Bác sĩ: BSCKII. Nguyễn Đình Tuấn
Chuyên khoa: Thần kinh
Năm kinh nghiệm: 08 năm
Rối loạn vận động (Movement disorders -MD) dùng để chỉ các tình trạng hệ thống thần kinh gây ra các động tác bất thường. Rối loạn vận động thường được phân loại thành:
- Rối loạn giảm hoặc chậm vận động (Hypokinesis)
- Rối loạn tăng động (Hyperactivity)
Bình thường, vận động tự chủ có sự phối hợp của: bó tháp, ngoại tháp và tiểu não. Rối loạn vận động khi có sự bất thường của 1 trong các hệ thống trên. Hầu hết các nguyên nhân gây ra rối loạn vận động xảy ra trong hệ thống ngoại tháp.
Thất điều - Ataxia: Sự phối hợp động tác đòi hỏi nhiều phần của hệ thần kinh làm việc cùng với nhau và nếu một thành phần nào đó bị tổn thương, thất điều có thể xảy ra.
Loạn trương lực cơ - Dystonia: Các cử động lặp đi lặp lại của 1 số cơ và kéo dài tương đối lâu tạo hình dáng bất thường lặp lại cho bệnh nhân. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, biểu hiện loạn trương lực cơ có thể khu trú (giới hạn ở một phần của cơ thể như cổ), phân đoạn (bao gồm ít nhất hoặc hơn 2 bộ phận cơ thể tiếp giáp nhau như mặt và cổ), đa ổ (có ít nhất hoặc hơn 2 bộ phận cơ thể không liên tục nhau như cổ và chân), toàn thân hoặc nửa người.
Rối loạn vận động (Movement disorders -MD) dùng để chỉ các tình trạng hệ thống thần kinh gây ra các động tác bất thường
Múa giật - Chorea: là rối loạn vận động không tự chủ lặp lại, ngắn, không đều, nhanh, ảnh hưởng đến hầu hết các chi, cũng như mặt và thân mình nhưng dường như vận động bất thường này liên tiếp cơ này sang cơ khác. Múa giật gốc chi có biên độ lớn thường được gọi là múa vung. Múa giật thường tăng lên khi lo lắng, căng thẳng và mất đi khi ngủ.
Run vô căn (Tremor)
Bệnh Wilson: Do lượng đồng được tích lũy trong cơ thể gây những rối loạn chức năng đặc biệt thoái hóa một số khu vực của não và xơ gan. Đây là bệnh di truyền lặn, tần số mắc Wilson khoảng 1/200.000 dân và không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc giữa nam và nữ.
Bệnh Huntington: Bệnh lý thoái hóa thần kinh tiến triển di truyền trên gen trội, tỉ lệ bệnh mắc tại hóa kỳ khoảng 1 trong 10.000 dân.
Teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA): rối loạn thần kinh tiến triển ít gặp. Nguyên nhân MSA hiện tại chưa rõ ràng, nhưng đặc trưng bởi thoái hóa thần kinh xảy ra ở một số vùng của não, do vậy nó gây rối loạn chức năng đến nhiều hệ thống não.
Cơn giật cơ - Spasticity: Tình trạng này được đạc trưng giật cơ (1 cơ hoặc 1 nhóm cơ) rất nhanh, đột ngột và thành nhịp đều đặn. Loại phổ biến nhất là giật cơ vỏ não (khởi phát từ vùng vỏ não vận động hoặc vỏ não cảm giác).
Bệnh Parkinson: Đây là một bệnh thuộc nhóm thoái hoá các tế bào thần kinh ở liềm đen, thể vân. Tỷ lệ mắc bệnh theo nghiên cứu WEMOVE (Hoa Kỳ) năm 2000: 57 - 371/100 000 dân, khoảng 1,5% số người từ 65 tuổi trở lên mắc căn bệnh này.
Hội chứng Parkinson Thứ Phát: Là bệnh có triệu chứng giống bệnh Parkinson
Liệt Trên Nhân Tiến Triển (progressive supranuclear palsy-PSP): Đây là một chứng rối loạn thần kinh hiếm gặp. Nó có thể giống hội chứng Parkinson nhưng có thêm triệu chứng liệt vận động nhẫn cầu.
Hội chứng Tourette: đặc trưng bởi những vận động lặp lại không chủ ý (tics vận động) và những tiếng phát âm (Tics âm thanh).
Hội chứng Rett: Là một bệnh thần kinh tiến triển thường do một đột biến trong gen chưa methyl CpG gắn với protein 2 (MECP2). Hội chứng Rett thường gặp ở trẻ nữ, ước tính trên thế giới tỷ lệ mắc khoảng 1 trong mỗi 10.000 đến 15.000 trẻ nữ sinh ra.
Loạn động chậm (Tardive dyskinesia -TD): là những cử động cứng và không thể kiểm soát được của lưỡi, môi, mặt, thân và các chi thường do dùng kéo dài một số thuốc an thần kinh (Đây là các tác dụng phụ không thường gặp).
Thất điều - Ataxia:
- Tổn thương não do u, tai biến mạch não, chấn thương so não, nhiễm trùng thần kinh trung ương …
- Thiếu vitamin: B1, B12, E.
- Ngộ độc thuốc / độc chất: phenytoin, carbamazepine, barbiturates, một số kháng sinh, lithium, amiodarone và rượu.
- Bệnh lý tự miễn: xơ cứng rải rác, hội chứng cận ung thư…
- Bệnh lý thoái hoá gây chết tế bào thần kinh: teo đa hệ thống (MSA), thoái hóa tủy tiểu não (SCA) …
- Căn nguyên di truyền
Teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA): Nguyên nhân MSA hiện tại chưa rõ ràng, nhưng đặc trưng bởi thoái hóa thần kinh xảy ra ở một số vùng của não, do vậy nó gây rối loạn chức năng đến nhiều hệ thống não.
Cơn giật cơ - Spasticity: Giật cơ có thể xảy ra mà không có nguyên nhân rõ ràng hoặc là hậu quả của nhiều bệnh như: bệnh Huntington, bệnh Creutzfeldt-Jakob và bệnh Alzheimer …
Hội chứng Parkinson Thứ Phát: nguyên nhân được xác định do:
- Tác dụng phụ của một số thuốc: Các thuốc này bao gồm thuốc an thần kinh (phenothiazin, thioxanthene, butyrophenone), thuốc giảm nôn (metoclopramide, prochlorperazine) và các thuốc làm suy giảm hoạt động của dopamine (tetrabenazine, reserpine)…
Tác dụng phụ của một số thuốc an thần có thể gây rối loạn vận động
- Các bệnh thoái hoá thần kinh: sa sút trí tuệ thể Lewy..
- Các bệnh lý tổn thương não: viêm não (viêm não do nhiễm trung, viêm não tự miễn) , đột quỵ não ..
Hội chứng Tourette: Nguyên nhân của hội chứng Tourette không được biết chính xác, các yếu tố di truyền, tâm lý và môi trường sống được chứng minh có ảnh hưởng đến sự xuất hiện của hội chứng này. Bệnh thường xảy ra nhất ở tuổi 6-15, và giảm dần theo tuổi và tồn tại khoảng 30% trường hợp sau tuổi 20.
Thất điều - Ataxia: Triệu chứng thường gặp bao gồm: sự phối hợp động tác không chính xác, mất thăng bằng, dáng đi không vững, run (bệnh nhân thường bị ngã ), rối loạn giọng nói, cử động mắt.
Triệu chứng rối loạn vận động thường gặp bao gồm: sự phối hợp động tác không chính xác, mất thăng bằng
Múa giật - Chorea:
- Múa giật tiên phát: bệnh Hungtinton, bệnh Wilson ….
- Múa giật thứ phát: múa giật Sadenham, các thuốc (levodopa và các đồng vận …)
Run vô căn (Tremor): triệu chứng duy nhất đó là run, tần số 5 - 8 chu kỳ/giây, thương gặp: run tư thế, run khi vận động, thường gặp run tay ít gặp hơn ở đầu, chân, thân mình, giọng nói. Bệnh diễn biến từ từ xu hướng tăng dần theo tuổi nhưng tần số run giảm và biên độ run tăng.
Bệnh Huntington: triệu chứng đặc trưng: cử động mất kiểm soát, suy giảm khả năng nhận thức và các rối loạn tâm thần. Bệnh khởi phát thường gặp nhất ở lứa tuổi trung niên với diễn tiến nặng dần không hồi phục trong khoảng 10 - 25 năm, tuổi khởi phát càng sớm thì tiên triển càng nhanh thời gian sống càng giảm.
Teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA): Đặc trung của MSA là rối loạn vận động, huyết áp thấp ( thường gây hạ huyết áp tư thế), giảm chức năng bàng quang, táo bón, khó nói hoặc khó nuốt, liệt dương ở nam giới.
Bệnh Parkinson: Giai đoạn đầu các triệu chứng thường kín đáo, tiến triển nặng dần theo thời gian.Rối loạn thoái hóa thần kinh tiến triển chậm này gây ra run, tăng trương lực cơ, giảm động (bradykinesia) và mất ổn định tư thế. Ngoài ra còn có các triệu chứng ngoài vận động khác như: sa sút trí tuệ, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn tâm thần …
Liệt Trên Nhân Tiến Triển (progressive supranuclear palsy-PSP): Liệt vận nhãn khởi đầu là khó nhìn lên hoặc xuống khi giữ nguyên cổ hoặc khó khăn khi lên xuống cầu thang. Vận động mắt khó khăn tăng dần đặc biệt là vận động nhìn dọc, nhưng các phản xạ mắt không bị ảnh hưởng.
Hội chứng Tourette: Tics vận động thường là những cử động nhanh, lặp lại, không chủ ý, xuất hiện thường xuyên thường gặp nhất ở mặt, các chi và thân mình. Tics âm thanh có thể là những tiếng lẩm bẩm, hắng giọng, nói tục, hét, tiếng quát....
Hội chứng Rett: giảm trương lực cơ (triệu chứng thường gặp đầu tiên), giảm khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ hoặc bằng ánh mắt, các bất thường về nhịp thở, chậm phát triển tâm thần và vận động, động kinh.
Bệnh Wilson: Tổn thương gan (có thể là xét nghiệm hoặc lâm sàng) thường xuất hiện trước tổn thương về thần kinh. Trong gia đình bệnh nhân bị bệnh Wilson cần phải đo nồng độ ceruloplasmin huyết thanh và đo lượng đồng trong nước tiểu 24 giờ ở tất cả các thành viên dù không biểu hiện lâm sàng.
Thất điều - Ataxia
Điều trị thất điều tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Loạn trương lực cơ - Dystonia
- Tiêm độc tố botulinum (Botox) thường được sử dụng để điều trị loạn trương lực cơ: cục bộ, phân đoạn. Có thể cần phối hợp các thuốc kháng cholinergic đường uống (benztropine…), thuốc giãn cơ (baclofen…), các thuốc benzodiazepine.
- Loạn trương lực cơ: toàn thân, nửa người hoặc phân đoạn mức độ nặng không đáp ứng điều trị có thể cần phẫu thuật
Múa giật Chorea
Điều trị thất điều tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh
Run vô căn (Tremor)
Uống rượu có thể giảm run (75% số bệnh nhân), tiêm các chất cồn qua đường tĩnh mạch (không phải đường động mạch) có cải thiện triệu chứng run chứng minh thấy hiệu quả rượu lên trung ương (hiệu quả này không tìm thấy ở các loại run khác).
Bệnh Wilson
Điều trị bệnh bao gồm: phòng ngừa tích tụ đồng trong cơ thể (chế độ ăn..) và điều trị thải đồng khỏi cơ thể.
Bệnh Huntington: Do đây là rối loạn di truyền nên chỉ có điều trị triệu chứng.
Teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA): Điều trị: Không có điều trị đặc hiệu cho teo đa hệ thống chủ yếu điều trị triệu chứng.
Cơn giật cơ - Spasticity: Điều trị giật cơ chủ yếu nhóm thuốc điều trị nhằm làm giảm triệu chứng như: barbiturate, phenytoin, primidone, sodium valproate và thuốc chống lo âu (clonazepam)…
Thuốc điêu trị rối loạn vận động cần tuân theo chỉ định của bác sĩ
Bệnh Parkinson:
- Cung cấp các chất có tác dụng giống Dopamine (Đồng vận Dopaminergic).
- Làm chậm quá trình giáng hóa Dopamine bằng các thuốc ức chế men chuyển hóa.
- Các thuốc khác (Kháng cholinergic ).
Hiện tại chỉ có điều trị làm giảm triệu chứng. Một số thuốc phổ biến thường dùng là Cung cấp các chất có tác dụng giống Dopamine, làm chậm quá trình giáng hóa Dopamine bằng các thuốc ức chế men chuyển hóa và kháng cholinergic… làm giảm triệu chứng của bệnh. Xem xét phẫu thuật nếu điều trị nội khoa thất bại và không có chống chỉ định. Kích thích não sâu (DBS) nhân dưới đồi là một kỹ thuật gần đây được áp dụng mang lại nhiều hiệu quả.
Hội chứng Parkinson Thứ Phát: Điều trị theo nguyên nhân gây hội chứng Parkinson, điều trị triệu chứng nếu có gây ảnh hưởng tới sinh hoat, lao động của bệnh nhân.
Liệt Trên Nhân Tiến Triển (progressive supranuclear palsy-PSP): Hiện tại không có thuốc nào hiệu quả cho điều trị PSP, một số thuốc có thể có ít hiệu quả là levodopa, amantadine và amitriptyline.
Hội chứng Tourette: Thường thì triệu chứng của Tics có thể cải thiện bằng điều chỉnh hành vi và tâm lý. Hiện nay có 1 số loại thuốc có thể dùng cho những người có triệu chứng không cải thiện bằng liệu pháp tâm lý và điều chỉnh hành vi.
Loạn động chậm (Tardive dyskinesia - TD): Loạn động chậm có thể hồi phục và một số trường hợp triệu chứng rất mơ hồ. Người trẻ tuổi ít bị các tác dụng phu hơn và có xu hướng hồi phục tốt hơn người cao tuổi. Những loại thuốc chống loạn thần thế hệ mới ít có tác dụng phụ loạn động châm hơn nhóm thuốc chống loạn thần thế hệ cũ.
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!