Từ điển bệnh lý

Viêm amidan mạn tính : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan Viêm amidan mạn tính

- Amidan (tên đầy đủ là amidan khẩu cái) là tổ chức lympho lớn nhất ở họng miệng, thuộc hệ thống vòng bạch huyết Waldayer (gồm V.A, amidan vòi, amidan khẩu cái, amidan lưỡi).

Amidan (tên đầy đủ là amidan khẩu cái) là tổ chức lympho lớn nhất ở họng miệng, thuộc hệ thống vòng bạch huyết Waldayer (gồm V.A, amidan vòi, amidan khẩu cái, amidan lưỡi)

Amidan (tên đầy đủ là amidan khẩu cái) là tổ chức lympho lớn nhất ở họng miệng

- Viêm amidan là tình trạng viêm nhiễm ở vùng amidan khẩu cái. Tình trạng viêm có thể ảnh hưởng đến các khu vực khác ở phía sau cổ họng, bao gồm cả V.A và amidan lưỡi. Viêm amidan cấp tính là tình trạng nhiễm trùng cấp tính của amidan do một trong số các loại vi khuẩn hoặc virus gây ra, và áp xe quanh amidan cũng có thể xảy ra, một nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 30% áp xe quanh amidan cần phải cắt amidan. Viêm amidan mạn tính là tình trạng amidan bị nhiễm trùng dai dẳng, có thể tạo thành sỏi amidan. Viêm amidan tái phát xảy ra khi cơ thể bị một số đợt viêm amidan mỗi năm. Cả viêm amidan mạn tính và tái phát đều liên quan đến quá trình viêm đi viêm lại nhiều lần của amidan, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trẻ em rất hay bị viêm amidan, mặc dù bệnh này hiếm khi xuất hiện ở độ tuổi dưới 2 tuổi. Viêm amidan do vi khuẩn Streptococcus thường xảy ra ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi, trong khi viêm amidan do virus thường xảy ra ở trẻ nhỏ hơn. Nhiều nghiên cứu báo cáo rằng tỷ lệ trung bình của tình trạng mang mầm bệnh ở trẻ em đi học đối với Streptococcus nhóm A là 15,9%. 

- Viêm amidan là bệnh lý hay gặp, đứng đầu trong các bệnh lý vùng họng. Bệnh có thể diễn biến cấp hoặc mạn tính, rất hay tái phát. Tỷ lệ viêm amidan trung bình khoảng 10% dân số.

Sơ lược giải phẫu và sinh lý liên quan

- Mỗi người có một đôi amidan khẩu cái, hình ôvan, nằm ở thành bên họng miệng, giữa trụ trước và trụ sau. 

- Cấp máu cho amidan là các mạch máu thuộc hệ cảnh ngoài: động mạch hầu lên, khẩu cái lên, các nhánh từ động mạch lưỡi và động mạch mặt. Động mạch cảnh trong nằm cách amidan 2cm về phía sau ngoài. Dẫn lưu bạch huyết của amidan về hạch cổ sâu trên và hạch cảnh, viêm amidan có thể dẫn đến viêm và áp xe các hạch này ở trẻ em. 

- Thần kinh chi phối cho amidan từ thần kinh lưỡi hầu và một số nhánh từ thần kinh khẩu cái bé qua hạch bướm khẩu cái.

- Amidan có chức năng miễn dịch. Giống như V.A, amidan không có đường bạch huyết đi vào. Trên bề mặt amidan có khoảng 10 - 30 khe hốc lấn sâu vào nhu mô được phủ bởi biểu mô vảy lát tầng không sừng hoá. Lớp biểu mô này có thể tiếp xúc với tất cả các kháng nguyên vào cơ thể qua đường ăn và đường thở, trình diện kháng nguyên và hoạt hoá các tế bào bạch cầu trong các nang lympho dưới lớp biểu mô của amidan.

Phân loại

- Viêm amidan cấp: biểu hiện bởi các triệu chứng: sốt, nuốt đau, ho, amidan sưng to, đỏ, có thể có chấm mủ.

- Viêm amidan cấp tái diễn: Là tình trạng viêm cấp tính của amidan diễn ra 4 đến 7 đợt trong 1 năm, 5 đợt trong 2 năm liên tiếp hoặc 3 đợt/ năm trong 3 năm liên tiếp.

- Viêm amidan mạn tính: biểu hiện bởi tình trạng đau họng dai dẳng, hơi thở hôi, sỏi amidan, nề đỏ niêm mạc quanh amidan, phản ứng hạch góc hàm kéo dài mà không kèm theo nguyên nhân viêm nhiễm đường hô hấp trên khác như viêm xoang, bệnh lý răng miệng...

- Viêm amidan mạn tính quá phát gây tắc nghẽn: quá phát amidan gây ngủ ngáy, ngừng thở khi ngủ, khó nuốt, thay đổi cấu trúc sọ mặt và thay đổi tiếng nói (giọng mũi nghẹt).

Viêm amidan mạn tính

Viêm amidan tái phát được mô tả là khi một người bị nhiều đợt viêm amidan tấn công mỗi năm. Viêm amidan mãn tính và tái phát đều gây ra tình trạng amidan bị viêm tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhiều trẻ em bị viêm amidan và viêm họng tái đi tái lại nhiều lần và những căn bệnh này đã trở thành một phần cuộc sống của các em. Một nghiên cứu chỉ ra rằng viêm amidan tái phát được báo cáo lần lượt với tỉ lệ là 11,7% và 12,1% trẻ em ở Na Uy và Thổ Nhĩ Kỳ. Thuốc kháng sinh có thể giúp thuyên giảm các triệu chứng tạm thời nhưng trong nhiều trường hợp, viêm amidan lại tái phát trở lại. Nguyên nhân của tình trạng nhiễm trùng tái phát như vậy đã được xác định là do vi sinh vật thường tạo ra các màng sinh học và một kho chứa nhiễm trùng trong các nếp gấp ẩm ướt và ấm áp của amidan.


Nguyên nhân Viêm amidan mạn tính

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là Adenovirus, Rhinovirus, virus cúm, á cúm, virus hợp bào hô hấp. Vi khuẩn thường gặp là liên cầu, Hemophilus Influenza, phế cầu. Đặc biệt, liên cầu beta tan huyết nhóm A có thể gây biến chứng tim, thận, khớp.


Triệu chứng Viêm amidan mạn tính

- Bệnh sử có nhiều đợt viêm cấp, tái phát.

- Toàn thân: không có gì đặc biệt, hay ốm vặt, ho, chậm phát triển.

- Cơ năng:

+ Bệnh nhân đau họng dai dẳng, nuốt vướng.

Bệnh nhân đau họng dai dẳng, nuốt vướng.

Bệnh nhân đau họng dai dẳng, nuốt vướng.

+ Hơi thở thường xuyên hôi mặc dù đã vệ sinh răng miệng tốt.

+ Thỉnh thoảng có ho, khàn tiếng.

+ Trẻ em thường thở khò khè, ngủ ngáy to. 

- Thực thể: Khám có thể thấy

+ Amidan quá phát to, vừa hoặc xơ teo, có thể thấy tổ chức bã đậu (sỏi amidan) trong các khe hốc. 

+ Trụ trước và sau nề đỏ, trụ sau dày lên thành một trụ giả.

+ Thành sau họng có nhiều hạt lympho nề đỏ.

+ Hạch góc hàm to, mật độ chắc nhẹ, có khi đau.

+ Phân độ kích thước amidan: dựa vào tỷ lệ giữa kích thước của amidan (khoảng cách từ bờ tự do của amidan đến trụ trước) với khoang họng (khoảng cách từ đường giữa tới trụ trước), người ta chia amidan thành 5 độ:

  • Độ 0: amidan nằm gọn trong hốc amidan (giữa trụ trước và trụ sau).
  • Độ I: amidan chiếm 25% khoang họng.
  • Độ II: amidan chiếm 25 - 50% khoang họng.
  • Độ III: amidan chiếm 50 - 75% khoang họng.
  • Độ IV: amidan chiếm > 75% khoang họng.

Đối tượng nguy cơ Viêm amidan mạn tính

Yếu tố nguy cơ: cơ địa dị ứng, tạng tân, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, trào ngược dạ dày thực quản, ô nhiễm môi trường...


Phòng ngừa Viêm amidan mạn tính

- Vệ sinh răng miệng, mũi họng đặc biệt trong các vụ dịch.

- Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi ho hoặc hắt hơi.

- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc ở nơi đông người.

Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc ở nơi đông người

Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc ở nơi đông người

- Giữ ấm vùng cổ ngực khi thay đổi thời tiết hoặc khi trời lạnh.

- Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng.

- Tiêm chủng mở rộng đầy đủ với trẻ nhỏ.

- Vệ sinh môi trường sống, tránh tiếp xúc với khói bụi, rượu bia, thuốc lá.


Các biện pháp chẩn đoán Viêm amidan mạn tính

- Chẩn đoán xác định: chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng.

- Chẩn đoán phân biệt:

U amidan: trong những trường hợp viêm amidan mạn tính quá phát cần phân biệt với khối u đặc biệt những trường hợp quá phát một bên amidan.


Các biện pháp điều trị Viêm amidan mạn tính

Màng sinh học vi sinh vật là nguyên nhân chính gây viêm amidan lặp đi lặp lại ở cả nhóm trẻ em và người lớn, và cần có thêm nghiên cứu để phát triển các chiến lược điều trị mới. Tuy nhiên, các phương thức điều trị phải dựa trên sự lựa chọn cẩn thận và xem xét từng cá nhân về tác động tiềm tàng của màng sinh học đối với từng trường hợp viêm amidan tái phát cụ thể. 

Các vi sinh vật trong màng sinh học có khả năng chống lại các tác nhân kháng khuẩn và các tác nhân gây hại từ môi trường cao hơn, do đó rất khó bị tiêu diệt. Điều trị màng sinh học nói chung (và cụ thể là màng sinh học trong viêm amidan mạn tính) là rất khó khăn, có thể làm tốn kém chi phí kinh tế đáng kể cho các quốc gia và cá nhân. Nó cũng là một vấn đề sức khỏe cộng đồng đang được quan tâm và phát triển ở cả những quốc gia có nguồn tài nguyên cao và thấp. Vì lý do này, nhiều nghiên cứu đã cố gắng giải quyết các vấn đề của cả màng sinh học và viêm amidan tái phát. Thay vì phát triển hoặc sử dụng nhiều chất kháng khuẩn mạnh hơn, các bác sĩ nên đảm bảo rằng họ luôn cập nhật các nghiên cứu và cách xử lý màng sinh học, bao gồm việc áp dụng các chất bôi ngoài, loại bỏ vật lý của màng sinh học và các phương pháp điều trị sáng tạo khác…

Khi điều trị kháng sinh ít hiệu quả, có thể cắt Amidan trong trường hợp sau:

Chỉ định cắt Amidan

- Viêm Amidan cấp trên 6 đợt trong 1 năm hoặc trên 3 đợt/ năm trong 2 năm liên tiếp mà phải dùng kháng sinh mới khỏi.

- Viêm Amidan gây biến chứng tại chỗ: viêm tấy, áp xe quanh Amidan.

- Viêm Amidan gây biến chứng kế cận: Viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phế quản, áp xe hạch, viêm hạch mạn tính...

- Viêm Amidan gây biến chứng xa: Viêm cầu thận, viêm khớp, viêm cơ, màng tim...

- Viêm amidan mạn tính gây hôi miệng, sỏi amidan, đau họng dai dẳng.

- Amidan quá phát gây ảnh hưởng tới chức năng thở, phát âm, ăn uống, phát triển sọ mặt.         

- Nghi ngờ khối u Amidan.

- Cắt Amidan để lấy đường vào cho phẫu thuật.

Chỉ định cắt Amidan

Chỉ định cắt Amidan

Chống chỉ định cắt Amidan

- Chống chỉ định tạm thời

+ Đang viêm cấp, có biến chứng tại chỗ của Amidan.

+ Đang có nhiễm khuẩn cục bộ hay toàn thân.

+ Có bệnh mạn tính chưa ổn định.

+ Đang trong vụ dịch (nhiễm khuẩn đường hô hấp) ở địa phương như cúm, sởi, viêm não...

+ Phụ nữ đang trong thời gian có thai, kinh nguyệt.

+ Cơ địa dị ứng như hen.

- Chống chỉ định tuyệt đối

+ Các bệnh về máu.

+ Bệnh suy tim, tâm phế mạn. 


Tài liệu tham khảo:

1. Phạm Khánh Hoà "Viêm Amidan", Tai mũi họng, NXB giáo dục Việt Nam, tái bản lần 2, tr 108- 1142. 

2. Ngô Ngọc Liễn (2016), Bệnh học Tai mũi họng, NXB Y học Hà Nội, 

3. Bailey Byron J (2006) Head & Neck Surgery - Otolaryngology, 4th Edition

4. American Academy of Otolaryngology Tonsillitis. 2018. [Accessed January 6, 2018].

5. Hayes K. Chronic and recurrent tonsillitis: what to know. 2017. [Accessed January 6, 2018].

6. Shah UK. Tonsillitis and peritonsillar abscess. Drugs & Diseases. Otolaryngology and Facial Plastic Surgery. Medscape; [Accessed January 6, 2018].

7. Pichichero ME, Casey JR. Defining and dealing with carriers of group A Streptococci. Contemp Pediatr. 2003;20(1):46–53

8. Herzon FS, Harris P. Mosher Award thesis. Peritonsillar abscess: incidence, current management practices, and a proposal for treatment guidelines. Laryngoscope. 1995;105(8 Pt 3 Suppl 74):1–17.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.