Bác sĩ: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Chuyên khoa: Hô hấp
Năm kinh nghiệm: 7 năm
Bệnh sán máng phổi (hay thường được gọi là sán máng, sốt ốc, sốt Katayama hay bệnh bilharzia) do một số loài sán thuộc giống Schistosoma gây ra. Căn bệnh sán máng phổi ở người thường xuất hiện ở những đối tượng tiếp xúc nhiều với nước như ngư dân, nông dân. Ngoài ra, tỉ lệ người mắc bệnh sán máng phổi được xác định ở trẻ em rất cao, đặc biệt là những em đến từ các vùng nước ngọt.
Sán máng phổi hay thường được gọi là sán máng, sốt ốc, sốt Katayama hay bệnh bilharzia
Bệnh sán máng phổi ở người chủ yếu hình thành từ 3 loài sán là S.mansoni, S.haematobium và S.japonicum. Các loài sán này có thể dễ dàng thâm nhập vào cơ thể thông qua làn da, cụ thể thì những con ấu trùng sán sẽ tiếp xúc với da và tìm cách chui vào bên trong cơ thể và phát triển, sinh sản rồi gây bệnh lây lan ra khắp cơ thể.
Sán máng phổi được xem là căn bệnh có thể không nguy hại trực tiếp đến tính mạng, thế nhưng những ảnh hưởng mà bệnh gây ra lại rất nghiêm trọng. Bệnh có thể được chữa trị khỏi nếu kịp thời phát hiện và có phương pháp điều trị hợp lý. Trong nhiều trường hợp bệnh nhân không được điều trị bệnh dẫn tới dạng mạn tính mà lây lan gây ảnh hưởng đến các hệ cơ quan khác, thậm chí gây nên chứng chậm phát triển ở trẻ em (cả về thể chất và trí tuệ). Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể người bệnh không xuất hiện bất kỳ triệu chứng bệnh nào bất thường cho tới khi bệnh đã trở nặng hoặc chủ quan với những triệu chứng bệnh xuất hiện thoáng qua.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh sán máng hay tình trạng sán máng phổi chủ yếu đến từ việc thâm nhập vào cơ thể của những loài sán thuộc giống Schistosoma, đặc biệt phải nhắc tới 3 loại sán gây hại nhiều nhất là S.mansoni, S.haematobium và S.japonicum. Những loài sán này có thể dễ dàng thâm nhập vào cơ thể và gây bệnh thông qua việc chui qua lớp da. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh sán máng phổi bạn cần phải hiểu chu trình sinh nở, phát triển và khả năng gây hại cho cơ thể của các loài sán này.
Chu kỳ phát triển của sán máng
Hầu hết những bệnh nhân khi bị ấu trùng sán máng tiếp xúc với da và chui vào cơ thể sẽ rất khó phát hiện ra bệnh ngay lập tức bởi những triệu chứng rất mơ hồ. Cảm giác ngứa ngáy vùng da khi bị sán máng xâm nhập chỉ xuất hiện thoáng qua nên rất khó để xác định đấy là một triệu chứng bệnh. Sau khi sán máng xâm nhập vào cơ thể và phát triển một thời gian thì các triệu chứng bệnh mới xuất hiện rõ ràng hơn.
Triệu chứng bệnh nhân nhiễm sán máng là ngứa, phát ban
Làn da người bệnh có thể xuất hiện ban đỏ và có cảm giác hơi ngứa khi sán xâm nhập vào cơ thể qua da. Sau khoảng 2 tuần sán máng phổi phát triển trong cơ thể con người thì các triệu chứng rõ ràng đầu tiên có thể xuất hiện. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh thường không quá rầm rộ vì vậy người bệnh cũng có thể bỏ qua và không tìm hiểu nguyên nhân bệnh. Ho, sốt, ớn lạnh, nổi hạch, đau bụng và tiêu chảy là những triệu chứng bệnh ban đầu của bệnh sán máng phổi. Một số triệu chứng bệnh khác cũng khá phổ biến như: Tiểu tiện buốt, tiểu rắt, đi ngoài phân có màu đen, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, tê chân, sưng gan và lá lách,... Tùy thuộc vào mức độ phát triển của bệnh cũng như tình trạng bệnh lý nền mà bệnh nhân đang có mà mỗi đối tượng bệnh sẽ có những triệu chứng bệnh khác nhau. Những trường hợp bệnh đã chuyển biến khá nặng thì người bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, ho kéo dài và thậm chí có kèm máu, đại tiện có máu, ngất xỉu,...
Người bệnh bị sán máng phổi có thể được chia làm 2 dạng: Cấp tính và mãn tính.
- Ở dạng cấp tính người bệnh thường ít gặp phải những triệu chứng bệnh quá nghiêm trọng cho nên việc phát hiện và chữa trị bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn.
- Khi bệnh đã chuyển biến sang dạng mạn tính thì mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe sẽ cao hơn, nguy cơ gặp phải các biến chứng như: Gầy sút cân do tiêu hóa thường xuyên gặp vấn đề, hình thành các khối u ruột dạng polyp, tăng áp lực tĩnh mạch cửa và hệ thống tĩnh mạch ở phổi, đại tiện hay tiểu tiện kèm máu,...
Biến chứng gầy sút cân do tiêu hóa có vấn đề ở bệnh nhân nhiễm sán máng
Một số trường hợp nặng hơn người bệnh sán máng phổi có thể sẽ bị mắc phải các căn bệnh khác do biến chứng như: Bệnh viêm cầu thận, viêm bàng quang, viêm đài thận, sỏi thận, suy thận,... hay các bệnh lý về đại tràng, gan, sinh dục, thần kinh. Trường hợp người bệnh bị mắc bệnh sán máng phổi gây biến chứng đến hệ thần kinh là không nhiều thế nhưng mức độ nguy hiểm lại rất cao: Viêm thần kinh thị giác, động kinh, viêm tủy cắt ngang,...
Bệnh sán máng phổi là một căn bệnh dạng ký sinh trùng gây ra vì vậy khả năng lây truyền trực tiếp từ người sang người là không thể nhưng có thể lây truyền gián tiếp. Như bạn đã biết thì sán máng có thể dễ dàng phát triển trong môi trường nước ngọt hoặc nước lợ, đặc biệt là những nơi có nguồn nước tự nhiên như đồng ruộng, ao hồ, mương rạch hay sông ngòi. Chính vì vậy, những người có tiếp xúc với những nguồn nước có chứa ấu trùng sán máng thì rất có thể sẽ bị nhiễm bệnh. Mà ấu trùng sán máng lại có thể bắt nguồn từ chất thải của những người mắc bệnh sán máng phổi.
Bất kỳ ai cũng có khả năng mắc bệnh sán máng phổi. Tuy nhiên, căn bệnh này phát triển do một số loài sán từ nước ngọt ký sinh trùng, chính vì vậy những nhóm người sau đây thường được xem là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường:
Nông dân thường xuyên tiếp xúc nguồn nước ngọt tự nhiên như ao hồ, mương rạch,... là đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm sán máng
Các biện pháp phòng ngừa bệnh sán máng phổi được khuyến cáo từ các chuyên gia y tế như sau:
Tẩy giun định kỳ giúp phòng ngừa bệnh giun sán
Để có thể lựa chọn được phương pháp điều trị bệnh tốt nhất thì việc chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh cần được chú ý hơn cả. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phải kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu nhận biết bệnh sớm nhất có thể và tìm tới sự trợ giúp từ các y bác sĩ có chuyên môn.
Cũng giống như một số căn bệnh về ký sinh trùng khác, bệnh sán màng phổi cần được chẩn đoán thông qua 2 bước đó là: chẩn đoán xác định có bệnh và chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý có triệu chứng gần giống.
Xét nghiệm máu chẩn đoán bệnh sán máng
Để chẩn đoán sán máng phổi, các bác sĩ tại BVĐK MEDLATEC sẽ sử dụng các phương pháp như chụp cắt lớp 1218 dãy, xét nghiệm ELISA, xét nghiệm đờm,... để đem lại kết quả chính xác nhất.
Bệnh sán máng phổi có thể được chữa trị khỏi bởi thuốc. Một số loại thuốc được các bác sĩ chỉ định điều trị bệnh như sau:
- Loại thuốc điều trị sán máng phổi thường được chỉ định sử dụng nhiều nhất là thuốc Praziquantel. Đây là loại thuốc có khả năng điều trị khỏi bệnh sán máng phổi được coi là tốt nhất hiện nay, với tỷ lệ khỏi bệnh lên tới 85 - 90%. Liều dùng sẽ là 40mg/kg vào mỗi lần uống thuốc. Mặc dù loại thuốc này được cho là rất hiệu quả thế nhưng người bệnh vẫn có nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn mửa, da bị mẩn ngứa và tiêu chảy. Ngoài ra, thuốc cũng chống chỉ định với những người có hệ miễn dịch đã bị suy giảm, những trường hợp dị ứng với các thành phần của thuốc hoặc những phụ nữ đang mang thai.
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để điều trị sán máng
- Một số loại thuốc điều trị sán máng phổi khác có thể được chỉ định sử dụng, tuy có hiệu quả không cao bằng thuốc Praziquantel. Thuốc Oxamniquin được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân bị sán máng tại đường ruột, chủ yếu là accs loài sán máng châu Mỹ và châu Phi. Thuốc Metrifonat được chỉ định cho bệnh nhân bị sán máng bàng quang. 2 loại thuốc này ít phổ biến hơn nhưng lại mang kết quả cao hơn trong các trường hợp mắc sán máng ở ruột và bàng quang. Ngoài ra, người bệnh sẽ không được uống cùng lúc nhiều loại thuốc cùng lúc, hiệu quả chữa bệnh không những không cao mà còn có nguy cơ gặp phải nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Song song với việc điều trị bệnh sán máng phổi bằng thuốc đặc trị thì các bác sĩ cũng chỉ định bệnh nhân cần chữa trị các bệnh lý có liên quan. Đặc biệt chú ý đến tình trạng phát bệnh sán máng phổi ở trẻ em bởi biến chứng mà bệnh gây ra rất nghiêm trọng. Kết hợp với đó và thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh có cả gia đình nhằm hạn chế nguy cơ mắc bệnh cũng như nguy cơ lây bệnh gián tiếp.
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!