Từ điển bệnh lý

U ác thực quản : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan U ác thực quản

Thực quản có dạng một đường ống chứa các chất lỏng và thức ăn đi từ hầu (họng) xuống dạ dày. Trong quá trình thức ăn di chuyển qua thực quản thì các tuyến trong thực quản sẽ tiết ra một loại chất nhầy giúp thức ăn có thể dễ dàng di chuyển xuống dạ dày. Ống thực quản có độ dài có thể lên tới 25cm ở người trưởng thành.

Ung thư thực quản là bệnh ung bướu nguy hiểm, được hình thành từ việc nhân lên của tế bào đột biến gen 

Ung thư thực quản là bệnh ung bướu nguy hiểm, được hình thành từ việc nhân lên của tế bào đột biến gen 

Các khối u hình thành từ việc nhân lên của các tế bào đột biến gen, chúng sẽ phát triển liên tục không theo sự kiểm soát của cơ thể và hình thành các khối u gây cản trở hoạt động của các cơ quan có liên quan. Các khối u ác thực quản thường được hình thành từ các tế bào biểu mô ở thực quản và sau đó sẽ xâm lấn dần sang các tổ chức xung quanh.

Ung thư thực quản là một căn bệnh khá phổ biến trong nhóm các bệnh lý thường gặp ở hệ tiêu hóa. Hầu hết bệnh nhân ung thư thực quản rất khó phát hiện ra bệnh từ giai đoạn sớm vì vậy việc xử lý các khối u cũng gặp rất nhiều khó khăn.


Nguyên nhân U ác thực quản

Sự hình thành các khối u lành tính hoặc ác tính rất khó để có thể tìm hiểu được nguyên nhân chính xác gây ra. Tuy nhiên, dựa theo các nghiên cứu y học kết hợp với tiền sử bệnh án của những bệnh nhân ung thư thực quản thì các chuyên gia đã chỉ ra các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như sau:

Độ tuổi có ảnh hưởng đến nguy cơ bị ung thư thực quản: Hầu hết các trường hợp bệnh nhân bị ung thư thực quản đều được phát hiện ở nam giới với độ tuổi đã cao (ngoài 60 tuổi).

Sự hình thành các khối u lành tính hoặc ác tính rất khó để có thể tìm hiểu được nguyên nhân chính xác gây r

Sự hình thành các khối u lành tính hoặc ác tính rất khó để có thể tìm hiểu được nguyên nhân chính xác gây ra

Tính di truyền: Phần lớn các dạng bệnh ung thư đều có tính di truyền, và tất nhiên ung thư thực quản cũng không ngoại lệ. Đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán có khối u ác thực quản khi phát hiện người thân trong gia đình mắc bệnh (đặc biệt là từ người bố).

Thuốc lá và rượu: Hai yếu này chính là tác nhân gây nên rất nhiều căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt ảnh hưởng đến hệ hô hấp và tiêu hóa. Các tổn thương từ việc hút thuốc lá thường xuyên và kết hợp uống rượu sẽ làm bàn đạp cho các tế bào ung thư phát triển mạnh mẽ hơn nhiều lần.

Tiền sử ung thư: Trường hợp bệnh nhân từng được chẩn đoán có khối u tại vùng đầu và cổ có khả năng cao sẽ phát triển thêm 1 khối u trong khu vực tiêu hóa (bao gồm ung thư thực quản).

Bệnh lý nền: Người bệnh đã từng hoặc đang mắc các bệnh lý viêm nhiễm đường tiêu hóa đều có nguy cơ bị ung thư thực quản, Barrett thực quản và một số căn bệnh viêm nhiễm mạn tính.


Triệu chứng U ác thực quản

Những triệu chứng ung thư thực quản thường gặp nhất là:

Nuốt nghẹn: Ở những giai đoạn sớm của ung thư thực quản, khối u mới hình thành nhưng cũng có thể làm cản trở một phần quá trình thức ăn đi qua. Khối u hình thành không chỉ làm tổn thương phần thực thể chứa khối u mà còn kèm theo các triệu chứng viêm nhiễm khác, do đó người bệnh thường bị đau và khó nuốt (đặt biệt đối với những loại thực phẩm đặc hoặc cứng).

Dấu hiệu đau tức khi nuốt nghẹn là biểu hiện của ung thư thực quản 

Đau họng: Thương tổn trong ống thực quản sẽ gây ra các cơn đau khi người bệnh cố gắng nuốt thức ăn. Các cơn đau có thể lan rộng sang cả vùng phía sau xương ức, lưng hoặc xương bả vai khi bệnh đã tiến triển nặng hơn.

Ho, nôn (có thể kèm máu): Tình trạng ho hoặc nôn có kèm máu đặc biệt nguy hiểm, do đó người bệnh cần phải tới bệnh viện sớm nhất có thể khi xuất hiện triệu chứng bệnh này. Ho ra máu không chỉ là dấu hiệu tổn thương thực quản mà còn là dấu hiệu nhận biết rất nhiều căn bệnh nguy hiểm, chính vì vậy các bác sĩ cũng cần lựa chọn các phương pháp chẩn đoán phù hợp nhất để đảm bảo không bỏ sót nguyên nhân bệnh lý nào.

Một số triệu chứng không phổ biến khác cũng cần được chú ý như: Khàn tiếng, tiết nhiều nước bọt hơn bình thường, ho kéo dài, xuất hiện nhiều nếp nhăn hơn bình thường ở mặt và tay, da bị sạm khô, sút cân nhanh,...


Các biến chứng U ác thực quản

Mức độ nguy hiểm của ung thư thực quản sẽ tăng dần theo giai đoạn phát triển của bệnh:

Giai đoạn I: Khối u mới hình thành trên bề mặt thành thực quản, người bệnh hầu như không xuất hiện triệu chứng nguy hiểm gì.

Giai đoạn II: Khối u đã bắt đầu xâm lấn sâu hơn trong thực quản, có thể đã bắt đầu xâm lấn tới các tổ chức bạch huyết gần.

Giai đoạn III: Khối u đã xâm lấn sâu bên trong thành thực quản, các tổ chức bạch huyết cạnh thực quản cũng đã bị xâm lấn. Tuy nhiên, khối u chưa xâm lấn đến các bộ phận khác trên cơ thể.

Giai đoạn IV: Hầu hết các bộ phận trong cơ thể đều có nguy cơ bị xâm lấn, đặc biệt là phần gan, phổi, xương và cả não bộ.

Nếu bệnh nhân ung thư thực quản được phát hiện bệnh từ giai đoạn I hoặc II thì quá trình điều trị hầu như không gặp khó khăn gì, tiên lượng sống cũng sẽ cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nguy cơ tử vong rất cao nếu ung thư đã chuyển biến sang giai đoạn cuối khi các bộ phận khác trên cơ thể đã bị xâm lấn do di căn ung thư. Khả năng xử lý toàn bộ các khối u di căn là cực kỳ khó khăn và đòi hỏi thiết bị y tế hiện đại, bác sĩ điều trị có kỹ thuật cao và tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh.

 


Đường lây truyền U ác thực quản

Sự hình thành các khối u lành tính hay ác tính đều bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có nguyên nhân đến từ các yếu tố ngoại cảnh tác động, các bệnh lý nền nghiêm trọng, các yếu tố về tuổi tác hay thậm chí không có nguyên nhân cụ thể nào. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân bị ung thư thực quản được chẩn đoán là do di truyền từ bố mẹ.


Phòng ngừa U ác thực quản

Một số biện pháp phòng ngừa nguy cơ bị ung thư thực quản:

Hạn chế sử dụng rượu bia, đặc biệt đối với người lớn tuổi.

Hạn chế sử dụng rượu bia, đặc biệt đối với người lớn tuổi

Hạn chế sử dụng rượu bia, đặc biệt đối với người lớn tuổi

Không hút thuốc lá hoặc các loại chất cấm tương tự.

Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều loại thực phẩm xanh chứa vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất. Không nên ăn các thực phẩm đã được chế biến nhiều lần, chứa nhiều dầu mỡ động vật,...

Điều chỉnh cách ăn uống khoa học, nhai và nuốt từ từ, hạn chế ăn đồ ăn quá nóng hoặc cứng vì dễ gây tổn thương đường tiêu hóa.

Tập luyện thể dục thể thao đều đặn cũng sẽ nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng, loại bỏ các yếu tố gây bệnh.

Bệnh nhân mắc các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp hoặc tiêu hóa cần phải điều trị dứt điểm, tránh tình trạng bệnh chuyển biến dạng mạn tính.

Bệnh nhân có tiền sử bị ung thư cần phải thăm khám định kỳ theo sự hướng dẫn của các y bác sĩ điều trị, dự phòng trước khi có những rủi ro không may xảy ra.


Các biện pháp chẩn đoán U ác thực quản

Ung thư thực quản sẽ được chỉ định điều trị bằng các phương pháp khác nhau tùy theo loại tế bào có liên quan như: Ung thư thế bào tuyến, ung thư tế bào vảy và một số dạng ung thư khác ít gặp hơn (tế bào mầm, hạch, sarcoma, tế bào nhỏ,...). Chính vì vậy, phương pháp chẩn đoán bệnh sẽ vô cùng quan trọng trong việc xác định loại tế bào bị ung thư và giai đoạn phát triển của khối u.

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ khám lâm sàng các triệu chứng bệnh hiện có kết hợp với tìm hiểu tiền sử mắc bệnh và các bệnh lý nền hiện có. Nếu có triệu chứng nghi ngờ ung thư thực quản thì sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán xác định.

Một số phương pháp được thực hiện nhằm chẩn đoán ung thư thực quản là:

Nội soi thực quản: Xác định các vùng tổn thương do khối u gây ra đồng thời lấy mẫu tế bào để thực hiện sinh thiết.

Nội soi thực quản: Xác định các vùng tổn thương do khối u gây ra đồng thời lấy mẫu tế bào để thực hiện sinh thiết.

Nội soi thực quản xác định các vùng tổn thương do khối u gây ra đồng thời lấy mẫu tế bào để thực hiện sinh thiết.

Sinh thiết: Xác định có tế bào ung thư hay không

Chụp X-quang vùng thực quản: Bệnh nhân có thể được chỉ định uống một loại chất lỏng có tên Bari nhằm làm tăng chất lượng hình ảnh chụp X-quang, phạm vi bị tổn thương sẽ hiện rõ ràng hơn.

Ngoài ra, các bác sĩ có thể dựa vào tình trạng phát triển của khối u và chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm toàn thân nhằm kiểm tra di căn ung thư.


Các biện pháp điều trị U ác thực quản

Hiện nay với nền y học cực kỳ phát triển thì các phương pháp điều trị ung thư cũng đa dạng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp điều trị nào phù hợp nhất còn phải phụ thuộc vào các yếu tố như: Kích thước của khối u, độ xâm lấn của khối u tới các tổ chức xung quanh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân (bệnh lý nền, triệu chứng nặng của bệnh, cơ địa, dị ứng,...).

Phẫu thuật loại bỏ tế bào ung thư: Toàn bộ khối u sẽ được cắt bỏ bằng phương pháp này. Đồng thời, để đảm bảo loại bỏ được hoàn toàn các tế bào ung thư và các tế bào đã bị hư hỏng thì bệnh nhân sẽ được chỉ định cắt bỏ một phần (hoặc toàn bộ) ống thực quản, các tổ chức có liên quan bị tổn thương và các tổ chức bạch huyết lân cận.

Xạ trị: Phương pháp này có thể được thực hiện đơn độc để loại bỏ toàn bộ các tế bào ung thư hoặc tiến hành sau phẫu thuật nhằm sàng lọc các tế bào ung thư còn sót. Trong một số trường hợp khối u quá lớn hoặc có vị trí không thuận lợi cho việc phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng biện pháp hóa trị kết hợp với xạ trị nhằm thu nhỏ thể tích khối u và ngăn ngừa sự phát triển lây lan.

Hóa trị: Sử dụng các loại hóa chất nhằm tiêu diệt các khối u có thể được thực hiện trên toàn bộ cơ thể khi phát hiện có di căn ung thư hoặc thực hiện bằng đường tĩnh mạch. Hóa trị có thể được thực hiện đơn thuần khi người bệnh không đủ điều kiện thực hiện phẫu thuật, hoặc được tiến hành như một bước tiền điều trị bằng phẫu thuật, hoặc kết hợp điều trị với xạ trị cùng lúc.

Sử dụng các loại hóa chất nhằm tiêu diệt các khối u có thể được thực hiện trên toàn bộ cơ thể

Sử dụng các loại hóa chất nhằm tiêu diệt các khối u có thể được thực hiện trên toàn bộ cơ thể

Sử dụng tia laser trong điều trị ung thư thực quản: Phương pháp này tuy mới nhưng kết quả mang lại khá cao bằng việc thông qua ánh sáng với tần số cao nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Các tổ chức bị ung thư và những vùng bị tắc nghẽn đều có thể được xử lý nhanh và hiệu quả.

Điều trị ung thư thực quản bằng quang động học: Phương pháp sử dụng các loại thuốc có khả năng hấp thụ bởi các tế bào ung thư.

Liệu pháp miễn dịch tự thân: Phương pháp này khá mới mẻ và chưa thực sự phổ biến ở nước ta, tuy nhiên kết quả điều trị các bệnh ung thư bằng liệu pháp miễn dịch tự thân đã được thực hiện rất nhiều trên thế giới và đem lại kết quả khá khả quan.

Người bệnh ung thư thực quản sau điều trị cần phải thực hiện kiêng cữ nghiêm ngặt để tình trạng sức khỏe có thể hồi phục một cách nhanh nhất. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc lá hay uống rượu bia sau khi điều trị ung thư, tuần thủ chế độ ăn uống mà bác sĩ chỉ định, sử dụng thuốc kháng viêm theo đơn đúng cách, tập luyện thể dục thể thao phù hợp với cơ thể để mau chóng hồi phục,...

Bên cạnh đó, bệnh nhân ung thư thực quản cần kiểm tra sức khỏe định kỳ theo chỉ định của bác sĩ điều trị nhằm kiểm tra các yếu tố ung thư tiềm ẩn do di căn từ thực quản. Theo số liệu thống kê thì có hơn một nửa số bệnh nhân ung thư thực quản sẽ xuất hiện thêm một khối u nữa trong hệ tiêu hóa.


Tài liệu tham khảo: 
  • Ung thư thực quản (Vinmec);
  • Triệu chứng ung thư thực quản (Bệnh viện ung bướu Hùng Việt);
  • U thư thực quản (Dieutri.vn);
  • Dấu hiệu sớm của ung thư thực quản (Bệnh viện 108);
  • Nguyên nhân và triệu chứng gây ung thư thực quản (Bệnh viện K).

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ