Các tin tức tại MEDlatec
10 dấu hiệu thiếu máu ở trẻ em - ba mẹ đã biết chưa?
- 10/10/2024 | Thiếu máu não: những thông tin không nên bỏ qua
- 10/10/2024 | Nguyên nhân thiếu máu: Hiểu đúng để biết cách phòng ngừa
- 29/11/2024 | Tìm hiểu chi tiết về các chỉ số thiếu máu ở trẻ em
1. Các dấu hiệu thiếu máu ở trẻ em
Nếu bé xuất hiện các triệu chứng sau, ba mẹ có thể nghĩ đến khả năng con bị thiếu máu.
Da xanh xao
Có thể nói đây là dấu hiệu thiếu máu ở trẻ em hay gặp nhất. Cụ thể, nếu cơ thể thiếu máu, làn da của bé trông xanh xao. Đặc biệt, khi kiểm tra lòng bàn tay hay lòng bàn chân (nơi tập trung nhiều mao mạch) sẽ thấy nhợt nhạt, không hồng hào như những trẻ khác.
Rụng tóc
Rụng tóc ở trẻ em có thể liên quan đến tình trạng thiếu máu. Trẻ bị thiếu máu có lượng hồng cầu thấp, trong khi đây là tế bào có nhiệm vụ vận chuyển oxy đến các mô của cơ thể. Khi các tế bào không nhận đủ oxy, điều này cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của tóc. Bên cạnh đó, thiếu máu chủ yếu do thiếu sắt, mà sắt là một khoáng chất thiết yếu cho việc sản xuất keratin - một protein quan trọng cấu thành nên tóc. Do đó, thiếu máu cũng là một trong những lý do khiến trẻ bị rụng tóc.
Móng khô dễ gãy
Thiếu máu ở trẻ em cũng gây ra móng tay khô và dễ gãy. Lý do chủ yếu bởi sự thiếu hụt oxy và thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu như sắt, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của móng tay, khiến chúng trở nên yếu và giòn hơn.
Người chậm chạp
Thiếu máu khiến hoạt động cung cấp oxy và dưỡng chất đến não, các tế bào và mô bị ảnh hưởng. Vì vậy, trẻ thường rơi vào trạng thái hay buồn ngủ, kém tập trung, kém hoạt bát. Thay vào đó, trẻ sẽ “ngủ gà ngủ gật” dù đã ngủ đủ giấc, đi đứng chậm chạp, ít vui chơi, nhanh bị mệt, thường xuyên đau đầu.
Trẻ thiếu máu hay mệt mỏi, mất tập trung, thường xuyên đau đầu
Ăn uống kém
Trẻ biếng ăn vì nhiều nguyên nhân, không loại trừ do thiếu máu. Theo đó, khi cơ thể không được cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất để tạo máu như sắt, acid folic, vitamin B12,… sẽ gây ra tình trạng thiếu máu. Do thiếu máu nên trẻ luôn cảm thấy uể oải, mệt mỏi, không muốn ăn. Và càng biếng ăn thì tình trạng thiếu máu càng nghiêm trọng.
Tăng trưởng chậm
Chính vì thiếu máu khiến trẻ ăn uống kém, ít vận động nên hệ quả tất yếu là tăng trưởng chậm. Thậm chí, bé ngừng tăng trưởng, cân nặng sụt giảm, thấp bé nhẹ cân hơn bạn bè đồng trang lứa. Đây không chỉ là dấu hiệu mà còn là hệ lụy của bệnh lý thiếu máu ở trẻ em.
Nhịp tim nhanh
Như đã nói, thiếu máu khiến hoạt động cung cấp oxy và dưỡng chất trong cơ thể bị trì trệ. Để đảm bảo cho các hoạt động của các cơ quan, tim phải tăng cường hoạt động để bơm máu (mang oxy và dưỡng chất) đi nuôi cơ thể. Điều này khiến nhịp tim của trẻ nhanh hơn bình thường, đặc biệt là khi trẻ vui chơi, vận động.
Dấu hiệu thiếu máu ở trẻ em là nhịp tim nhanh, đau tức ngực, khó thở
Thở hụt hơi
Dấu hiệu này thường xảy ra ở những trẻ bị thiếu máu trầm trọng, dù tim hoạt động “hết công suất” cũng không bơm đủ máu đi nuôi cơ thể, dẫn đến tình trạng khó thở, thở hụt hơi, kèm theo đau tức ngực. Nếu không được phát hiện và can thiệp, trẻ có thể ngất xỉu hoặc rơi vào các tình huống nguy hiểm hơn.
Dễ ốm vặt
Trẻ dưới 5 tuổi rất dễ bị ốm vặt do nhiều nguyên nhân. Nhưng nếu trẻ thường xuyên ốm vặt, tần suất ốm vặt nhiều hơn các trẻ khác, có khả năng trẻ bị thiếu máu. Bởi khi thiếu máu, các tế bào hồng cầu trong máu bị thiếu hụt. Tế bào hồng cầu trong máu càng ít thì chức năng của hệ miễn dịch càng kém. Do đó, trẻ dễ mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hóa,…
Trẻ mắc hội chứng Pica
Pica là một chứng rối loạn ăn uống liên quan đến việc ăn những thứ thường không được coi là thực phẩm và không chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, chẳng hạn như đất, cát, sỏi,… Khi mắc hội chứng này, trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng và nguy cơ cao bị thiếu máu.
Trẻ mắc hội chứng Pica thường ăn những thứ không được coi là thực phẩm, gây thiếu hụt dinh dưỡng và thiếu máu
2. Biện pháp cải thiện thiếu máu ở trẻ em
Với các triệu chứng nghi thiếu máu ở trẻ em nói trên, ba mẹ có thể cải thiện bằng những biện pháp sau.
Bổ sung sắt, acid folic và vitamin B12
Đây đều là các nguyên liệu tạo máu, giúp cải thiện và phòng ngừa thiếu máu hiệu quả. Cha mẹ có thể bổ sung nguồn dưỡng chất này qua thực phẩm như: các loại hạt, thịt đỏ, cá, trứng, hàu, sữa, phô mai, rau xanh (bông cải, súp lơ, ớt chuông,…), trái cây (cam, chuối, ổi, kiwi,…). Đồng thời đảm bảo nguyên tắc cân bằng 4 nhóm dinh dưỡng là chất đạm, tinh bột, chất béo và vitamin, khoáng chất trong chế độ ăn cho trẻ.
Tẩy giun định kỳ hằng năm
Khi nhiễm giun và ký sinh trùng, chúng sẽ hút chất dinh dưỡng trong cơ thể, không chỉ gây thiếu máu mà còn khiến trẻ còi cọc, chậm lớn. Tần suất tẩy giun là 2 lần/ năm, tùy khu vực trẻ sinh sống mà ba mẹ điều chỉnh cho phù hợp.
Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn cho đến 6 tháng tuổi
Việc duy trì cho trẻ bú mẹ đến ít nhất 6 tháng tuổi giúp phòng ngừa thiếu sắt ở trẻ nhỏ vì trong sữa mẹ có chứa sắt dễ hấp thu, đáp ứng nhu cầu sắt của trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời một cách hiệu quả, từ đó giảm nguy cơ thiếu sắt ở trẻ. Ngoài ra, trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu giúp giảm nguy cơ mất sắt do tiêu chảy hoặc nhiễm trùng, những tình trạng thường gặp khi trẻ bắt đầu ăn dặm sớm hoặc sử dụng sữa công thức không phù hợp.
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ
Nếu ba mẹ không chắc chắn về các dấu hiệu thiếu máu ở trẻ em, hoặc bé ăn ngủ kém, chậm tăng trưởng nghi do thiếu máu, tốt nhất là đưa bé đi khám. Đặc biệt, đối với trẻ sinh non, nhẹ cân cần thăm khám sức khỏe định kỳ và bổ sung sắt theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu nghi trẻ thiếu máu, ba mẹ hãy đưa bé đi khám tại MEDLATEC
Hiện nay, Chuyên khoa Nhi - Hệ thống Y tế MEDLATEC được nhiều ba mẹ tin tưởng lựa chọn. Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, nhẹ nhàng và thân thiện, giúp các bé cảm thấy thoải mái nhất trong quá trình thăm khám. Cùng với đó là phòng khám rộng rãi, sạch sẽ, có khu vực vui chơi cho trẻ em nên ba mẹ và các bé sẽ không cảm thấy mệt mỏi trong khi chờ đợi khám.
Đặc biệt, Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC đạt tiêu chuẩn quốc tế với 2 chứng chỉ ISO 15189:2012 và CAP. Do đó, ba mẹ hoàn toàn an tâm về kết quả xét nghiệm của bé.
Trường hợp ba mẹ không có thời gian đưa trẻ đến khám trực tiếp, có thể sử dụng dịch vụ lấy máu xét nghiệm tận nơi. Kỹ thuật viên sẽ đến tận nơi yêu cầu để lấy máu xét nghiệm cho trẻ. Sau đó, đường link tra cứu kết quả sẽ được trả qua tin nhắn, đồng thời sẽ có bác sĩ gọi điện tư vấn kết quả.
Mọi thắc mắc hoặc nhu cầu đặt lịch khám hoặc đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, quý khách hãy gọi hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nhanh chóng.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!