Bác sĩ: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Chuyên khoa: Sản khoa
Năm kinh nghiệm: 10 năm
Trong xã hội hiện nay, tỷ lệ vô sinh ngày càng gia tăng do rất nhiều nguyên nhân. Điều đó ảnh hưởng khá nặng nề đến cuộc sống vợ chồng. Nhưng với tiến bộ của nên y khoa hiện nay, rất nhiều cặp vợ chồng vô sinh đã vỡ òa hạnh phúc khi được chào đón những đứa con của mình.
Vô sinh là gì ?
Vô sinh thường được định nghĩa là không thể có thai sau 1 năm quan hệ tinh dục mà không sử dụng bất kỳ phương pháp tránh thai nào. Mặc dù, vô sinh thường được coi là vấn đề của người phụ nữ, nhưng đó là quan điểm sai lầm, vô sinh có thể là vấn đề của cả nam giới và nữ giới, thậm chí trong xã hội hiện đại ngày nay, vô sinh không tìm thấy nguyên nhân.
Vô sinh nữ
Vô sinh được chia làm 2 loại :
- Vô sinh nguyên phát: được định nghĩa là chưa bao giờ có thai sau 1 năm quan hệ tình dục mà không sử dụng bất kỳ phương pháp tránh thai nào.
- Vô sinh thứ phát: được định nghĩ là không thể có thai sau 1 năm quan hệ tinh dục mà không sử dụng bất kỳ phương pháp tránh thai nào, mặc dù trước đã đã có con hoặc đã từng có thai.
Vô sinh nữ là tình trạng vô sinh nhưng nguyên nhân là do người phụ nữ.
Để có thể thụ thai thành công, các bước trong hoạt động sinh sản của con người phải phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng, chính xác. Các bước bao gồm là:
- Một nang trứng (đôi khi có thể là 2 nang trứng) trưởng thành được giải phóng từ một trong hai buồng trứng.
- Trứng sau khi rụng sẽ di chuyển đến vào dẫn trứng và dừng lại ở đoạn 1/3 ống dẫn trứng để chờ thụ tinh với tinh trùng
- Tinh trùng sau khi xuất tinh khỏi bộ phận sinh dục nam giới vào trong âm đạo sẽ di chuyển lên cổ tử cung, qua tử cung và vào ống dẫn trứng để gặp trứng để thụ tinh.
- Trứng sau khi đã hoàn thành quá trình thụ tinh sẽ di chuyển nhờ sự giúp đỡ của các lông mao trong ống dẫn trứng để đến tử cung.
- Trứng đã được thụ tinh thành công sẽ làm tổ trong buồng tử cung và phát triển thành thai trong tử cung.
Ở phụ nữ, khi các nguyên nhân có thể làm gián đoạn quá trình trên thì sẽ gây ảnh hưởng đến việc có thai. Vậy đâu là nguyên nhân nào gây ra vô sinh ở nữ giới?
Rối loạn rụng trứng
Rụng trứng không thường xuyên hoặc không rụng là nguyên nhân dẫn đến hầu hết các trường hợp vô sinh. Rối loạn điều hòa hormone sinh sản của hệ thống dưới đồi - tuyến yên hoặc những bất thường ở buồng trứng đều là tác nhân gây ra rối loạn quá trình phát triển của nang trứng và rụng trứng.
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): PCOS gây rối loạn cân bằng hormone, cụ thể là làm tăng nồng độ LH và Androgen, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của nang trứng và rụng trứng. Kháng insulin là tình trạng có liên quan đến PCOS và tăng cân, lông mọc nhiều ở mặt hoặc 2 chi và mọc nhiều mụn trứng cá. Đây là nguyên nhân hay gặp nhất gây vô sinh ở nữ giới.
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
- Rối loạn chức năng hạ đồi: Tuyến yên chịu trách nhiệm sản xất ra 2 hormon có tác dụng kích thích phát triển trứng và rụng trứng hàng tháng - hormone FSH giúp nang trứng phát triển và hormone LH giúp nang trứng trưởng thành, rụng trứng và tạo hoàng thể . Khi Trạng căng thẳng thường xuyên, kéo dài , chỉ số BMI quá cao hoặc thấp, tăng cân hoặc giảm cân đột ngột,… có thể làm ảnh hưởng đến việc chế tiết các hormone của tuyến yên, từ đó ảnh hưởng đến quá trình triển của nang trứng và rụng trứng. Rối loạn kinh nguyệt hoặc vô kinh là những dấu hiệu thường gặp do rối loạn này gây ra.
- Suy buồng trứng nguyên phát: Còn được gọi là suy giảm hoạt động buồng trứng sớm, nguyên nhân có thể là do những phản ứng tự miễn gây ra hoặc do suy giảm trứng sớm từ buồng trứng, là hậu quả của di truyền từ mẹ hoặc điều trị hóa trị. Buồng trứng bị suy giảm số lượng trứng dẫn đến làm giảm sản xuất hormon estrogen ở phụ nữ trước 40 tuổi.
- Tăng prolactin: Prolactin được sản xuất qua mức gây dư thừa ở tuyến yên (còn được gọi là tăng prolactin máu), ức chế buồng trứng sản xuất hormon estrogen và có thể là ngyên nhân gây ra vô sinh. Việc sử dụng các loại thuốc như: thuốc giảm đau, thuốc thần kinh,…cũng có thể là nguyên nhân gây tăng prolactin.
Tổn thương vòi trứng
Vòi trứng bị tổn thương(như: viêm, ứ dịch ống dẫn trứng ) hoặc bị dính tắc cả hai bên khiến tinh trùng không di chuyển được lên vòi trứng để gặp trứng hoặc cản trở đường di chuyển của trứng đã được thụ tinh vào tử cung. Các nguyên nhân gây tổn thương vòi trứng có thể bao gồm:
- Các Bệnh lý nhiễm khuẩn vùng chậu như: nhiễm trùng buồng tử cung hoặc ống dẫn trứng do các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục do lậu cầu, chlamydia,…
- Tiền sử trước đó có phẫu thuật ở ổ bụng hoặc khung chậu, như phẫu thuật: chửa ngoài tử cung,…
Lạc nội mạc tử cung
Khi các mô niêm mạc ở trong tử cung bám vào những cơ quan khác ở ngoài tử cung và phát triển thành các khối u thì được gọi là lạc nội mạc tử cung.
Sự phát triển của các khối lạc nội mạc tử cung hoặc biến chứng của phẫu thuật cắt bỏ khối lạc nội mạc tử cung có thể gây ra sẹo dính ở tử cung, hoặc làm tắc vòi trứng làm ngăn cản việc di chuyển của tinh trùng đến gặp trứng.
Nguyên nhân do tử cung hoặc do cổ tử cung
Những bất thường từ tử cung hoặc cổ tử cung cũng là nguyên nhân có thể cản trở quá trình làm tổ của trứng đã thụ tinh hoặc làm tăng nguy cơ sẩy thai:
- U xơ tử cung, lạc nội mạc trong cơ tử cung, polyp tử cung hoặc cổ tử cung, có thể ảnh hưởng đến việc câm nhập của tinh trùng vào trong buồng tử cung, vòi trúng, hoặc ảnh hưởng đến sự làm tổ của trứng đã được thụ tinh. Nhiều trường hợp phụ nữ bị u xơ tử cung hoặc polyp tử cung vẫn có thể mang thai bình thường.
- Các dị dạng bẩm sinh ở tử cung như: tử cung nhi hóa, tử cung đôi, tử cung có vách ngăn, không có tử cung,…. gây khó khăn đến việc mang thai hoặc duy trì thai kỳ.
- Chít hẹp ống cổ tử cung có thể do dị tật bẩm sinh sau khi sinh hoặc sau các thủ thuật, nhiễm khuẩn làm cổ tử cung bị chít hẹp.
- Viêm nhiễm ở cổ tử cung như : viêm lộ tuyến cổ tử cung khiến cho tăng tiết dịch ở cổ tử cung, âm đạo có thể gây cản trở di chuyển của tinh trùng qua cổ tử cung vào tử cung.
Vô sinh không tìm được nguyên nhân
Trong nhiều trường hợp, không tìm được nguyên nhân của vô sinh. Tuy nhiên, việc không xác định được nguyên nhân vô sinh cũng không có nghĩa là bạn mất hy vọng hoàn toàn trong việc tìm kiếm con yêu, vợ chồng bạn vẫn có con nhờ sự vào cuộc của các phương pháp hỗ trợ sinh sản.
Ngoài ra, tỷ lệ vô sinh gia tăng còn có thể do một số yếu tố có nguy cơ sau:
Những yếu tố nguy cơ làm cho vô sinh ở nữ giới cao hơn, bao gồm:
- Tuổi: hoạt động của buồng trứng bao gồm chất lượng và số lượng bắt đầu suy giảm dần theo tuổi tác. Từ 30 tuổi trở đi, tốc độ rụng trứng tăng nhanh và chất lượng trứng kém đi. Đồng nghĩa với việc thụ thai trở nên khó khăn hơn, và nếu thụ thai được thì nguy cơ sẩy thai cũng tăng lên.
- Hút thuốc lá: Phụ nữ nghiên hút thuốc lá cũng được cho là nguyên nhân làm cho hoạt động buồng trứng của người phụ nữ kém đi và làm rụng trứng sớm. Bác sỹ khuyến cáo phụ nữ không nên hút thuốc.
- Cân nặng: Việc rụng trứng cũng bị ảnh hưởng từ cân nặng của ngừa phụ nữ( béo phì hoặc thiếu cân). Cân nặng hợp lý kết hợp với sức khỏe tốt có thể làm tăng khả năng rụng trứng, từ đó tăng khả năng thụ thai.
- Lịch sử tình dục: Các bệnh nhiễm trùng qua quan hệ tình dục không bảo vệ như nhiễm khuẩn chlamydia và lậu cầu,… có thể làm viêm hoặc tắc ống dẫn trứng. Không sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tinh dục hoặc có nhiều bạn tình sẽ làm tăng nguy cơ bị mắc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.
- Rượu: Uống rượu quá mức có thể làm suy giảm khả năng thụ thai.
- Duy trì cân nặng hợp lý. Phụ nữ béo phì và cân nặng thấp dễ bị rối loạn rụng trứng hơn. Nếu bạn cần giảm cân, nên có chế độ tập thể dục hợp lý, khoa học. Tập thể dục với cường độ cao, liên tục trong nhiều giờ có thể giảm rụng trứng.
Phụ nữ béo phì và cân nặng thấp dễ bị rối loạn rụng trứng hơn
- Dừng việc hút thuốc. Thuốc lá có tác động rất lớn đến khả năng thụ thai, cũng như đến sức khỏe của người phụ nữ và thai nhi. Bác sỹ khuyến cáo nếu bạn đang mong có thai, hãy dừng ngay việc hút thuốc lá.
- Nói không với uống rượu. Uống nhiều rượu có thể gây hậu quả làm giảm khả năng sinh sản. Và uống rượu bia nào trong khi đang mang thai cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Nói không với rượu,bia khi đang mong có thai và không uống rượu khi đang mang thai.
- Giảm căng thẳng. Một số giả thuyết cho rằng căng thẳng có thể gây rối loạn rụng trứng khiến cho quá trình điều trị vô sinh không được như mong đợi. Trước khi mang thai hãy giảm bớt sự căng thẳng trong công việc và cuộc sống.
- Thực hiện khám sức khỏe định kỳ.
Để có được câu trả lời chính xác về nguyên nhân gây ra vô sinh ở nữ giới, bác sỹ chuyên khoa cần phải :
- Thăm khám lâm sàng: hỏi tiền sử sức khỏe sinh sản như: chu kỳ kinh nguyệt, tiền sử viêm nhiễm phụ khoa trước đó, đã từng nạo hút thai hay chưa.
+ Tiền sử người phụ nữ cũng như tiền sử gia đình có mắc các bệnh lý đặc biệt gì không
- Khám bộ phận sinh dục : cổ tử cung, âm hộ, âm đạo…
Khám bộ phận sinh dục : cổ tử cung, âm hộ, âm đạo…
- Siêu âm phần phụ qua ngả âm đạo, siêu âm ổ bụng đánh giá những bất thường ở cơ quan lân cận
- Chụp X-quang tử cung - vòi trứng: đánh giá hình thái tử cung và sự thông thoáng của hai vòi trứng
- Các xét nghiệm:
+ Xét nghiệm soi dịch âm đạo, Chlamydia
+ Xét nghiệm sàng lọc, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung : xét nghiệm HPV , tế bào âm đạo- cổ tử cung(PAP-Smear)
+ Xét nghiệm nội tiết hormone nữ: LH, FSH, Progesterone, Prolactin, Estradiol, Testosteron.
+ Xét nghiệm khả năng dự trữ nang noãn của buồng trứng: AMH
+ Các xét nghiệm máu các bệnh lây truyền qua con đường tình dục như: VGB, HIV, giang mai,…
Tốt nhất căn cứ vào nguyên nhân gây vô sinh nữ để điều trị:
- Điều hòa lại chu kỳ kinh nếu nguyên nhân do chu kỳ kinh không đều hoặc vô kinh
- Dùng thuốc kích thích sự lớn lên của nang noãn và rụng trứng
Dùng thuốc kích thích sự lớn lên của nang noãn và rụng trứng
- Phẫu thuật
Nếu sau khi điều trị theo nguyên nhân mà vẫn chưa thụ thai hoặc những trường hợp vô sinh không tìm thấy nguyên nhân thì bác sỹ có thể sử dụng đến các biện pháp hỗ trợ sinh sản như: bơm tinh trùng vào buồng tử cung( IUI), thụ tinh trong ống nghiệm (IVF),…
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!