Từ điển bệnh lý

ung thư đường mật trong gan : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan ung thư đường mật trong gan

Ung thư đường mật là một loại ung thư không phổ biến vì vậy thường không được mọi người chú ý. Tuy nhiên, đây là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm bởi sự ác tính và tiến triển nhanh của bệnh có thể dẫn đến tử vong nhanh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Ung thư đường mật là kết quả của sự hình thành và phát triển các tế bào ung thư trong các ống dẫn mật từ gan xuống ruột non. Thông thường dịch mật sẽ được sản sinh và chuyển tới ruột non để hỗ trợ quá trình hấp thụ dinh dưỡng giai đoạn cuối trong chuỗi tiêu hóa. Do vậy, đường mật bị tổn thương đồng nghĩa với hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, các tổ chức và cơ quan có liên quan cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ,...

Ung thư đường mật có thể xuất hiện bên trong gan hoặc bên ngoài gan, trong mỗi trường hợp lại cần có phương pháp điều trị khác nhau nhằm mang lại hiệu quả điều trị cao nhất. Tuy nhiên, việc quan trọng nhất trong quá trình xử lý khối u ác tính trong đường mật chính là kịp thời phát hiện bệnh.

Ung thư đường mật là một căn bệnh ác tính trong hệ thống đường mật. Bệnh có thể bắt nguồn từ vùng đường ống mật bên trong gan hoặc bên ngoài gan, vùng hợp lưu bóng mật - tụy cũng không ngoại lệ. 

Ung thư đường mật

Dựa theo vị trí giải phẫu thì bệnh ung thư đường mật sẽ được chia thành 3 nhóm bệnh chính là:

  • Ung thư đường mật bên trong gan: Hình thành các khối u trong các đường mật nằm bên trong gan, đây là dạng ung thư không phổ biến nhưng tổn thương mà bệnh gây ra lại rất nghiêm trọng.
  • Ung thư đường mật vùng ngoài gan: Bao gồm những khối u nằm trong khoảng vùng trên của tụy đến vùng hợp lưu của bóng Vater (mật - tụy).
  • Ung thư đường mật vùng rốn gan: Hình thành ngại tại ngã ba đường mật (điểm giao giữa ống gan phải và ống gan trái).

Hầu hết các trường hợp ung thư đường mật đều thuộc loại ung thư biểu mô tuyến ống (chiếm đến 95%) và thường bắt gặp ở bệnh nhân ung thư đường mật vùng rốn gan. Bệnh nhân ung thư đường mật ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện bệnh thế nhưng tình hình chuyển biến bệnh lại rất nhanh, do vậy hầu hết trường hợp chẩn đoán bệnh đều ở giai đoạn muộn, khả năng điều trị khỏi bệnh vô cùng khó.


Nguyên nhân ung thư đường mật trong gan

Dịch mật được sản xuất từ gan sẽ thông qua các ống dẫn lưu (ống mật hay đường mật) vận chuyển đến túi mật và dẫn xuống ruột non nhằm hỗ trợ quá trình tiêu hóa ở giai đoạn cuối cùng. Ung thư đường mật chính là do sự hình thành các tế bào đột biến gen (tế bào ung thư) tại thành ống mật, các tế bào này sản sinh và phát triển vượt ngoài tầm kiểm soát của cơ thể hình thành lên những khối u gây tắc nghẽn ống mật.

Một số nguyên nhân chính dẫn tới ung thư đường mật như:

  • Người bệnh mắc phải những căn bệnh viêm nhiễm vùng gan mạn tính như viêm gan B, viêm gan C, viêm gan mạn tính do rượu bia, xơ gan, viêm đường mật xơ cứng tiên phát,... tất cả đều có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành khối u ác trong đường mật.
  • Gan bị nhiễm trùng do có ký sinh trùng gây ra cũng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đường mật trong gan.
  • Tình trạng có sỏi trong mật không phải là nguyên nhân gây ung thư đường mật nhưng nếu có sỏi trong gan thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đường mật trong gan.
  • Một số căn bệnh bẩm sinh cũng được coi là yếu tố gây ung thư đường mật là: Hội chứng Lynch II (bệnh về đại trực tràng, cây mật,...) và hội chứng Caroli (xơ gan, tăng huyết áp và u nang đường mật).

Gan bị nhiễm trùng do có ký sinh trùng gây ra cũng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đường mật trong gan.

Tất cả mọi người đều có thể là đối tượng mắc bệnh ung thư đường mật trong gan, tuy nhiên những nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn chính là: Những người cao tuổi và có tiền sử mắc các bệnh mạn tính, người nghiện rượu có nguy cơ cao bị xơ gan, những người mắc bệnh béo phì, những người mắc bệnh viêm gan mạn tính, những bệnh nhân có tiền sử bị ung thư hoặc có người thân bị ung thư,...


Triệu chứng ung thư đường mật trong gan

Trong giai đoạn mới hình thành khối u đường mật thì hầu như người bệnh không xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường gì. Cho tới khi khối u đã phát triển lớn và có dấu hiệu gây tắc nghẽn đường mật thì các triệu chứng bệnh mới xuất hiện rõ ràng.

  • Vàng da, vàng mắt: Đây là dấu hiệu cho thấy tế bào gan gan bị tổn thương hoặc đường mật trong gan có sự tắc nghẽn. Sắc tố mật bị ứ trệ trong gan, xâm nhập vào máu và thẩm thấu đến da, từ đó gây ra hiện tượng vàng da. Vàng da do ung thư đường mật trong gan thường là vàng sậm, da bị sạm nhiều, vàng da toàn thân và không có dấu hiệu suy giảm nếu sử dụng thuốc bổ gan hay lợi mật. Vàng da thường đi kèm với tình trạng đại tiện có phân bạc màu và nước tiểu có màu sẫm hơn bình thường.

Vàng da, vàng mắt

  • Triệu chứng ngứa ngáy có thể bắt nguồn từ việc Bilirubin bị tích tụ dưới da gây ra.
  • Đau bụng vùng gan (hạ sườn phải) do dịch mật bị tắc nghẽn, ứ đọng (trong một vài trường hợp gan sẽ bị sưng to lên thậm chí có thể sờ thấy trên bề mặt da bụng).
  • Cân nặng bị giảm sút đột ngột nhưng không rõ nguyên nhân: Gan là cơ quan quan trọng tham gia quá trình tiêu hóa của cơ thể. Vì vậy, mọi bệnh lý tại gan đều tác động không nhỏ tới quá trình hấp thụ, trao đổi chất của cơ thể. Trong ung thư gan, dịch mật bị tắc nghẽn, tế bào gan bị phá hủy làm rối loạn quá trình thải độc và điều hòa chuyển hóa đường, mỡ,... của gan, đặc biệt là rối loạn chuyển hóa đạm vì gan là cơ quan duy nhất có khả năng tổng hợp Albumin cho cơ thể. Tất cả những yếu tố đó đều khiến cho cơ thể dần bị kiệt quệ, người bệnh có khả năng suy dinh dưỡng nặng trong thời gian ngắn.
  • Một số triệu chứng ung thư đường mật khác ít phổ biến hơn như: Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, suy kiệt,...

Phòng ngừa ung thư đường mật trong gan

Thực hiện tầm soát ung thư định kỳ đối với những đối tượng có nguy cơ bị ung thư đường mật cao (Bệnh nhân viêm gan B, C, người cao tuổi mắc các bệnh viêm gan mạn tính, người có tiền sử mắc bệnh ung thư,...). Điều trị viêm gan B, viêm gan C theo phác đồ nếu có chỉ định điều trị

Không uống quá nhiều rượu bia và thiết lập chế độ ăn uống khoa học.

Không uống quá nhiều rượu bia và thiết lập chế độ ăn uống khoa học.

Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe. Đặc biệt đối với những người thừa cân cần phải giảm cân sớm để tránh gặp phải nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư đường mật và các bệnh lý khác.

Tóm tắt các triệu chứng thường gặp của bệnh

  • Vàng da, vàng mắt
  • Ngứa da
  • Phân bạc màu, nước tiểu sẫm màu
  • Đau bụng vùng hạ sườn phải
  • Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, sụt cân,...
  •  
  • Thực hiện tầm soát ung thư định kỳ đối với những đối tượng có nguy cơ bị ung thư đường mật cao (Bệnh nhân viêm gan B, C, người cao tuổi mắc các bệnh viêm gan mạn tính, người có tiền sử mắc bệnh ung thư,...). Điều trị viêm gan B, viêm gan C theo phác đồ nếu có chỉ định điều trị
  • Không uống quá nhiều rượu bia và thiết lập chế độ ăn uống khoa học.
  • Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe. Đặc biệt đối với những người thừa cân cần phải giảm cân sớm để tránh gặp phải nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư đường mật và các bệnh lý khác.

Tóm tắt các triệu chứng thường gặp của bệnh

  • Vàng da, vàng mắt
  • Ngứa da
  • Phân bạc màu, nước tiểu sẫm màu
  • Đau bụng vùng hạ sườn phải
  • Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, sụt cân,...

 


Các biện pháp chẩn đoán ung thư đường mật trong gan

Các giai đoạn ung thư đường mật:

  • Giai đoạn 0: Tế bào ung thư xuất hiện tại lớp niêm mạc trong cùng của đường ống mật.Chưa có hiện tượng xâm lấn sâu vào lớp niêm mạc hay thành ống mật.
  • Giai đoạn IA: Khối u đã có ở thành đường mật nhưng chưa phát triển hết. Các hạch bạch huyết và các tổ chức xa hơn chưa bị xâm lấn.
  • Giai đoạn IB: Khối u đã phát triển và ăn sâu vào thành ống mật nhưng chưa có dấu hiệu xâm lấn các tổ chức xung quanh.
  • Giai đoạn IIA: Các cấu trúc lân cận như tuyến tụy, gan và túi mật đều đã bị xâm lấn. Hoặc các nhóm tĩnh mạch, động mạch nhỏ xung quanh đã bị tổn thương nhưng các vị trí khác trên cơ thể và các nhóm hạch bạch huyết chưa bị xâm lấn.
  • Giai đoạn IIB: Các hạch bạch huyết lân cận bị xâm lấn nhưng chưa lan rộng tới hệ bạch huyết.
  • Giai đoạn III: Các nhóm động - tĩnh mạch chính trong gan đều có thể bị tế bào ung thư xâm nhập. Một phần túi mật, ruột non, dạ dày hoặc đại tràng có thể bị ung thư xâm nhập tuy nhiên chưa xuất hiện di căn ung thư vị trí xa.

Giai đoạn IV: Các tổ chức, cơ quan phía xa cũng đã bị di căn ung thư (xương, gan và phổi,...)

Tổng hợp các phương pháp có thể được chỉ định thực hiện nhằm chẩn đoán ung thư đường mật:

  • Xét nghiệm sinh hóa máu: Tổng phân tích tế bào máu, chức năng gan, thận, độc tố gan, các xét nghiệm về chuyển hóa đường, mỡ, đạm (Protein, Albumin),...

 

Tổng phân tích tế bào máu, chức năng gan, thận, độc tố gan, các xét nghiệm về chuyển hóa đường, mỡ, đạm 

 

  • Xét nghiệm (CEA và CA19-9): Nếu hàm lượng carcininochromicine (CEA) và CA19-9 có trong máu ở mức cao thì có khả năng có sự xuất hiện của ung thư đường mật.
  • Sinh thiết: Sinh thiết khối u làm giải phẫu bệnh là tiêu chuẩn vàng để xác định khối u là lành tính hay ác tính.
  • Siêu âm: Phương pháp này giúp bác sĩ xác định được vị trí khối u. Nếu thực hiện siêu âm nội soi đường mật sẽ xác định được chi tiết vị trí chính xác khối u, kích thước, khối lượng và thậm chí các vùng tổn thương xung quanh cũng được kiểm tra.
  • Nội soi ổ bụng: Kiểm tra mức độ xâm lấn của ung thư tới các tổ chức và cơ quan lân cận như vùng đường ống mật bên ngoài gan, túi mật, gan,... Kết hợp lấy mẫu mô để thực hiện xét nghiệm và làm sinh thiết xác định tế bào ung thư.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) ổ bụng có tiêm thuốc đối quang từ hoặc CT - Scan ổ bụng có tiêm thuốc cản quang nhằm xác định vị trí, kích thước, tính chất ngấm thuốc của khối u, cũng như tình trạng xâm lấn tổ chức xung quanh hay di căn trong ổ bụng của khối u.
  • Ngoài ra, để đánh giá tình trạng di căn xa của khối u, cần phải thực hiện các biện pháp tầm soát toàn thân như: Chụp cộng hưởng từ sọ não có tiêm thuốc đối quang từ, chụp CT-Scan phổi, chụp xạ hình xương, chụp PET-CT toàn thân,...

Các biện pháp điều trị ung thư đường mật trong gan

Để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất, các bác sĩ cần phải thông qua ba yếu tố quan trọng: Vị trí khối u và giai đoạn ung thư đường mật, yêu cầu của bệnh nhân và tình trạng sức khỏe thực tế, những tác dụng phụ của phương pháp thực hiện điều trị.

Phẫu thuật

Phẫu thuật ung thư đường mật được lựa chọn nhằm loại bỏ hoàn toàn các khối u và các nhóm mô bị hư hỏng. Trong trường hợp khối u không thể cắt bỏ hoàn toàn thì sẽ thực hiện phẫu thuật loại bỏ một phần khối u nhằm giảm thiểu các triệu chứng nặng từ bệnh, giúp người bệnh cải thiện chất lượng sống.

Các loại phẫu thuật ung thư đường mật:

  • Phẫu thuật cắt bỏ đường mật: Loại bỏ toàn bộ các khối u có trong đường mật nếu chưa có dấu hiệu lan rộng ra bên ngoài. Kết hợp tách các nhóm hạch bạch huyết lân cận để thực hiện giải phẫu tìm kiếm di căn ung thư.
  • Phẫu thuật cắt gan bán phần: Trường hợp ung thư đường mật bên trong gan thì người bệnh sẽ được chỉ định cắt bỏ một phần gan nhằm loại bỏ khối u và các tổ chức đã bị xâm lấn xung quanh. Sức khỏe người bệnh đã cắt bỏ một phần gan sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi chức năng gan vẫn hoạt động bình thường và gan có thể tự tái tạo lại.
  • Phẫu thuật Whipple: Phương pháp này được thực hiện khi khối u đường mật nằm bên ngoài gan tiếp giáp với tá tràng và tụy. Chính vì vậy, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tụy, một phần dạ dày, phần đầu tá tràng và toàn bộ đường mật. Phương pháp đại phẫu thuật này có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng không đáng có như nhiễm trùng nặng, rò dịch tụy và mật, thậm chí gây tử vong trong khi thực hiện phẫu thuật.

Phẫu thuật cắt bỏ đường mật

 

Hóa trị

Đây là phương pháp sử dụng các loại thuốc, hóa chất đưa trực tiếp vào cơ thể nhằm loại bỏ các tế bào ung thư. Trường hợp thực hiện hóa trị khi: Bệnh nhân không thể thực hiện phẫu thuật do nguyên nhân sức khỏe, vị trí khối u hoặc bệnh nhân ung thư đường mật giai đoạn muộn (phẫu thuật và các phương pháp khác không có tác dụng nữa). Hóa trị cũng có thể được phối hợp cùng các phương pháp khác như phẫu thuật hoặc xạ trị để làm tăng hiệu quả điều trị.

Một số loại thuốc có thể được chỉ định điều trị ung thư ống mật: Gemcitabine (Gemzar), Fluorouracil (5-FU, Adrucil), Cisplatin (Platinol), Capecitabine (Xeloda), Paclitaxel (Taxol). Tác dụng phụ của việc sử dụng biện pháp hóa trị có thể xuất hiện ở mỗi đối tượng là khác nhau tùy thuộc vào cơ địa cũng như tình trạng sức khỏe thực tế (các bệnh lý nền). Người bệnh có thể bị mệt mỏi, hay chóng mặt buồn nôn, bị nhiễm trùng thứ phát, ảnh hưởng hệ thần kinh, rụng tóc,...

Xạ trị

Phương pháp này chính là việc sử dụng tia X với tần số cao đánh trực tiếp vào các tế bào ung thư và tiêu diệt. Phương pháp xạ trị được thực hiện bằng cách xạ trị trong (xạ trị áp sát), xạ trị ngoài và xạ trị tắc mạch.

Xạ trị có thể loại bỏ hoàn toàn khối u có trong đường mật hoặc tiêu diệt một phần các tế bào ung thư nhằm cải thiện cuộc sống cho người bệnh (giảm thiểu tác hại từ các triệu chứng và các cơn đau). Quá trình xạ trị sẽ khiến bệnh nhân gặp phải một số tác dụng phụ như: Đau dạ dày, cơ thể mệt mỏi, mất nhu động ruột,... tuy nhiên các triệu chứng này có thể mất dần sau khi hoàn thành quá trình điều trị.

Link tham khảo:

1. Ung thư đường mật - nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị | Khoa Học TV

2. Ung thư biểu mô đường mật trong Gan thường không có dấu hiệu lâm sàng đặc hiệu, làm sao để tầm soát bệnh | Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

3. Ung thư đường mật (ống mật): Những điều cần biết | Bệnh viện Vinmec


Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ