Bác sĩ: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Chuyên khoa: Sản khoa
Năm kinh nghiệm: 10 năm
Con cái là sợi dây gắn kết tình cảm trong cuộc hôn nhân của cặp vợ chồng. Tuy nhiên, rất nhiều cặp vợ chồng đã không có được sự may mắn đó, họ khao khát có được đứa con, nhưng người vợ cứ có thai là lại bị sảy thai. Nhiều cặp vợ chồng đã phải rơi vào buồn phiền, stress, bế tặc, thậm chí cuộc sống hôn nhân bị đổ vỡ. Vậy sảy thai liên tiếp nhiều lần do những nguyên nhân nào, hướng điều trị và phòng ngừa như thế nào?.
Sảy thai liên tiếp là gì?
Sảy thai :Các mẹ bầu có thể hiểu đơn giản như sau: Hiện tượng mà thai bị đẩy ra ngoài buồng tử cung trước 20 tuần tuổi thai thì được gọi là sảy thai. Ước khoảng chiếm trên 15% trong tổng số phụ nữ có thai.
Hiện tượng mà thai bị đẩy ra ngoài buồng tử cung trước 20 tuần tuổi thai thì được gọi là sảy thai
Sảy thai liên tiếp: sảy thai trước kế tiếp sảy thai sau, đa phần xảy ra trong tam cá nguyệt thứ nhất.
Trong thực tế thấy rằng, sảy thai liên tiếp là do nguyên nhân nào xác định là rất khó. Những nguyên nhân có thể kể đến như:
- Rối loạn các cặp nhiễm sắc thể được coi là nguyên nhân hay xảy ra nhất trong số các nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp hiện tại đã được biết đến, thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ, như: thừa hoặc thiếu nhiễm sắc thể.
- Rối loạn hormon nội tiết tố nữ của người mẹ, đặc biệt là thiếu hụt Progesteron (là hormon có tác dụng nuôi dưỡng thai.)
- Mẹ lớn tuổi mang thai lần đầu (trên 35 tuổi)
Mẹ lớn tuổi mang thai lần đầu ( trên 35 tuổi)
- Rối loạn yếu tố tự miễn dịch : người mẹ có hội chứng antiphospholid dương tính gây rối loạn quá trình truyền máu, các chất dinh dưỡng từ mẹ sang thai nhi khiến thai nhi ngừng phát triển
- Mẹ thiếu hụt yếu tố đông máu di truyền (gen đông máu Thrombophila)
- Mẹ mắc các bệnh lý nội khoa chưa được điều trị ổn định trước khi mang thai: bệnh lý tiểu đường, tuyến giáp, giảm tiểu cầu, tăng huyết áp,…
- Mẹ có tử cung có bất thường về hình thái và cấu trúc như : vách ngăn trong tử cung, u xơ tử cung, polyp buồng tử cung, hở eo cổ tử cung,…
- Mẹ mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn, nhiễm trùng khi mang thai như: mẹ bị giang mai, lậu cầu, chlamydia,.., nhiễm trùng cấp tính do virus Rubella, Toxoplasma, CMV
- Tinh trùng bất thường từ người bố: tinh trùng bị đứt gãy nhiều, dị tật.
- Yếu tố môi trường: mẹ nghiện rượu, bia, hút thuốc lá nhiều..thường xuyên căng thẳng stress kéo dài, chế độ dinh dưỡng kém.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, có đến khoảng 75% các trường hợp có sảy thai liên tiếp không xác định được nguyên nhân vẫn sẽ có thai lại mà không cần phải hỗ trợ điều trị can thiệp gì.
- Chế độ ăn
Để có được một cơ thể khỏe mạnh thì chế độ dinh dưỡng khoa học và đầy đủ là rất cần thiết, đặc biệt đối với người phụ nữ khi trước khi mang thai hoặc đang mang thai thì càng cần thiết hơn. Ngoài có một chế độ ăn uống đầy đủ và khoa học, mẹ bầu cũng cần phải bổ sung axit folic và viên sắt chống thiếu máu bằng đường uống. Những thực phẩm này có tác dụng giúp cơ thể mẹ bầu tránh bị thiếu máu trong suốt quá trình mang thai, đồng thời thiếu axit folic là nguyên nhân gây khuyết tật ống thần kinh, gây thiếu dinh dưỡng cho thai nhi và có thể dẫn đến hiện tượng sảy thai liên tiếp.
Một chế độ dinh dưỡng khoa học và đầy đủ là rất cần thiết
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Để có một cơ thể khỏe mạnh cũng như phát hiện sớm bệnh lý bất thường thì việc đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên là rất quan trọng. Đối với phụ nữ đang có kế hoạch có thai mà có tiền sử đã từng bị sảy thai hoặc phụ nữ đang mang thai thì càng quan trọng hơn, việc kiểm tra sức khỏe người mẹ cũng như sức khỏe thai nhi nên được thực hiện ở những cơ sở y tế uy tín và đặc biệt phải có chuyên khoa sản. Việc kiểm tra sẽ giúp bác sỹ phát hiện được những nguyên nhân có thể gây sảy thai cũng như sảy thai liên tiếp để điều trị sớm, dự phòng các nguyên nhân và có những lời khuyên xác thực nhất. Ví dụ : một trong những nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp thường gặp là do rối loạn nhiễm sắc thể, bác sỹ sẽ tiến hành xét nghiệm nhiễm sắc thể cho cả 2 vợ chồng, nếu có bất thường sẽ được tư vấn ảnh hưởng đến thai trong quá trình mang thai như thế nào, đưa ra các phương pháp điều trị và lựa chon phương pháp điều trị nào hiệu quà, phù hợp nhất với hoàn cảnh của 2 vợ chồng.
- Thai có các dấu hiệu bất thường: Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu thấy có các dấu hiệu bất thường xuất hiện như : đau bụng, ra máu âm đạo( dù ít hay nhiều), sốt, huyết áp ca,… cần phải đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra.
- Vấn đề quan hệ tình dục và vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài khi có thai: Không nên quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ vì dễ gây sảy thai. Sử dụng các phương pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục. Sử dụng nước sạc để vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài khi mang thai. Kiểm tra phụ khoa nếu cảm thấy khó chịu ở vùng kín và ra nhiều khí hư bất thường.
- Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn: Mẹ bầu không nên làm các việc nặng như: bê vác, xách nặng,…nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, có thể thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi,…phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Luôn giữ một tâm trạng thoải mái, có những suy nghĩ tích cực và tốt đẹp trong cuộc sống tương lai .Tránh những cảm xúc mạnh, đột ngột hoặc căng thẳng kéo dai. Đồng thời, không uống rượu, không hút thuốc lá và không dùng những chất kích thích khác.
- Nên lựa chọn những trang phục hoặc, giầy dép rộng rãi, thoải mái. Không mặc những bộ quần hay áo chật, bó sát, không được đi dép hoặc giày cao gót để tránh bị ngã.
- Nếu mẹ bầu đang điều trị bệnh lý nào khác cần có ý kiến của bác sỹ chuyên khoa trong việc dùng thuốc kể cả là các thuốc bổ cho bà bầu. Không nên tự ý bỏ thuốc hoặc tăng liều lượng sử dụng. Đối với thuốc bổ nên uống theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ.
Khai thác về tiền sử
- Bác sỹ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn cung cấp các thông tin về những lần có thai (kể cả sảy thai và không sảy thai ) trước đó như : tuổi thai thường hay bị sảy và các tính chất của thai như: đã có phôi thai hay tim thai hay chưa?, các xét nghiệm đã được thực hiện trước đó, đặc biệt là xét nghiệm nhiễm sắc thể của thai và nhiễm sắc thể của bố và mẹ.
- Tiền sử có thực hiện các thủ thuật phụ khoa có liên quan đến buồng tử cung và vòi trứng hay không? Hoặc tiền sử khám tử cung trước đó có phát hiện gì bất thường không? Tính chất chu kỳ kinh nguyệt?
- Thói quen sử dụng rượu, thuốc lá, hoặc các chất độc hại khác.
- Tiền sử có mắc các bệnh lý nền như: tiểu đường, rối loạn chức năng tuyến giáp, rối loạn đông máu…đã được điều trị ổn định chưa, hay đang tiếp tục điều trị. Những loại thuốc đang được sử dụng.
Khám lâm sàng
- Bao gồm một đánh giá sức khỏe toàn diện như : chỉ số BMI, đo huyết áp, hình thái tuyến giáp, rậm lông, vú tiết sữa…
- Khám phụ khoa đánh giá hình thái tử cung, âm đạo, âm hộ,…
Cận lâm sàng: Các xét nghiệm và phương pháp thăm dò cần thực hiện như:
- Xét nghiệm nhiễm sắc thể cho cả 2 vợ chồng
Xét nghiệm nhiễm sắc thể cho cả 2 vợ chồng
- Hội chứng antiphospholipg
- Gen đông máu Thrombophila
- Xét nghiệm nội tiết tố nữ
- Sàng lọc các bệnh lý nội khoa có liên quan như: tiểu đường, chức năng tuyến giáp, tổng phân tích máu, chức năng gan, thận,…
- Các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng như : HIV, giang mai, lậu, chlamydia, rubella, toxoplasm, CMV,…
- Xét nghiệm tình trạng đứt gãy hoặc dị tật tinh trùng của người chồng
- Siêu âm tử cung-phần phụ qua ngả âm đạo
- Siêu âm bơm nước buồng tử cung nếu có nghi ngờ polyp buồng tử cung
- Chụp Xquang tử cung - vòi trứng đánh giá hình thái tử cung cũng như sự thông thoáng của 2 vòi trứng
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) tiểu khung nếu có nghi ngờ hình thái tử cung - buồng trứng bất thường.
- Nội soi thăm dò buồng tử cung: có được những hình ảnh chi tiết về tử cung và buồng tử cung.
Việc điều trị với mục đích là bảo vệ thành công thai nhi trong suốt thai kỳ và quá trình sinh, sau sinh bình thường. Thì điều quan trọng nhất là phải xác định được những nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp và căn cứ vào đó để điều trị.
- Phẫu thuật sửa chữa những bất thường về hình thái tử cung như: tử cung có vách ngăn nên tiến hành nội soi buồng tử cung cắt vách ngăn
- Phẫu thuật bóc tách u xơ tử cung trong trường hợp u xơ nằm ngay dưới niêm mạc tử cung hoặc u xơ có kích thước lớn gây biến dạng hình thái buồng tử cung. Phẫu thuật có thể bao gồm mổ hở, nội soi buồng tử cung
- Nội soi tách dính buồng tử cung trong trường hợp có dính buồng tử cung hoặc có polyp buồng tử cung
- Liệu pháp kháng đông trong trường hợp mẹ có hội chứng kháng phospholipid: kết hợp aspirin liều thấp và heparin trọng lượng phân tử thấp có ý nghĩa làm giảm tỷ lệ sẩy thai liên tiếp
- Điều chỉnh các rối loạn hormon nội tiết tố nữ: Sử dụng Progesteron đường uống, hoặc đặt âm đạo hoặc tiêm bắp
- Điều trị dứt điểm hoặc ổn định các bệnh lý nội khoa trước khi có thai
- Kháng sinh điều trị các tác nhân gây nhiễm trùng như: viêm nhiễm đường âm dạo- cổ tử cung, các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục như: lậu, giang mai, chlamydia
- Nếu bố mẹ có bất thường về nhiễm sắc thể, nên cần sự hỗ trợ tư vấn từ các chuyên gia di truyền học để có nhưng thông tin về bất thường nhiễm sắc thể ở những lần có thai sau hay không, tỷ lệ khoảng bao nhiêu phần trăm?cần phải làm gì để hạn chế được tỷ lệ đó?. Các chuyên gia di truyền học sẽ căn cứ vào sự bất thường nhiễm sắc thể của bố mẹ sẽ khuyến cáo tiếp tục để có thai tự nhiên, hoặc xin trứng, xin tinh trùng hay không nên có thai nữa.
- Nếu bố mẹ có bất thường nhiễm sắc thể nhưng vẫn tiếp tục mang thai, trong quá trình theo dõi thai cần phải thực hiện các phương pháp chẩn đoán trước sinh (chọc ối, sinh thiết gai nhau) để xác định bất thường nhiễm sắc thể thai nhi
- Chẩn đoán di truyền tiền phôi trước khi cấy (PGD) được thực hiện trong thụ tinh trong ống nghiệm giúp phát hiện bất thường về di truyền và loại bỏ những phôi bị lỗi đó, nhờ đó hạn chế được tỷ lệ sẩy thai ở những cặp vợ chồng bị sảy thai liên tiếp
- Các biện pháp hỗ trợ sinh sản: Thụ tinh ống nghiệm kết hợp với sàng lọc PGD
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!