidium trong quá trình sinh trưởng sẽ tạo ra ấu trùng, người bị bệnh là do lây mầm bệnh từ ấu trùng này truyền sang khi đốt người. Bệnh có biểu hiện trên lâm sàng là sốt, có vết loét trên da, phát ban và nổi hạch toàn thân. Nếu để bệnh diễn biến tự nhiên mà không được điều trị, người bệnh sẽ dễ có những biến chứng nặng, điển hình là suy đa tạng và rối loạn đông máu và có thể dẫn tới tử vong. Bệnh thường được gọi tên là bệnh do Rickettsia. Bệnh thường liên quan đến nghề nghiệp và địa lý như làm ruộng, khai hoang, bộ đội hành quân... Bệnh thường có biểu hiện sốt kéo dài, dễ nhầm với các bệnh khác như thương hàn, sốt rét, dịch hạch.
Bệnh sốt mò
Bệnh sốt mò lưu hành rộng rãi ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, các đảo Tây Thái Bình Dương và Úc. Tại Việt Nam, bệnh sốt mò lưu hành ở nhiều nơi như vùng Núi phía Bắc, Tây Nguyên, Trung Bộ. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng cao hơn từ tháng 5 đến tháng 11 và bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi.
Vi khuẩn gây bệnh sốt mò Orrientia Tsutsugamushi thuộc họ Rickettsiaceae là vi khuẩn gram âm, kích thước nhỏ, ký sinh bắt buộc trong tế bào. Lớp vảo tế bào của vi khuẩn Orrienta có cấu trúc tương tự như của vi khuẩn, nhưng không chưa các peptidoglycan và lypopolysaccharid. Trong số các Rickettsia, Rickettsia Orrientia có sức đề kháng yếu nhất, dễ bị tiêu diệt nhanh ở nhiệt độ 56oC trong vòng 30 phút, điều kiện khô ráo và cả thuốc sát trùng.
Ngoài ra các chủng Rickettsia có cấu trúc kháng nguyên rất khác nhau, vì vậy không gây miễn dịch chéo giữa các chủng Rickettsia. Có 3 tuýp huyết thanh chính: Karps, Gilliam và Kato. Ngoài 3 tuýp huyết thanh trên còn có hơn 30 tuýp huyết thanh khác đã được xác định.
a. Thời kỳ ủ bệnh: Dao động từ 6-18 ngày, trung bình là 10-12 ngày kể từ khi bị ấu trùng mò đốt.
Do không có triệu chứng lâm sàng gì đặc biệt, nên điểm mấu chốt để chẩn đoán được ra bệnh trong thời kỳ này là tim được vết do mò đốt. Vị trí vết đốt thường nằm ở khu vực kín đáo, trong các nếp gấp da, thường không đau nên người bệnh không nhận thấy. Vết đốt ban đầu là một sẩn đỏ, có bọng nước ở giữa, sau vỡ ra và tạo thành một vết loét hoại tử, có gờ nổi trên mặt da, đóng vảy đen ở giữa (Eschar). Có hạch to tại chỗ kiểu phản ứng viêm, nhưng không đau.
b. Thời kỳ khởi phát
Biểu hiện chính là sốt, thường là sốt rét run, nhiệt độ có thể tăng dần trong vài ngày, sau đó tăng lên 39-40 độ C tạo thành nhiệt độ tuyến hình cao nguyên, hoặc sốt cao đột ngột ngay từ đầu. các biểu hiện khác kèm theo như nhức đầu, chóng mặt, đau mỏi cơ, nhức mắt, sung huyết kết mạc mắt.
c. Thời kỳ toàn phát
Gồm 4 triệu chứng lâm sàng chính:
Vết loét (Eschar) do mò đốt
Người bệnh có thể nổi ban toàn thân
d. Thời kỳ lui bệnh
- Sốt sẽ giảm nhanh sau 1-2 ngày nếu được điều trị thích hợp.
- Nếu người bệnh không được điều trị nhưng không xuất hiện biến chứng, sốt cũng sẽ kéo dài từ 2-3 tuần rồi giảm dần, người bệnh thấy cơ thể dần khỏe hơn, tiểu nhiều hơn, tuy nhiên tình trạng mệt mỏi có thể kéo dài lâu hơn.
- Tỷ lệ tử vong có thể lên tới 30% nếu bệnh nhân không được điều trị, nguyên nhân tử vong phần lớn do các biến chứng về tim mạch và viêm phổi. Do đó việc điều trị cho bệnh nhân là rất cần thiết để giảm hẳn nguy cơ tử vong.
- Bệnh khỏi hoàn toàn không để lại di chứng, tuy nhiên miễn dịch không bền vững và có thể tái phát
- Công thức máu: Bạch cầu bình thường hoặc tăng. Tiểu cầu có thể giảm
- Sinh hóa máu: Men gan thường tăng, tăng bilirrubin, giảm albumin. Chức năng thận: xét nghiệm nước tiểu có thể protein và hồng cầu, trường hợp nặng có thể tăng ure và creatinin máu
- X-quang ngực: Thường có hình ảnh tổn thương phổi kẽ, tràn dịch màng phổi
- Siêu âm: Có thể phát hiện ra lách to, tràn dịch màng phổi, ổ bụng.
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh
+ Phân lập mầm bệnh: Lấy máu bệnh nhân khi đang sốt cao và nuôi cấy. Xét nghiệm này đòi hỏi trang thiết bị kỹ thuật đặc biệt, ngày nay ít dùng.
+ Huyết thanh chuẩn đoán:
+ Kỹ thuật chẩn đoán mới: Real time PCR, ELISA, là kỹ thuật hiện đại và chính xác để chẩn đoán Rickettsia và được áp dụng rộng rãi hiện nay.
Biến chứng nguy hiểm của sốt mò
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi ở nhiều vùng địa lý khác nhau, tuy nhiên bệnh dễ gặp ở những đối tượng như:
Đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh sốt mò
Cần hạn chế các hoạt động trong rừng khi không cần thiết. Người sống ở vùng dịch tễ của sốt mò cần có các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh bị ấu trùng mò đốt, như mặc đồ che kín cơ thể, tẩm hóa chất diệt côn trùng lên quần áo, chăn màn, xịt thuốc xua đuổi côn trùng trong không gian hoặc bôi lên da,…
Giáo dục cộng đồng, kiểm soát động vật gặm nhấm và quản lý môi trường sống là ba trụ cột của chương trình kiểm soát các tác động của bệnh do Rickettsia.
Chẩn đoán lâm sàng
- Yếu tố dịch tễ: Đang sinh sống hoặc đi vào vùng có dịch
- Lâm sàng: Chú ý 4 biểu hiện lâm sàng: Sốt cao, vết loét, nổi hạch, phát ban với các tính chất như mô tả ở trên. Chẩn đoán sốt mò trên lâm sàng cần chú ý vết loét trên da. Trong trường hợp không có vết loét, chẩn đoán đôi khi khó khan do biểu hiện bệnh thường đa dạng và giống với các bệnh sốt cấp tính khác
- Xét nghiệm: Các xét nghiệm không đặc hiệu: Số lượng bạch cầu bình thường hoặc giảm trong tuần đầu lúc khởi phát. Từ tuần thư 2 có thể tăng số lượng bạch cầu và tỷ lệ bạch cầu đa nhân, tiểu cầu có thể hạ. Xét nghiệm chức năng gan và thận có thể có rối loạn.
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh sốt mò
Chẩn đoán xác định
- Cần dựa vào huyết thanh chẩn đoán hoặc RT- PCR
Chẩn đoán phân biệt
Điều trị đặc hiệu
Chọn một trong các kháng sinh sau:
- Thời gian điều trị 3-7 ngày trung bình là 5 ngày:
- Các kháng sinh có hiệu quả điều trị tốt, sốt sẽ giảm sau điều trị 24-48h. Thuốc hấp thu tốt qua đường tiêu hóa và ít tác dụng phụ. Phác đồ điều trị ngắn ngày, người bệnh dễ bị tái phát sau ngừng điều trị vì vậy phác đồ điều trị dài ngày được ưu tiên sử dụng hơn.
Điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!