Các tin tức tại MEDlatec
Xét nghiệm máu và nước tiểu khi mang thai có ý nghĩa như thế nào?
- 15/03/2022 | Xét nghiệm máu bao lâu có kết quả và khi nào nên thực hiện?
- 29/04/2022 | Chuyên gia hướng dẫn về cách đọc các chỉ số xét nghiệm máu bình thường
- 14/04/2022 | Gợi ý địa chỉ xét nghiệm máu ở Hà Nội đảm bảo chính xác và nhanh chóng
- 15/03/2022 | Xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm không thấy nguyên nhân do đâu?
1. Ý nghĩa của xét nghiệm máu và nước tiểu khi mang thai?
1.1. Xét nghiệm nước tiểu trong thai kỳ có thể phát hiện những bệnh gì?
Kết quả của xét nghiệm nước tiểu có thể giúp mẹ bầu phát hiện ra những bệnh lý dưới đây:
-
Bệnh tiểu đường:
Tiểu đường trong quá trình mang thai là một vấn đề khá phổ biến. Nếu không kiểm soát tốt, bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ tiền sản giật. Trẻ sinh ra từ người mẹ bị tiểu đường cũng có thể đối mặt với bệnh tiểu đường tuýp 2 sau khi sinh, ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ trong tương lai.
Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra nhiễm trùng đường tiết niệu
-
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp ở nữ giới, nhất là những phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do sự thay đổi về nội tiết tố khiến nước tiểu bị cô đặc, chứa nhiều bạch cầu và hồng cầu,… là điều kiện thuận lợi để khuẩn bệnh phát triển và gây nhiễm trùng đường tiểu.
Tuy nhiên, căn bệnh này lại không có biểu hiện rõ ràng và rất dễ nhầm lẫn với những căn bệnh khác. Để kiểm soát bệnh, bác sĩ tư vấn uống nhiều nước, khám phụ khoa, trong một số trường hợp có thể chỉ định thuốc kháng sinh cho mẹ bầu. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, trong đó bao gồm sinh non và sinh con nhẹ cân.
-
Xác định nguy cơ tiền sản giật
Bất cứ mẹ bầu nào cũng có thể phải đối mặt với tình trạng tiền sản giật. Đây là vấn đề đặc biệt nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ bầu và thai nhi. Bằng phương pháp xét nghiệm nước tiểu, các bác sĩ có thể kiểm tra được lượng protein và từ đó đánh giá được nguy cơ tiền sản giật cũng như một số vấn đề huyết áp của mẹ bầu. Trong trường hợp mẹ bầu có nguy cơ tiền sản giật thì cần thăm khám thường xuyên để theo dõi sức khỏe và xử lý kịp thời nếu xảy ra biến chứng.
-
Phát hiện các bệnh lý về thận
Kết quả xét nghiệm nước tiểu cũng có thể đánh giá được tình trạng viêm cầu thận và một số bệnh lý khác về thận.
-
Bệnh lây qua đường tình dục
Xét nghiệm nước tiểu cũng có thể phát hiện một số bệnh lý lây qua đường tình dục ở mẹ bầu chẳng hạn như bệnh lậu, Chlamydia,… Những căn bệnh này không chỉ gây ra các triệu chứng phiền toái mà còn có thể dẫn đến nguy cơ sinh non, sảy thai hoặc nhiễm trùng phổi, nhiễm trùng mắt ở trẻ sơ sinh.
1.2. Ý nghĩa xét nghiệm máu khi mang thai
Xét nghiệm máu không thể thiếu trong quá trình thăm khám thai và có thể cho biết:
- Nhóm máu: Việc xác định thai phụ mang nhóm máu A, O, B hay AB cũng là yếu tố cần thiết trong trường hợp thai phụ cần truyền máu.
- Yếu tố Rh: Trong trường hợp máu của cha mang yếu tố Rh+, máu của mẹ có yếu tố Rh-, thì máu thai nhi có thể mang yếu tố Rh+. Khi cơ thể mẹ sản xuất kháng thể có thể phá vỡ hồng cầu và gây ra các biến chứng với những lần mang thai sau này. Ngoài ra, yếu tố Rh rất quan trọng trong việc hiến máu và truyền máu.
Xét nghiệm máu đánh giá nguy cơ dị tật thai nhi
- Tổng phân tích tế bào máu: Tình trạng thiếu máu của bệnh nhân. Bên cạnh đó, xét nghiệm máu còn giúp nhận biết rối loạn tế bào máu, chẳng hạn như bệnh tế bào hình liềm hay bệnh tan máu bẩm sinh Thalassaemia.
- Phát hiện một số bệnh truyền nhiễm của mẹ có thể lây truyền và gây nguy hiểm cho thai nhi, chẳng hạn như giang mai, bệnh lậu, viêm gan B, HIV,… Khi phát hiện kịp thời, các bác sĩ sẽ đưa ra cách xử lý hiệu quả để phòng ngừa tổn thương và nguy cơ lây nhiễm bệnh cho trẻ.
- Xét nghiệm sàng lọc trước sinh :
+ Double test: Từ tuần thứ 12 đến 13
+ Triple test: Được thực hiện từ tuần thứ 15-19.
+ Xét nghiệm NIPT: Sàng lọc sớm từ tuần thứ 9.
Xét nghiệm máu khi mang thai để xác định tiểu đường thai kỳ
- Kiểm tra thai phụ có mắc tiểu đường thai kỳ hay không ở tuần từ 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ. Ngoài ra, xét nghiệm máu còn đánh giá tình trạng thiếu sắt, thiếu canxi,..
2. Một số lưu ý về xét nghiệm máu và nước tiểu khi mang thai
Dưới đây là một số lưu ý về xét nghiệm máu và nước tiểu khi mang thai:
- Nên nhịn ăn, nhịn tiểu trước khi thực hiện xét nghiệm.
- Nên xét nghiệm máu vào buổi sáng và khoảng 12 tiếng trước khi xét nghiệm thì không nên uống các loại nước ép hoa quả, cà phê,…
Không ăn thực phẩm có màu đậm để tránh ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm nước tiểu
- Vệ sinh bộ phận sinh dục bằng nước sạch, không dùng dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa mạnh. Những sản phẩm này có thể ảnh hưởng đến môi trường âm đạo và làm sai lệch kết quả xét nghiệm.
- Không ăn các loại thực phẩm đậm màu hay vận động quá sức trước khi thực hiện xét nghiệm.
- Thực phẩm chức năng, vitamin,… đều có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
- Có thể tham khảo thông tin từ bác sĩ để có được những hướng dẫn chi tiết nhất.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những đơn vị y tế tiên phong và đáng tin cậy trong lĩnh vực xét nghiệm nói chung và xét nghiệm xét nghiệm máu và nước tiểu khi mang thai nói riêng. Mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm khi thực hiện xét nghiệm tại đây.
Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao cùng với hệ thống thiết bị y khoa hiện đại sẽ mang đến những kết quả chính xác và nhanh chóng nhất. Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian, mẹ bầu có thể lựa chọn dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu tại nhà của MEDLATEC. Để được tư vấn thêm và có nhu cầu đặt lịch xét nghiệm sớm, mẹ bầu hãy gọi đến tổng đài 1900 56 56 56. MEDLATEC luôn mong muốn đồng hành cùng mẹ bầu, đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!