Bác sĩ: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Chuyên khoa: Sản khoa
Năm kinh nghiệm: 10 năm
Sa sinh dục là một bệnh lý thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt khá phổ biến ở phụ nữ Việt Nam, nhất là phụ nữ làm việc nặng, sinh đẻ nhiều, đẻ không an toàn, thường gặp trong lứa tuổi 40-50 tuổi trở lên. Đây là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, lao động, cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy sa sinh dục là gì, cùng các chuyên gia của MEDLATEC tìm hiểu về bệnh lý này.
Cơ quan vùng chậu của người phụ nữ bao gồm âm đạo, tử cung, bàng quang, niệu đạo và trực tràng. Bình thường, các cơ quan này được nâng đỡ bởi nhóm cơ sàn chậu để không bị đẩy xuống. Sa sinh dục xảy ra khi sự nâng đỡ này kém đi, dẫn đến các cơ quan vùng chậu bị sa xuống thấp trong âm đạo hoặc sa hẳn ra ngoài âm hộ. Tình trạng này gây ra các triệu chứng về đau (khó chịu) vùng chậu, rối loạn tiêu tiểu, rối loạn chức năng tình dục, thẩm mỹ cũng như làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của người phụ nữ.
Sa sinh dục nữ
Có rất nhiều cách phân loại mức độ sa sinh dục:
- Dựa vào vị trí sa của cổ tử cung so với âm hộ chia làm 4 độ sa sinh dục( đây là cách phân loại hay được áp dụng nhất)
Sa độ 1:
Sa độ 2:
Sa độ 3:
Sa độ 4:
Toàn bộ tử cung, bàng quang sa hoàn toàn ra ngoài âm hộ.
- Tùy thuộc vào vùng cơ quan bị sa, có thể phân loại sa sinh dục thành các dạng sau:
Người bệnh có thể bị sa cùng lúc nhiều thành phần.
- Hệ thống phân độ Pelvic Organ Prolapse Quantification (POP-Q).
Năm 1996, Hiệp hội quốc tế đưa ra hệ thống phân độ Pelvic Organ Prolapse Quantification (POP-Q) (Bump, 1996) dựa trên 6 điểm mốc ở âm hộ, âm đạo và cổ tử cung. Dựa trên hệ thống POP-Q, sa sinh dục được chia thành 5 mức độ từ 0 đến IV. Hiện nay hệ thống này được dùng khá phổ biến ở nhiều quốc gia.
Nguyên nhân gây sa sinh dục thường được biết đến:
Phụ nữ sau khi sinh cần nghỉ ngơi
Triệu chứng của sa sinh dục thường diễn tiến từ từ và nặng dần theo thời gian. Ban đầu, nếu bị sa ở mức độ nhẹ, hầu hết phụ nữ không cảm thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Phần lớn trong số họ không biết mình bị sa sinh dục cho đến khi bác sĩ phát hiện thông qua khám phụ khoa định kỳ hoặc khám vì nguyên nhân khác.Tuy nhiên, khi các cơ ở vùng chậu (như : âm đạo, tử cung,..)bị sa xuống dưới, khi đó chị em mới cảm nhận thấy được các dấu hiệu bất thường:
Táo bón, khó đi đại tiện cảnh bao sa sinh dục nữ
Các biến chứng này gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Rèn luyện thể chất phòng chống bệnh tật
- Dựa vào các triệu chứng lâm sàng.
- Yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh như :phụ nữ lớn tuổi hoặc mãn kinh, sinh nở nhiều lần,… Ngoài ra, hiện nay, xu hướng người trẻ bị sa sinh dục cũng hay gặp do các ảnh hưởng tiêu cực từ lối sống ít vận động cũng như thừa cân béo phì ở người trẻ.
- Khám thực thể: Khám thấy khối sa nằm ở ½ dưới âm đạo hoặc thập thò âm môn, trường hợp nặng nhất sẽ sa ra ngoài âm hộ, bao gồm thành trước âm đạo, cổ tử cung, thân tử cung, thành sau âm đạo. Phần khối sa ra ngoài có thể sừng hóa hoặc bị loét do cọ sát, dễ bị bội nhiễm.
- Cận lâm sàng:
Mục tiêu điều trị bệnh: Điều trị hỗ trợ nhằm giảm nhẹ các phiền toái do tình trạng sa sinh dục gây ra hoặc điều trị triệt để bằng các phẫu thuật.
Các phương pháp điều trị có thể lựa chọn hiện nay bao gồm: thay đổi lối sống, tập luyện, điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật.
Điều trị nội khoa: Được chỉ định ở những người bệnh quá lớn tuổi, mắc các bệnh mãn tính, không có điều kiện phẫu thuật. Có 3 phương pháp:
- Phục hồi chức năng, đặc biệt là ở tầng sinh môn: hướng dẫn các bài tập co cơ để phục hồi cơ nâng ở vùng đáy chậu. Phương pháp này có thể làm mất các triệu chứng cơ năng và lùi lại thời gian phẫu thuật: Bài tập này được thực hiện như sau:
- Vòng nâng đặt trong âm đạo(Pessary).
- Thuốc Estrogen (như: Ovestin, Colpotrophine): Có thể tác dụng tốt với một số trường hợp có triệu chứng cơ năng như đau bàng quang, giao hợp đau, có tác dụng tốt để chuẩn bị phẫu thuật.
Điều trị ngoại khoa:
Được chỉ định khi: Sa sinh dục từ độ II , có triệu chứng hay biến chứng ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh.
Có nhiều phương pháp phẫu thuật trong điều trị sa sinh dục. Mục đích phẫu thuật nhằm phục hồi hệ thống nâng đỡ tử cung, nâng bàng quang, làm lại thành trước, thành sau âm đạo, khâu cơ nâng hậu môn và tái tạo tầng sinh môn. Phẫu thuật sa sinh dục chủ yếu bằng đường âm đạo hơn là đường bụng. Ngoài cắt tử cung đơn thuần, nó còn tái tạo lại các thành âm đạo, vì vậy phẫu thuật trong sa sinh dục còn mang tính chất thẩm mỹ. Đây là ưu điểm chủ yếu mà phẫu thuật đường bụng không thể thực hiện được.
Các phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật điều trị sa sinh dục nữ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!