Bác sĩ: Bác sĩ Lê Thị Lan Anh
Chuyên khoa: Da liễu
Năm kinh nghiệm: 04 năm
Bệnh được Gibert mô tả lần đầu tiên vào năm 1860 nên được lấy tên là Vảy phấn hồng Gibert. Vảy phấn hồng Gibert là một bệnh da cấp tính, tuy nhiên, bệnh lành tính và có thể tự khỏi, hiếm thấy tái phát. Đây là một bệnh khá phổ biến, có thể gặp ở bất kỳ quốc gia nào, mùa đông xuân gặp nhiều hơn các mùa khác.
Vảy phấn hồng Gibert là một bệnh da cấp tính, tuy nhiên, bệnh lành tính và có thể tự khỏi
Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em và người lớn trong độ tuổi từ 10-35 tuổi, hiếm gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi và người lớn trên 65 tuổi. Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ, tuy nhiên thì nữ gặp nhiều hơn nam. Tỷ lệ người bị bệnh chiếm khoảng 0,16% dân.
Nguyên nhân gây nên bệnh vảy phấn hồng đến nay vẫn chưa được làm rõ.
Có nhiều quan điểm cho rằng nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng là do tình trạng nhiễm trùng (vi khuẩn, nấm, virus) gây nên. Trong đó, căn nguyên do virus được cho là khả năng nhất. Điều này được đưa ra căn cứ vào những đặc điểm sau:
Có nhiều quan điểm cho rằng nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng là do tình trạng nhiễm trùng (vi khuẩn, nấm, virus) gây nên
- Các thương tổn của vảy phấn hồng tiến triển giống với diễn biến của các ban do virus.
- Tình hình dịch tễ của bệnh: xảy ra vào các mùa khác nhau, đặc biệt là mùa đông xuân; bệnh thường khu trú ở một số khu vực nhất định hoặc có tính chất gia đình, tập thể.
- Bệnh ít tái phát do người bệnh sẽ có miễn dịch sau khi nhiễm.
- Nhiều ca bệnh có biểu hiện toàn thân giống với những trường hợp cảm cúm thông thường. Khởi phát bệnh có thể liên quan đến tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp trên hoặc tiền sử dùng thuốc trước đó.
Những nghiên cứu mới đây, người ta lại thấy có sự liên quan giữa bệnh vảy phấn hồng và virus Herpes: HHV-7 và HHV-6. Chúng tác động vào tế bào TCD4 trong máu gây nên những biến đổi phức tạp hình thành bệnh Vảy phấn hồng.
Ngoài ra, cũng có 1 số những quan điểm khác liên quan đến sự khởi phát bệnh vảy phấn hồng:
- Một số thuốc Griseofulvin, terbinafin, isotretinoin, ketotifen, metronidazol, omeprazol.
- Các yếu tố như: mặc quần áo mới hoặc quần áo đã cất đi một thời gian
- Người có bệnh lý cơ địa như Viêm da cơ địa, Hen phế quản...
Bệnh Vảy phấn hồng thường khác nhau về cách khởi phát bệnh, tiến triển và biểu hiện trên lâm sàng.
Một số ít trường hợp người bệnh có thể có biểu hiện giống cúm như: mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, chán ăn, sốt và đau khớp.
Các trường hợp điển hình thường khởi phát với một thương tổn đơn độc ở thân mình được gọi là thương tổn “mẹ”, sau một vài ngày đến một vài tuần mới xuất hiện thêm những thương tổn nhỏ hơn quanh thương tổn mẹ gọi là các thương tổn “con”.
Thương tổn “mẹ”
- Gặp ở 50-90% trường hợp bệnh nhân vảy phấn hồng
- Kích thước: khoảng 2-4 cm hoặc có thể lớn hơn
- Màu sắc: màu đỏ, màu thịt cá hồi, hoặc dát thâm, tăng sắc tố
Triệu chứng bệnh vảy phấn hồng
- Hình thái: hình tròn hoặc hình bầu dục, ranh giới rõ, trên nền có vảy da mỏng ở phía bờ rìa tổn thương. Đôi khi có thể xuất hiện mụn nước trên nền thương tổn giống như chàm.
- Vị trí: hay gặp ở vùng thân mình, vùng được quần áo che phủ, có khi gặp ở cổ và gốc chi, rất hiếm thấy thương tổn ở mặt và vùng sinh dục.
Thương tổn “con”
- Thường xuất hiện dần dần sau thương tổn “mẹ” từ 2 ngày đến 2 tháng, thời gian trung bình khoảng 2 tuần.
- Có xu hướng lành ở giữa, trên nền có vảy da khô trắng mỏng, bờ viền rõ.
- Sự phân bố thương tổn thường có tính chất đối xứng.
- Vị trí:
+ Thường ở nơi kín đáo như vùng thân mình đặc biệt là mạn sườn 2 bên
+ Thể đảo ngược: chiếm số ít trường hợp, thương tổn có thể khu trú ở mặt, cổ, vùng nửa dưới thân mình: bụng, bẹn, đùi 2 bên; phần xa của các chi, lòng bàn tay.
+ Một số vị trí hiếm gặp khác như: vùng da đầu, mi mắt, dương vật
- Có 2 hình thái chính:
+ Tương tự như những thương tổn “mẹ” , nhưng kích thước nhỏ hơn, phân bố đối xứng dọc theo trục của xương sườn 2 bên tạo hình ảnh cây thông Noel.
+ Các sẩn màu đỏ, trên nền không có vảy da, tăng dần về số lượng và kích thước theo sự tiến triển của bệnh.
+ Các loại thương tổn này đều có thể cùng xuất hiện trên cơ thể người bệnh vào 1 thời điểm nào đó làm cho các thương tổn của bệnh vảy phấn hồng trở nên đa dạng, đa lứa tuổi, đa hình thái.
Tuy nhiên, có đến 20% trường hợp bệnh nhân Vảy phấn hồng không có hình ảnh lâm sàng điển hình như trên, có thể không bắt gặp được thương tổn “mẹ” hoặc có hai hay nhiều thương tổn ”mẹ” xuất hiện hoặc 1 số trường hợp thương tổn lại xuất hiện ở các vị trị hiếm gặp như: mặt, sinh dục, da đầu… Những trường hợp này thường gây khó khăn cho việc định hướng chẩn đoán của bác sĩ da liễu.
Cơ năng: có thể có ngứa, tùy từng cơ địa mà mức độ ngứa khác nhau:
- 25% trường hợp bệnh nhân có ngứa nhiều
- 50% trường hợp ngứa ở mức độ trung bình
- 25% là không ngứa
Bệnh hoàn toàn có thể tự khỏi sau 4 đến 10 tuần, thậm chí 2 tháng và gần như không để lại dấu vết gì. Tuy nhiên, đôi khi có thể có những dát tăng hoặc giảm sắc tố nhẹ trên vùng da tổn thương trước đó.
Biến chứng của bệnh Vảy phấn hồng cũng rất ít gặp, có thể là thương tổn:
- Chàm hoá: khi Vảy phấn hồng không được điều trị đúng cách, thương tổn không thoái lui, ngứa nhiều dẫn đến việc chà xát, cào gãi vùng thương tổn của người bệnh mà hình thành nên các tổn thương chàm hóa.
Bệnh vảy phấn hồng có thể dẫn đến biến chứng chàm hóa da
- Bội nhiễm: Việc điều trị không đúng cách hoặc chà xát nhiều vùng thương tổn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vùng tổn thương gây nên tình trạng nhiễm khuẩn.
Bệnh Vảy phấn hồng cũng được cho là bệnh truyền nhiễm. Bệnh có thể lây truyền qua vảy da, qua dịch mụn nước ở vùng thương tổn.
Do căn nguyên khả năng nhiều do virus nên bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp, giọt bắn, bởi vậy mà bệnh thường có tính chất lây lan thành “dịch” nhỏ, có thể là các thành viên trong một gia đình hoặc quy mô một lớp học, nơi trông giữ trẻ...
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có một báo cáo chính thức nào nói về sự lây truyền của bệnh.
Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em và người lớn trong độ tuổi từ 10-35 tuổi, hiếm gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi và người lớn trên 65 tuổi. Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ, tuy nhiên thì nữ gặp nhiều hơn nam.
Ngoài ra, bệnh có thể gặp ở:
- Người có sức đề kháng suy giảm
Người có sức đề kháng suy giảm có nguy cơ bị bệnh
- Người mắc các bệnh lý mạn tính
- Người có các bệnh lý cơ địa: Hen phế quản, Viêm da cơ địa, Viêm mũi dị ứng
Phòng ngừa bệnh Vảy phấn hồng
- Tăng cường miễn dịch, nâng cao thể trạng bằng việc:
+ Tăng cường các thực phẩm rau xanh, trái cây, đặc biệt là các loại giàu vitamin C, uống đủ nước mỗi ngày 2-3 lít.
Tăng cường các thực phẩm rau xanh, trái cây, đặc biệt là các loại giàu vitamin C
+ Thường xuyên rèn luyện thân thể, thể dục thể thao đều đặn 30 phút mỗi ngày
+ Không dùng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cà phê…
+ Hạn chế căng thẳng, thức khuya
- Không mặc đồ len, các chất vải tổng hợp dễ gây dị ứng, kích ứng da
- Ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn trên da: côn trùng đốt, viêm da...có thể là điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào da và dẫn đến sự xuất hiện của bệnh vảy phấn hồng.
- Nếu bạn đã được chẩn đoán Vảy phấn hồng thì nên có các biện pháp phòng tránh lây nhiễm cho người khác.
+ Không để dịch tiết, vảy da tiếp xúc với người mọi người xung quanh.
+ Lên đeo khẩu trang và hạn chế giọt bắn khi giao tiếp với mọi người.
Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán bệnh Vảy phấn hồng chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng.
Với những trường hợp điển hình, dựa vào: màu sắc, hình thái, phân bố của các thương tổn “mẹ”, thương tổn “con” để định hướng chẩn đoán.
Chẩn đoán phân biệt
Trường hợp thương tổn không điển hình cần phải chẩn đoán phân biệt với các trường hợp:
- Dị ứng thuốc: Khai thác tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân.
- Giang mai II:
+ Thương tổn: sẩn màu hồng nhạt, chắc, trên nền có ít vảy trắng.
+ Vị trí: hay gặp ở vùng mạn sườn 2 bên, đặc biệt ở: lòng bàn tay, bàn chân.
+ Xét nghiệm huyết thanh: Giang mai dương tính.
- Á vảy nến thể giọt hay vảy phấn dạng lichen mạn tính:
+ Bệnh diễn biến kéo dài, mạn tính, không thể tự thoái lui.
+ Kích thước thương tổn thường nhỏ hơn, vảy da dày hơn, không có thương tổn tiên phát.
- Vảy nến thể giọt:
+ Thương tổn nhỏ, vảy da gồm nhiều lớp chồng lên nhau và không mịn.
+ Sinh thiết thương tổn để chẩn đoán xác định.
- Chàm thể đồng tiền:
+ Thương tổn: hình tròn như đồng xu, không có viền vảy, có thể thấy mụn nước nhỏ li ti trên bề mặt thương tổn.
+ Sinh thiết thương tổn để chẩn đoán xác định.
Cạo vảy da, nhỏ KOH 20%, soi tươi tìm thấy sợi nấm để chẩn đoán bệnh
- Nấm da:
+ Thương tổn bờ đa cung, trên nền có vảy trắng, phần rìa thương tổn hơi gờ cao trên da, có các mụn nước nhỏ li ti ở vùng rìa thương tổn.
+ Xét nghiệm vi sinh: cạo vảy da, nhỏ KOH 20%, soi tươi: tìm thấy sợi nấm.
Bệnh Vảy phấn hồng có thể tự thoái lui sau 3-8 tuần hoặc 1 số trường hợp chỉ sau 1-2 tuần hoặc muộn hơn là sau 2 tháng, đặc biệt là hiếm khi thấy tái phát. Vậy nên, việc điều trị có thể không cần thiết đối với những trường hợp không có biến chứng hoặc thương tổn khu trú.
Bác sĩ cần tư vấn kĩ cho người bệnh về tính chất cũng như diễn biến của bệnh Vảy phấn hồng để tránh những hoang mang, lo lắng không đáng có của người bệnh.
Điều trị cụ thể:
- Giảm ngứa: Tùy trường hợp người bệnh ngứa ít hay nhiều mà có thể dùng
+ Corticoid đường bôi loại trung bình hoặc nhẹ.
+ Kháng histamin đường uống.
Lưu ý: Không dùng corticoid đường toàn thân do có thể làm tình trạng bệnh nặng thêm, lan rộng thương tổn.
- Với những trường hợp bệnh ở giai đoạn sớm, những bệnh nhân có thương tổn lan tỏa, để bệnh cải thiện nhanh có thể dùng
+ Acyclovir 800mg x 5 lần/ngày x 7 ngày.
+ Quang trị liệu (UVB) x 5-10 ngày
Phương pháp này có thể giúp người bệnh giảm ngứa, nhưng thường để lại dát tăng sắc tố trên da.
Dặn dò: Trong thời gian bị bệnh, người bệnh không tắm nước quá nóng, không dùng xà phòng, hóa chất và không mặc quần áo có chất liệu dễ gây kích ứng, dị ứng như: đồ len.
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!