Từ điển bệnh lý

U lành của các tuyến nước bọt chính : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan U lành của các tuyến nước bọt chính

Các khối u tuyến nước bọt hầu hết xuất hiện ở dạng lành tính (chiếm khoảng 90% số ca mắc bệnh u tuyến nước bọt). Những khu vực có thường xuất hiện các khối u tuyến nước bọt là vùng mang tai, vùng dưới hàm và một số tuyến nước bọt phụ khác. Các khối u tuyến nước bọt lành tính thường phát triển chậm nhưng có di động, không gây cảm giác đau nhức nhiều, xuất hiện chủ yếu ở dạng nốt đặc ẩn dưới da hoặc niêm mạc.

U lành tuyến nước bọt chính là căn bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi từ 20 - 60 tuổi 

U lành tuyến nước bọt chính là căn bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi từ 20 - 60 tuổi 

U lành của các tuyến nước bọt chính thường xuất hiện nhiều ở độ tuổi từ 20 - 60 và có thể điều trị xử lý triệt để mà không để lại bất kỳ di chứng nào cho sức khỏe người bệnh.


Nguyên nhân U lành của các tuyến nước bọt chính

Trong tất cả các dạng khối u hình thành ở vùng đầu và cổ thì u tuyến nước bọt được xem là ít gặp nhất và ít gây hại nhất. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải phát hiện và điều trị bệnh nhằm xác định các khối u ở dạng lành tính hay ác tính, đồng thời xử lý tình trạng bệnh để tránh những tổn thương không đáng có sau này.

Hiện nay chưa có một thông tin cụ thể nào chỉ ra được nguyên nhân hình thành các khối u tuyến nước bọt. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng trường hợp ung thư tuyến nước bọt chỉ xảy ra khi các nhóm tế bào trong tuyến nước bọt phát triển nhanh một cách đột biến làm thay đổi nhóm DNA. Các tế bào bị đột biến sẽ không thể chết đi theo thời gian mà chúng vẫn tiếp tục nhân lên, dần dần sẽ tạo thành các khối u xâm lấn nhóm mô xung quanh. Các tế bào ung thư cũng có thể di căn tới các khu vực khác nhau trong cơ thể con người.

Mặc dù nguyên nhân chính gây ra các khối u tuyến nước bọt chưa được tìm thấy, thế nhưng các yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành bệnh có thể được thống kê. Dưới đây là các nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến nước bọt cao hơn bình thường:

  • U lành tuyến nước bọt có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng hầu hết các ca bệnh hiện có đều thuộc đối tượng người cao tuổi.
  • Nhóm người làm việc trong môi trường có tiếp xúc thường xuyên với cao su, amiăng,...
  • Những bệnh nhân từng mắc bệnh ung thư khu vực đầu và cổ đã được điều trị bệnh bằng bức xạ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tuyến nước bọt.
  • Bệnh nhân được điều trị I-131 cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị u tuyến nước bọt.
  • Nhóm đối tượng có tiếp xúc với vi rút RBV hoặc HIV đều có nguy cơ bị u tuyến nước bọt.
  • Lạm dụng chụp X-quang vùng đầu cổ hoặc chụp X-quang nha khoa sẽ thúc đẩy khả năng mắc bệnh ung thư tuyến nước bọt.
  • Những người nghiện rượu, thuốc lá cũng có thể mắc phải loại bệnh này
  • Sống trong môi trường bị ô nhiễm đồng thời điều kiện dinh dưỡng yếu kém sẽ góp phần làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, đặc biệt là u tuyến nước bọt.

Triệu chứng U lành của các tuyến nước bọt chính

Hầu hết bệnh nhân có khối u tuyến nước bọt đều không xuất hiện nhiều triệu chứng bệnh rõ ràng, chính vì vậy việc phát hiện bệnh từ sớm để điều trị là khá khó khăn. Thông thường bệnh nhân sẽ phát hiện có dấu hiệu u nổi cục ở mặt vùng gần mang tai, vùng dưới hàm, vùng cổ hay ở góc hàm. Một số trường hợp các khối u có thể hình thành ở các tuyến nước bọt dưới lưỡi gây sưng tấy ở sàn miệng.

 bệnh nhân sẽ phát hiện có dấu hiệu u nổi cục ở mặt vùng gần mang tai

Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ phát hiện có dấu hiệu u nổi cục ở mặt vùng gần mang tai,... 

Khối u lành của các tuyến nước bọt chính thường sẽ không gây đau nhức và phát triển rất chậm, tuy nhiên chúng sẽ tăng kích thước nếu người bệnh gặp các vấn đề về viêm nhiễm.

Phân biệt u tuyến nước bọt dạng lành tính và ác tính trên lâm sàng:

U lành tính: Khối u có dạng tròn, mật độ chắc, ranh giới khá rõ ràng, có thể di động và không có dấu hiệu xâm lấn da hay ảnh hưởng thần kinh.

U ác tính: Khối u rất cứng, chắc, khó di động (thường sẽ cố định một điểm và xâm lấn vào vùng xương hàm hoặc các nhóm cơ hàm), ranh giới với các vùng xung quanh không rõ ràng, môi dưới có thể mất cảm giác, một phần da xung quanh có thể bị viêm loét, tế bào ung thư có thể di căn tới phổi, xương và hình thành lên hạch ở cổ.


Các biến chứng U lành của các tuyến nước bọt chính

Hầu hết các khối u xuất hiện ở các tuyến nước bọt chính thường ở dạng lành tính và ít nguy hiểm đến tính mạng con người. Tuy nhiên, những triệu chứng hay biến chứng của bệnh sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Một số dạng u lành tính của các tuyến nước bọt chính được thống kê như sau:

U lành tuyến đa dạng: Các khối u thường hình thành ở khu vực các tuyến nước bọt gần mang tai. U tuyến đa dạng thông thường sẽ xuất hiện đơn độc và nằm 1 bên, không gây triệu chứng bệnh rõ rệt và phát triển khá chậm. Tuy nhiên, người bệnh cần xử lý sớm khối u đa dạng vì khả năng u di căn và chuyển thành dạng ác tính là khá cao.

U Warthin: Đây là dạng u lành tuyến nước bọt cũng rất phổ biến và thường được bắt gặp nhiều ở nam giới độ tuổi 50-60. Các khối u lành tính Warthin có thể xuất hiện nhiều ở cả hai bên và kèm theo các triệu chứng bệnh khác nhau tùy thuộc mức độ phát triển của u. Một số trường hợp thành phần biểu mô của nhóm u Warthin chuyển biến thành dạng ác tính rất nguy hiểm.

Một số dạng u lành tính của tuyến nước bọt khác như: U tế bào hạt, u tế bào đáy,...

Mặc dù nguyên nhân chính gây bệnh không phải đến từ các loại vi rút hay vi khuẩn dễ dàng lây nhiễm vì vậy tình trạng xuất hiện u lành tuyến nước bọt không thể lây truyền từ người sang người. Một số trường hợp bệnh nhân bị lây nhiễm virus HIV hoặc RBV cũng có thể là tác nhân gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến nước bọt.


Phòng ngừa U lành của các tuyến nước bọt chính

Trường hợp xuất hiện các khối u tuyến nước bọt lành tính không phải quá nghiêm trọng và ảnh hưởng đến tính mạng con người. Tuy vậy, mỗi cá nhân vẫn nên tự phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh bởi biến chứng từ bệnh có thể gây ảnh hưởng nhiều đến chất cuộc sống. Ngoài ra, một số trường hợp u lành có thể chuyển biến thành dạng ác tính rất khó chữa trị triệt để và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh.

Mặc dù không biết rõ nguyên nhân chính gây ra các khối u tuyến nước bọt nhưng ta hoàn toàn có thể loại bỏ các tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: Không hút thuốc lá và hạn chế sử dụng rượu bia, giữ môi trường sống sạch sẽ, chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ dinh dưỡng, thăm khám định kỳ khi đang điều trị các bệnh có liên quan đến ung thư,...

U lành tuyến nước bọt có thể phòng ngừa được 


Các biện pháp chẩn đoán U lành của các tuyến nước bọt chính

Mặc dù các biểu hiện lâm sàng của bệnh không thực sự rõ ràng, thế nhưng người bệnh hãy nên tìm tới sự trợ giúp của các bác sĩ chuyên khoa từ khi phát hiện trên mặt có dấu hiệu hình thành các khối u trồi lên bề mặt da. Trong trường hợp các khối u tuyến nước bọt hình thành ở dạng lành tính thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, để xác định được mức độ lành hay ác của khối u thì cần phải thực hiện nhiều phương pháp khác nhau để chẩn đoán.

Siêu âm: Phương pháp này sẽ xác định được vị trí khối u nằm trong nhu mô hay nằm ngoài tuyến, u hay là hạch, u thể đặc hay u nang. Trong một số trường hợp, sử dụng biện pháp siêu âm còn chỉ ra được u lành hoặc u ác tính. Nếu mật độ đồng nhất, bờ rõ ràng thì khả năng cao là u lành tính còn với các khối u ác tính sẽ cho thấy sự phân chia ranh giới không rõ ràng, mật độ âm không đồng nhất và đặc biệt có thể thấy phần trung tâm khối u đã bị hoại tử.

Chụp cộng hưởng từ MRI hoặc chụp cắt lớp vi tính CT: Hai dạng phương pháp chẩn đoán bệnh này sẽ cho ra những hình ảnh cụ thể về kích thước khối u, mật độ âm, ranh giới, độ xâm lấn với các tổ chức xung quanh,... Sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ sẽ không làm tăng kích thước khối u do tia X, đồng thời đưa ra hình ảnh không gian 3 chiều cực kỳ rõ ràng về u tuyến và các nhóm mô bình thường.

Chụp cộng hưởng từ MRI chẩn đoán u lành tuyến nước bọt tại MEDLATEC

Chụp cộng hưởng từ MRI chẩn đoán u lành tuyến nước bọt tại MEDLATEC

Chọc hút tế bào bằng kim (Sinh thiết): Phương pháp này có thể thực hiện nhằm chẩn đoán phân biệt các khối u với tình trạng viêm tuyến, các hạch lympho vùng lân cận.


Các biện pháp điều trị U lành của các tuyến nước bọt chính

Xử lý các khối u lành tính của tuyến nước bọt có thể thực hiện một hay kết hợp nhiều phương pháp nhằm tiêu diệt triệt để các tế bào ung thư. Các biện pháp thường được thực hiện là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị (tùy thuộc vào tính chất bệnh và tình trạng sức khỏe người bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất)

Phẫu thuật xử lý các khối u tuyến nước bọt:

Phương pháp này sẽ được thực hiện bằng các dạng khác nhau tùy thuộc vào mức độ nặng của khối u, vì vậy các chuyên gia y tế đã phân chia thành nhiều dạng phẫu thuật khác nhau như:

- Cắt bỏ một phần tuyến nước bọt đã bị tổn thương

- Cắt bỏ toàn bộ tuyến nước bọt bị ảnh hưởng do khối u quá lớn

- Loại bỏ các hạch bạch huyết (trong trường hợp có xuất hiện hạch ở cổ do khối u tuyến nước bọt)

Sau khi loại bỏ được các khối u tuyến nước bọt bằng các phương pháp kể trên thì người bệnh sẽ được các bác sĩ cố gắng tái tạo lại những khu vực đã bị mổ xẻ, nhằm đảm bảo khả năng hoạt động bình thường của bệnh nhân như nói chuyện, ăn uống, hít thở,... Trong quá trình phẫu thuật tái tạo, có thể sẽ cần ghép một phần da, mô hoặc các nhóm dây thần kinh đã bị hư hại để đảm bảo các chức năng trong khu vực trong khoang miệng, hàm hay cổ họng có thể hoạt động bình thường.

Mặc dù phẫu thuật cắt bỏ các khối u tuyến nước bọt là cần thiết thế nhưng người bệnh vẫn có thể gặp phải những tổn thương không đáng có từ phẫu thuật. Bởi vì hầu hết các dây thần kinh quan trọng đều nằm gần khu vực u tuyến nước bọt hay thậm chí nằm rải rác xung quanh khối u. Nếu kỹ thuật các bác sĩ điều trị không tốt thì khả năng bệnh nhân sẽ bị biến chứng sau phẫu thuật như tình trạng bị tê liệt 1 phần trên khuôn mặt hay còn được gọi là tình trạng rủ mặt.

Xử lý khối u của các tuyến nước bọt bằng phương pháp xạ trị:

- Xạ trị tiêu diệt các tế bào ung thư bằng chùm tia X và proton

- Xạ trị bằng cách sử dụng các hạt neutron để loại bỏ các khối u tuyến nước bọt.

- Sử dụng phương pháp xạ trị sau phẫu thuật nhằm loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại.

- Kết hợp xạ trị với hóa trị để có được kết quả cao hơn

Hóa trị để điều trị u tuyến nước bọt:

- Sử dụng một số loại thuốc có hàm lượng hóa chất cao có thể tiêu diệt các tế bào ung thư.

- Kết hợp hóa trị trước khi thực hiện xạ trị nhằm làm tăng khả năng tiêu diệt triệt để các khối u tuyến nước bọt.

Hầu hết những trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán có u lành tuyến nước bọt và được điều trị kịp thời thì khả năng tái phát bệnh khá thấp. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần thăm khám định kỳ sau điều trị để kịp thời xử lý những rủi ro không đáng có.


Tài liệu tham khảo:
  • U tuyến nước bọt: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị (Vinmec)
  • Khái quát về u tuyến nước bọt (Bệnh viện Thu Cúc)

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ