Bác sĩ: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Chuyên khoa: Hô hấp
Năm kinh nghiệm: 7 năm
Ung thư biểu mô được hiểu là sự hình thành các khối u bắt nguồn từ các tế bào biểu mô, dạng ung thư này có thể xuất hiện ở những tế bào biểu mô nằm ở mặt bên trong hoặc thậm chí bên ngoài cơ thể. Ung thư biểu mô tại chỗ của khoang miệng là một trong những dạng ung thư khá phổ biến và gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ăn uống cũng như vấn đề giao tiếp của người bệnh.
Ung thư khoang miệng là một bệnh lý trong nhóm ung thư biểu mô đường hô hấp, cụ thể là tổ chức tiêu hóa phía trên (khoang miệng). Thông thường các trường hợp bệnh nhân bị ung thư biểu mô khoang miệng còn có nguy cơ gặp phải tình trạng tương tự tại thực quản và dạ dày.
Ung thư biểu mô tại khoang miệng
Trong khoang miệng có rất nhiều tổ chức khác nhau cùng hoạt động và đều có nguy cơ mắc bệnh ung thư biểu mô. Lưỡi di động, lợi hàm dưới (hàm trên), sàn miệng, vòm miệng, khe liên hàm, niêm mạc má trong, môi,... với mỗi vị trí khác nhau xuất hiện khối u ác tính thì sẽ có phương pháp điều trị khác nhau nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Khoang miệng là khu vực tiếp xúc trực tiếp với rất nhiều tác nhân có thể gây bệnh, ví dụ như các loại thức ăn không đảm bảo vệ sinh, nước uống có chứa các chất kích thích tới các tế bào biểu mô trong khoang miệng hay các loại khí, khói độc hại mà người bệnh trực tiếp đưa vào khoang miệng,... Chính vì vậy, khả năng xuất hiện các khối u ác tính tại các lớp biểu mô trong khoang miệng là rất cao.
Một số tác nhân trực tiếp gây ung thư biểu mô tại khoang miệng do thói quen sinh hoạt không lành mạnh như: Uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá (hoặc các loại chất kích thích tương tự), ăn trầu thuốc, vệ sinh răng miệng kém, răng mọc lệch lạc,...
Một số tác nhân trực tiếp gây ung thư biểu mô tại khoang miệng do thói quen sinh hoạt không lành mạnh
Các yếu tố bệnh lý cũng góp phần tạo điều kiện hình thành các khối u ác tính cực kỳ khó chữa trong khoang miệng như: Nhiễm virus HPV, virus Herpes, tình trạng thiếu máu Fanconi, hội chứng Xeroderma pigmentosum,... Bên cạnh đó, các tổn thương khác trong khoang miệng như hồng sản, bạch sản, viêm nấm candida, các vết viêm loét kéo dài liên tục,... tất cả trường hợp trên đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư khoang miệng.
Ung thư khoang miệng không phải là một bệnh lý lây truyền. Tuy nhiên, người bệnh có thể có nguy cơ mắc bệnh ung thư khoang miệng khi có tiền sử bị nhiễm virus Herpes hoặc HPV (Hai căn bệnh bị lây truyền từ người sang người thông qua sinh hoạt cá nhân hoặc quan hệ tình dục không lành mạnh).
Mặc dù bệnh ung thư biểu mô của khoang miệng có thể xuất hiện ở bất kỳ cá nhân nào, thế nhưng dựa vào những nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng một số nhóm đối tượng sau đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường:
Ung thư khoang miệng hầu hết có thể quan sát được bằng mắt hoặc có biểu hiện bệnh rõ ràng. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh thường xuất hiện một cách từ từ không dồn dập do vậy khả năng phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm là rất khó khăn. Bên cạnh đó, một số triệu chứng ung thư khoang miệng lại khá giống với những biểu hiện của viêm nhiễm thông thường vậy nên người bệnh thường chủ quan xem thường, chỉ đến khi các khối u đã phát triển khá lớn, gây tổn thương nghiêm trọng tới các tổ chức xung quanh thì mới tìm tới các bác sĩ để điều trị.
Một số dấu hiệu nhận biết ung thư khoang miệng khá điển hình như:
Có cảm giác đau tại một số vị trí trong khoang miệng nhưng không liên tục cho nên người bệnh thường không chú ý. Khi bệnh đã chuyển biến nặng sẽ xuất hiện các cơn đau rõ ràng hơn trong khoang miệng và lan rộng sang hai bên tai
Ung thư khoang miệng hầu hết có thể quan sát được bằng mắt hoặc có biểu hiện bệnh rõ ràng
Những triệu chứng bệnh cũng có thể xuất hiện ở mức độ khác nhau và tổn thương khác nhau theo từng giai đoạn tiến triển của khối u. Ở giai đoạn đầu, hầu hết các triệu chứng bệnh chỉ xuất hiện quá nhẹ và thoáng qua hoặc trùng với những biểu hiện viêm nhiễm thông thường. Chính vì vậy, người bệnh thường chủ quan trong giai đoạn này, không tới bệnh viện thăm khám mà để kệ tình trạng bệnh như vậy hoặc chỉ mua thuốc kháng sinh đơn thuần để tự điều trị tại nhà.
Các khối u ác tính trong khoang miệng khi đã phát triển tới giai đoạn toàn phát sẽ gây ra rất nhiều tổn thương nghiêm trọng cho người bệnh. Triệu chứng chảy máu trong khoang miệng, vết lở loét hình thành nhiều, hơi thở có mùi hôi, rụng răng,... nếu người bệnh không được xử lý kịp thời sẽ rất dễ ảnh hưởng đến các tổ chức hoạt động trong khoang miệng và các tổ chức xung quanh hay thậm chí đe dọa tính mạng nếu có xuất hiện di căn ung thư.
Ung thư khoang miệng gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt cá nhân của người bệnh. Ở những giai đoạn đầu, có thể bệnh nhân chỉ gặp một số khó khăn khi ăn uống hoặc nói chuyện. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện ngày càng nhiều và kéo theo các tổn thương nghiêm trọng khó có thể xử lý như: Sụt cân quá nhanh dẫn tới tình trạng thiếu dinh dưỡng và suy nhược cơ thể.
Ung thư khoang miệng gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt cá nhân của người bệnh: Sụt cân nhanh
Mất khả năng nói khi khối u đã di căn tới vùng hạ hầu và thanh quản, rụng răng, ảnh hưởng hệ thần kinh,...
Các khối u ác tính từ khoang miệng nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra tình trạng di căn ung thư tới các tổ chức xung quanh hay thậm chí di căn tới các vùng cơ quan khác nhau (đặc biệt là vùng thanh quản và dạ dày). Ngoài ra, ung thư khoang miệng còn làm giảm tiên lượng sống của người bệnh một cách đáng kể nếu bệnh đã chuyển biến tới giai đoạn nghiêm trọng.
Việc tránh các tác nhân gây bệnh chính là biện pháp tối ưu nhất để ngăn ngừa ung thư khoang miệng:
Bên cạnh đó, những bệnh nhân có tiền sử có khối u trong cơ thể dù là ác tính hay lành tính thì cũng nên thăm khám định kỳ và làm tầm soát ung thư. Hầu hết những người mắc bệnh ung thư khoang miệng đều có nguy cơ xuất hiện thêm một khối u nữa tại khu vực đầu và cổ.
Chẩn đoán bệnh nhân ung thư khoang miệng sẽ được thực hiện thông qua khám lâm sàng với các triệu chứng bệnh hiện có nghi ngờ có khối u, tìm hiểu tiền sử mắc bệnh và kiểm tra các yếu tố có thể gây ra bệnh. Ngay sau đó, các bác sĩ sẽ tiến hành một số biện pháp xét nghiệm nhằm xác định khả năng ung thư, giai đoạn tiến triển của bệnh và một số tổn thương khác có thể có liên quan.
Sử dụng các phương pháp khám, xét nghiệm để tìm ra bệnh ung thư khoang miệng
Các phương pháp thường được thực hiện để chẩn đoán ung thư khoang miệng là:
Sinh thiết: Trong khoang miệng có rất nhiều tổ chức có thể bị tổn thương thế nhưng không phải vị trí nào cũng là do khối u biểu mô gây ra vì vậy phải thực hiện sinh thiết nhiều khu vực. Trong trường hợp khối u đa hình thành khá lớn gây đau đớn cho người bệnh hoặc vị trí khối u ở quá sâu thì bác sĩ sẽ tiến hành gây mê để làm sinh thiết.
Chụp X-quang: Khối u phát triển quá nhanh có thể đã xâm lấn tới xương hoặc lấn sâu xuống vùng hạ hầu do vậy cần chụp X-quang để kiểm tra những tổn thương không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI): Kiểm tra mức độ xâm lấn của khối u tới các nhóm cơ lưỡi hoặc các nhóm tổ chức phía sâu không thể khám lâm sàng.
Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) kiểm tra mức độ xâm lấn của khối u tới các nhóm cơ lưỡi hoặc các nhóm tổ chức phía sâu không thể khám lâm sàng.
Nội soi có thể được thực hiện nhằm kiểm tra các tổn thương ở thanh quản, khí quản, thực quản và vùng họng bởi vì nguy cơ bệnh nhân có thêm một khối u thứ hai khi bị ung thư khoang miệng là rất cao.
Bệnh nhân cũng sẽ được yêu cầu nội soi vùng họng, thanh quản, thực quản, khí quản để tìm tổn thương vì có đến 5-15% bệnh nhân ung thư khoang miệng, họng hoặc thanh quản có thêm một ung thư thứ 2 tại vị trí khác ở vùng đầu cổ.
Song song với việc chẩn đoán ung thư trong khoang miệng thì bác sĩ còn phải thực hiện các xét nghiệm khác nhằm kiểm tra nguy cơ di căn ung thư hoặc tổn thương do di căn ung thư tại tất cả các vùng cơ quan trên cơ thể.
Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của khối u (giai đoạn bệnh) và tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh (các bệnh lý nền, triệu chứng bệnh, cơ địa,...) các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Có thể thực hiện đơn độc một phương pháp hoặc kết hợp nhiều phương pháp cùng lúc nhằm có được kết quả tốt nhất. Một số phương pháp điều trị thường được thực hiện để xử lý ung thư khoang miệng là:
Phẫu thuật: Nếu bệnh nhân được phát hiện ung thư khoang miệng ở giai đoạn sớm thì phương pháp này sẽ được ưu tiên thực hiện nhất bởi khả năng loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư khá dễ dàng giúp cho tiên lượng bệnh nhân không bị giảm sút nhiều. Trong trường hợp khối u đã phát triển quá lớn và xâm lấn rộng sang các tổ chức xung quanh thì việc phẫu thuật có thể sẽ gặp nhiều khó khăn. Không chỉ thực hiện phẫu thuật loại bỏ các tế bào ung thư và các nhóm mô đã bị hoại tử, các bác sĩ còn phải tạo hình lại hình dáng các bộ phận trong khoang miệng cũng như bên ngoài nhằm đảm bảo duy trì hoạt động cơ bản (nói, nhai, nuốt,...) và cải thiện tính thẩm mỹ cho bệnh nhân sau phẫu thuật.
Xạ trị: Phương pháp này được chỉ định thực hiện khi khối u đã chuyển biến nặng và không thể thực hiện phẫu thuật. Một số trường hợp khác, bệnh nhân sẽ được chỉ định xạ trị hậu phẫu thuật nhằm loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư còn sót hoặc các di căn ung thư mới phát hiện.
Hóa trị: Phương pháp này thường không được khuyến khích sử dụng, tuy nhiên trường hợp bệnh tình đã chuyển biến rất nặng và không thể thực hiện phẫu thuật ngay thì cần phải dùng hóa trị. Bác sĩ có thể thực hiện hóa trị toàn thân hoặc hóa trị động mạch để ngăn cản sự phát triển và giảm thể tích của khối u, sau đó có thể thực hiện phẫu thuật xử lý ung thư.
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!