Tin tức
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: Những biến chứng bệnh gây ra nếu không điều trị sớm
- 23/07/2021 | Viêm nội tâm mạc: triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa bệnh
- 18/12/2024 | Tràn dịch màng ngoài tim: Phát hiện và điều trị sớm để giảm nguy cơ biến chứng
- 23/12/2024 | Tràn dịch màng tim: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
1. Nguyên nhân gây nên và triệu chứng dễ gặp ở bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
1.1. Nguyên nhân nào dẫn đến viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn?
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng gặp phải ở lớp mô lót bên trong của tim (nội tâm mạc). Bệnh xảy ra do:
- Nhiễm khuẩn từ nguồn ngoài cơ thể: Thường gặp nhất là Staphylococcus aureus, Streptococcus viridans, Enterococci,... hoặc nấm Aspergillus, Candida.
- Vi khuẩn xâm nhập vào máu thông qua:
+ Thủ thuật nha khoa: Làm sạch răng, nhổ răng, điều trị viêm nha chu.
+ Phẫu thuật hoặc thủ thuật y khoa: Đặt ống thông tiểu, thay van tim, sử dụng thiết bị y tế không được vô trùng.
+ Sử dụng dụng cụ tiêm không được vệ sinh: Tạo điều kiện để vi khuẩn trực tiếp đi vào cơ thể.
- Suy giảm hệ miễn dịch: Chủ yếu gặp ở người bị tiểu đường, bệnh nhân HIV hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch.
- Bệnh tim bẩm sinh hoặc người đã thay van tim nhân tạo khiến vi khuẩn dễ dàng bám vào nội tâm mạc, tạo thành mảng vi khuẩn làm tắc nghẽn dòng máu, phá hủy van tim, và lan rộng phạm vi nhiễm trùng.
Sự xâm nhập của vi khuẩn Staphylococcus aureus có thể gây viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
2.2. Triệu chứng dễ gặp ở bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn thường khởi phát với các triệu chứng khá giống với tình trạng nhiễm khuẩn thông thường khác nên dễ gây nhầm lẫn. Người mắc bệnh lý này thường sốt cao liên tục kèm theo ớn lạnh và đổ mồ hôi ban đêm, đau nhức toàn thân, cảm thấy kiệt sức,... Người bệnh cũng có thể giảm cân nhanh do nhiễm trùng kéo dài, đau vùng bụng do sưng gan hoặc to lá lách.
Nếu gây ra vấn đề ở cơ quan khác thì người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như:
- Triệu chứng ở da và móng:
+ Xuất hiện vết xuất huyết dưới móng tay hoặc móng chân dạng các đường mảnh màu đỏ hoặc tím.
+ Có các đốm đỏ, không đau xuất hiện ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.
+ Nổi nốt sưng đỏ gây đau ở đầu ngón tay hoặc ngón chân.
- Triệu chứng ở tim:
+ Người bệnh cảm thấy hụt hơi, đau ngực, nhất là khi vận động hoặc nằm xuống.
+ Trong quá trình thăm khám tim bằng ống nghe, bác sĩ sẽ nhận thấy có âm thanh bất thường ở tim. Đây là kết quả của sự tổn thương các van tim.
+ Đau ngực.
- Triệu chứng thần kinh:
+ Có dấu hiệu đột quỵ như tê liệt, nói khó, mất ý thức.
+ Mất tập trung, lú lẫn do tổn thương thần kinh trung ương.
- Triệu chứng ở thận
+ Đi tiểu ra máu.
+ Đau vùng lưng dưới.
- Triệu chứng ở phổi: Cục máu đông hoặc vi khuẩn có thể gây viêm phổi với các triệu chứng như ho, đau ngực, khó thở.
3. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn có phải là bệnh lý nguy hiểm không?
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn được xếp vào nhóm bệnh nguy hiểm bởi những biến chứng mà bệnh gây ra khi không được phát hiện và điều trị sớm:
3.1. Tổn thương van tim nghiêm trọng
Vi khuẩn có thể làm tổn thương hoặc phá hủy van tim, khiến chức năng bơm máu của tim bị suy giảm. Tổn thương nghiêm trọng tại van tim khiến cho tim không thể bơm đủ máu để nuôi cơ thể và gây suy tim. Tình trạng này có thể trở thành nguyên nhân gây rung nhĩ hoặc các vấn đề khác về rối loạn nhịp tim.
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn không điều trị ngay có thể nên các bệnh lý ở tim
3.2. Nhiễm trùng lan rộng
Nếu không kịp thời điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn thì vi khuẩn có thể lan ra nhiều cơ quan của cơ thể như phổi, gan, lá lách, thận,... gây ra các ổ áp xe hoặc viêm nghiêm trọng. Nghiêm trọng nhất là sự xâm nhập của vi khuẩn vào máu, gây nhiễm trùng huyết khiến người bệnh có thể tử vong.
3.3. Tổn thương não hoặc đột quỵ
Khi nhiễm trùng lan đến não có thể gây viêm màng não hoặc các vấn đề thần kinh khác như mất ý thức, rối loạn vận động,... Trường hợp vi khuẩn hoặc mảnh vụn từ nội tâm mạc bị viêm hình thành cục huyết khối và di chuyển vào mạch máu não, người bệnh sẽ đứng trước nguy cơ đột quỵ.
3.4. Tổn thương các cơ quan khác
Sự hình thành cục máu đông ở tim do viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn chính là tác nhân làm tắc nghẽn mạch máu trong phổi, gây nhồi máu phổi. Trường hợp này, người bệnh sẽ thấy ngực có những cơn đau dữ dội.
Ngoài ra, nhiễm trùng kéo dài còn tăng nguy cơ viêm thận hoặc tổn thương chức năng lọc máu của thận. Nhiễm trùng từ tim có thể lan sang phổi, gây viêm phổi nặng với các triệu chứng như ho, sốt cao, khó thở,...
3.5. Nguy cơ tử vong cao
Phát hiện và điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn khi bệnh đã tiến triển nghiêm trọng khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ tử vong. Tỷ lệ tử vong do bệnh này đặc biệt cao ở bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, người cao tuổi hoặc người có bệnh lý nền nghiêm trọng như tiểu đường, bệnh tim, ung thư.
Khám sức khỏe giúp phát hiện sớm dấu hiệu viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
Với những biến chứng trên đây, có thể khẳng định rằng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là bệnh lý nguy hiểm. Nếu không được điều trị, người bệnh có nguy cơ tăng tỷ lệ tử vong. Trường hợp điều trị muộn, người bệnh vẫn có nguy cơ gặp các biến chứng lâu dài như suy tim hoặc tái phát viêm nội tâm mạc.
Tuy nhiên, khả năng phục hồi tốt và nguy cơ gặp phải biến chứng hoàn toàn có thể được kiểm soát nếu bệnh được phát hiện sớm. điều trị kịp thời bằng phác đồ phù hợp. Muốn làm được điều này, khám sức khỏe định kỳ là giải pháp đầu tiên được khuyến nghị. Ngoài ra, mỗi cá nhân cũng cần thực hiện tốt khâu chăm sóc răng miệng, điều trị triệt để các tình trạng nhiễm trùng.
Nếu phát hiện bất cứ triệu chứng nào như đã đề cập ở trên, quý khách hàng có thể liên hệ ngay Hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
