Bác sĩ: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Chuyên khoa: Hô hấp
Năm kinh nghiệm: 7 năm
Có tổng cộng 6 loại vi khuẩn Haemophilus influenzae (đặt theo thứ tự bảng chữ cái từ a đến f), ngoài ra còn một số loại không thể nhận dạng khác. Các loại vi khuẩn này khu trú bộ phận mũi và họng người khoẻ mạnh, bình thường chúng không gây hại. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, chúng có thể di chuyển đến các khu vực khác của cơ thể để gây bệnh, gây nhiễm trùng tại nơi chúng đến.
Trong số các tuýp vi khuẩn Haemophilus influenzae thì týp b (Hib) chiếm 90% nguyên nhân gây nên các bệnh nhiễm khuẩn nặng bao gồm viêm màng não và rất nhiều loại bệnh xâm lấn khác xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Do Hib là chủng gây bệnh phổ biến nhất trong số các tuýp vi khuẩn Haemophilus influenzae nên bài viết này sẽ tập trung phân tích về bệnh viêm phổi do Hib.
Vi khuẩn Haemophilus influenzae thì týp b (Hib) chiếm 90% nguyên nhân gây nên các bệnh nhiễm khuẩn nặng
Khoa học định nghĩa các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như thế này là bệnh xâm lấn, xảy ra khi các bộ phận bình thường không có vi trùng nhưng lại bị khuẩn khuẩn xâm nhập vào.
Các bộ phận vắng bóng vi trùng như tuỷ sống cũng có thể bị loại vi khuẩn này tấn công gây nên những bệnh nguy hiểm và các loại bệnh này có tỷ lệ tử vong cao, do đó cần được theo dõi và điều trị tại bệnh viện.
Một số loại bệnh xâm lấn thường gặp do vi khuẩn Hib gây nên phải kể đến đó là:
Các con số biết nói về loại vi khuẩn này và viêm phổi do Hib:
Vi khuẩn Haemophilus influenzae, trong đó có vi khuẩn Hib có khả năng gây nên nhiều loại bệnh nhiễm trùng khác nhau, do vậy biểu hiện bệnh phụ thuộc vào bộ phận nào bị nhiễm trùng. Đối với viêm phổi do Hib thì người bệnh có thể sẽ phải gặp các triệu chứng:
Ho là một trong những triệu chứng của viêm phổi
Hàng năm, Việt Nam phải chứng kiến con số lớn những bệnh nhân bị viêm phổi do vi khuẩn Haemophilus influenzae. Ở giai đoạn bệnh tiến triển nặng có thể để lại những biến chứng như sau:
Tràn dịch màng phổi là một biến chứng của viêm phổi do vi khuẩn Haemophilus influenzae
Vi khuẩn Hib tồn tại ở khu vực mũi và họng ở tất cả mọi người. Do đó kể cả người khoẻ mạnh lẫn người đang bị bệnh do Hib đều có thể lây truyền vi khuẩn cho những người khác. Thông qua những hoạt động như giao tiếp, ho, hắt hơi khiến cho nước bọt chứa vi khuẩn văng ra ngoài không khí, người đối diện rất dễ bị lây bệnh khi hít phải những giọt bắn này.
Có nhiều trường hợp bệnh nhi bị nhiễm Hib nhưng lại không biểu hiện triệu chứng nào. Nếu không được thăm khám và phát hiện thì những trẻ này có thể âm thầm lây bệnh cho trẻ khác và cộng đồng.
Đối tượng trẻ nhỏ, đặc biệt các bé dưới 2 tuổi chiếm tỷ lệ lớn của các bệnh do vi khuẩn Hib, trong đó có bệnh viêm phổi. Bất kỳ trẻ nào mà chưa được tiêm phòng Hib đều có nguy cơ cao bị mắc các bệnh do vi khuẩn Hib gây nên, nhất là những trẻ từ 6 tháng tuổi đến 2 tháng tuổi. Từ 2 tuổi trở lên trẻ sẽ hình thành miễn dịch đối với bệnh vì có tiếp xúc tự nhiên đối với bệnh.
Tốt hơn hết là các bậc phụ huynh nên đưa trẻ dưới 2 tuổi đi tiêm sớm và đủ liều vắc xin phòng Hib để trẻ không gặp các biến chứng nghiêm trọng nếu không may bị mắc phải các bệnh lý do Hib từ người khác lây sang.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC) khuyến cáo, để đề phòng viêm phổi và các bệnh xâm lấn khác do vi khuẩn Hib gây nên, cha mẹ cần cho con dưới 2 tuổi sớm tiêm vắc xin phòng Hib.
Đối với những trẻ lớn hơn 2 tuổi và người trưởng thành thì không cần tiêm vắc xin. Tuy nhiên những người mắc các bệnh làm gia tăng nguy cơ nhiễm những bệnh do Hib thì được khuyến cáo nên tiêm phòng.
Vắc-xin là công cụ duy nhất có khả năng ngăn ngừa phần lớn các bệnh nặng do vi khuẩn Hib
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, vắc-xin là công cụ duy nhất có khả năng ngăn ngừa phần lớn các bệnh nặng do vi khuẩn Hib gây ra.
Tại Việt Nam, vắc xin phòng bệnh do Hib được triển khai trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng từ năm 2010. Hiện nay có 3 loại vắc xin phòng bệnh do vi khuẩn Hib đó là:
Hai loại vắc xin này có thể tiêm cho trẻ lúc 2, 3, 4 tháng tuổi, sau đó tiêm mũi thứ 2 nhắc lại khi trẻ 16 - 18 tháng tuổi. Những loại vắc xin phối hợp phòng nhiều bệnh sẽ giúp giảm số mũi tiêm cho trẻ, giúp gia đình tiết kiệm được thời gian.
Phụ huynh có thể cân nhắc các vắc xin hợp lý để thực hiện tiêm cho con em mình. Đảm bảo trẻ được tiêm đúng lịch, đúng liều để khả năng phòng ngừa các bệnh do Hib ở mức cao nhất.
Tính đến nay tại Việt Nam đã có trên 8 triệu trẻ em đã được thực hiện tiêm vắc xin phòng các bệnh do vi khuẩn Hib gây ra. Việc tiêm chủng kịp thời và đầy đủ đã góp phần giúp cho hàng triệu trẻ em tránh khỏi nguy cơ cao mắc bệnh viêm phổi nói riêng và những bệnh do Hib khác nói chung, đồng thời tránh được các biến chứng nghiêm trọng và tử vong khi nhiễm bệnh.
Do cơ chế lây truyền của vi khuẩn Haemophilus influenzae có thể lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc với các giọt bắn của người bệnh nên nếu như đã có tiếp xúc với những người mắc bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae, nên sử dụng kháng sinh để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài các biện pháp như dùng kháng sinh, tiêm vắc xin để phòng bệnh do Hib, cha mẹ cần thường xuyên thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống để hạn chế nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Haemophilus influenzae.
Ngoài dựa vào các triệu chứng lâm sàng của người bệnh, bác sĩ cần phải dựa vào các yếu tố khác bao gồm:
Chụp X-quang phổi chẩn đoán viêm phổi
Tại bệnh viện Medlatec, các bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng máy chụp cắt lớp vi tính 128 dãy để xác định tổn thương, việc xác định loại vi khuẩn sẽ được thực hiện qua các xét nghiệm đặc hiệu về đờm như: Nuôi cấy định danh vi khuẩn, Panel các tác nhân vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp được thực hiện bằng phương pháp Real Time PCR.
Đối với bệnh nhi bị mắc viêm phổi do Hib thì cha mẹ cần lưu ý các triệu chứng khởi phát ở trẻ, đồng thời cần đưa bé đi viện thăm khám để được chẩn đoán sớm, từ đó mới có thể áp dụng được phác đồ điều trị phù hợp.
Để điều trị viêm phổi do Hib có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh như: Cephalosporin, ampicillin,... Thời gian điều trị có thể duy trì từ 1 - 2 tuần.
Đã xuất hiện nhiều trường hợp có phản ứng kháng thuốc nên sẽ dùng những loại kháng sinh khác thay thế như clarithromycin, các cephalosporin phổ rộng, trimethoprim - sulfamethoxazol,... Tuy nhiên việc sử dụng thuốc kháng sinh cần phải theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý cho bệnh nhân dùng thuốc.
Nếu bệnh nhân gặp chứng viêm nắp thanh quản thì có thể áp dụng máy thở, thông đường thở và ngăn chặn viêm tắc đường hô hấp.
Việc điều trị viêm phổi do vi khuẩn Haemophilus Influenzae đã được các bác sĩ tại NBVĐK MEDLATEC áp dụng cho rất nhiều bệnh nhân có bệnh này tại viện và đem lại hiệu quả cao, chữa khỏi hoàn toàn cho tất cả các bệnh nhân được điều trị.
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!