Bác sĩ: ThS.BS Trần Minh Dũng
Chuyên khoa: Tai mũi họng - Tai Mũi Họng
Năm kinh nghiệm:
Tóc rụng từng mảng (Alopecia Areata) là một dạng rụng tóc không sẹo, nghĩa là nang tóc không bị tổn thương vĩnh viễn và tóc có thể mọc lại theo thời gian. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường khởi phát triệu chứng trước tuổi 40, với khoảng 40% bệnh nhân xuất hiện trước 20 tuổi.
Bênh có thể tự hồi phục hoặc tiến triển nặng hơn theo thời gian. Việc điều trị sớm có thể giúp kiểm soát tình trạng rụng tóc và thúc đẩy quá trình mọc tóc trở lại.
Tóc rụng từng mảng mặc dù không nguy hiểm đến sức khoẻ, nhưng ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và thẩm mỹ của người bệnh
Tóc rụng từng mảng xảy ra khi hệ miễn dịch nhầm lẫn và tấn công vào các nang tóc đang trong giai đoạn phát triển (anagen), khiến chúng chuyển sang giai đoạn thoái hóa (catagen) và nghỉ ngơi (telogen) sớm hơn bình thường. Điều này dẫn đến sự rụng tóc đột ngột và ức chế quá trình mọc tóc mới.
Các cơ chế gây bệnh liên quan bao gồm:
Tóc rụng từng mảng thường không có triệu chứng đau hay viêm nhiễm trên da đầu. Tuy nhiên, một số người có thể cảm thấy ngứa, châm chích hoặc bỏng rát ngay trước khi tóc rụng.
Khoảng 10-20% bệnh nhân có bất thường ở móng tay và móng chân. Những dấu hiệu này có thể xuất hiện trước, trong hoặc sau khi rụng tóc và thường gặp hơn ở những người bị rụng tóc diện rộng. Các thay đổi ở móng bao gồm:
Ngoài rụng tóc, bệnh còn ảnh hưởng đến móng tay và móng chân người bệnh.
Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng vì làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Việc chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa trên thăm khám lâm sàng và tiền sử bệnh. Trong đa số trường hợp, bác sĩ có thể xác định bệnh chỉ bằng cách quan sát đặc điểm của tóc rụng, kiểm tra da đầu và móng tay. Tuy nhiên, nếu cần thiết, một số xét nghiệm có thể được thực hiện để loại trừ các nguyên nhân khác.
Bác sĩ sẽ hỏi về thời gian khởi phát, mức độ tiến triển và tiền sử rụng tóc trước đây. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ khai thác tiền sử gia đình vì khoảng 20% bệnh nhân có người thân mắc bệnh này. Các câu hỏi bác sĩ thường hỏi gồm:
Bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng da đầu và các vùng lông khác trên cơ thể để đánh giá mức độ và kiểu rụng tóc. Thử nghiệm kéo tóc có thể được thực hiện để đánh giá tình trạng rụng tóc đang hoạt động. Khi kéo nhẹ một nhúm tóc ở rìa vùng rụng tóc, nếu nhiều sợi tóc dễ dàng rời khỏi da đầu, có thể bệnh đang tiến triển.
Giúp phát hiện dấu hiệu đặc trưng như:
Trong trường hợp chẩn đoán không rõ ràng hoặc cần phân biệt với các dạng rụng tóc khác, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết da đầu. Một mẫu mô da nhỏ (4mm) sẽ được lấy từ rìa vùng rụng tóc để kiểm tra dưới kính hiển vi.
Do rụng tóc từng mảng có liên quan đến một số bệnh tự miễn, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm sau:
Rụng tóc từng mảng có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác, bao gồm:
Trong trường hợp nghi ngờ, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm bệnh lý tự miễn để tìm nguyên nhân gây bệnh.
Corticosteroid: Là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị rụng tóc từng mảng nhờ khả năng ức chế viêm và điều hòa miễn dịch:
Tiêm corticoid tại chỗ là phương pháp đầu tay cho hầu hết bệnh nhân mức độ nhẹ và trung bình.
Dùng các chất gây phản ứng dị ứng nhẹ lên da đầu để kích thích hệ miễn dịch và thúc đẩy mọc tóc. Thường áp dụng khi bệnh nhân bị rụng tóc diện rộng và không đáp ứng với các phương pháp khác. Điều trị cần duy trì trong nhiều tháng và có thể gây viêm da tiếp xúc.
Là nhóm thuốc mới có tác dụng điều hòa hệ miễn dịch, giúp điều trị rụng tóc từng mảng mức độ nặng. Nhóm thuốc này có thể giúp mọc tóc trở lại nhưng chưa có nhiều dữ liệu về hiệu quả lâu dài và tác dụng phụ.
Giảm căng thẳng, lo âu: Thiền, yoga, tập thể dục giúp ổn định tinh thần và hỗ trợ quá trình điều trị.
Chế độ ăn uống lành mạnh: Tăng cường thực phẩm giàu sắt, kẽm, vitamin D và protein.
Rụng tóc từng mảng không nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng đến tâm lý, gây lo âu, trầm cảm. Việc tham gia các nhóm hỗ trợ hoặc tư vấn tâm lý có thể giúp bệnh nhân thích nghi tốt hơn với tình trạng này.
Rụng tóc từng mảng là bệnh tự miễn có thể gây mất tóc đột ngột nhưng không gây tổn thương vĩnh viễn cho nang tóc. Dù chưa có phương pháp điều trị triệt để, nhưng nhiều biện pháp có thể giúp kích thích mọc tóc và kiểm soát bệnh. Việc kết hợp điều trị y khoa với chăm sóc tâm lý và điều chỉnh lối sống đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Nếu bạn bị rụng tóc kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Tài liệu tham khảo:
Messenger, A. G., & Craiglow, B. G. (2024). Alopecia areata: Clinical manifestations and diagnosis. In R. P. Dellavalle & M. Hordinsky (Eds.), UpToDate. Retrieved February 26, 2025, from https://www.uptodate.com/contents/alopecia-areata-clinical-manifestations-and-diagnosis?search=alopecia+areata&source=search_result&selectedTitle=2%7E58&usage_type=default&display_rank=2
Messenger, A. G. (2023). Alopecia areata: Management. In R. P. Dellavalle & M. Hordinsky (Eds.), UpToDate. Retrieved February 26, 2025, from https://www.uptodate.com/contents/alopecia-areata-management?search=alopecia%20areata&source=search_result&selectedTitle=1%7E58&usage_type=default&display_rank=1#H37
Levinbook, W. S. (2024). Alopecia Areata. In MSD Manual – Professional Version. Retrieved February 26, 2025, from https://www.msdmanuals.com/vi/professional/rối-loạn-da-liễu/các-bệnh-về-tóc/rụng-tóc-mảng
Caldwell, A., & McIntosh, J. (2024). Treatments, causes, and signs of alopecia areata. Medical News Today. Retrieved February 26, 2025, from https://www.medicalnewstoday.com/articles/70956#treatment
Lepe, K., Syed, H. A., & Zito, P. M. (2024). Alopecia Areata. In StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing. Retrieved February 26, 2025, from https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK537000/
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!