Các tin tức tại MEDlatec
5 cách chữa táo bón cho bà bầu nhanh nhất tại nhà không dùng thuốc
- 14/04/2022 | Cẩm nang sức khỏe: bà bầu bị táo bón nên ăn gì?
- 01/11/2023 | Bị táo bón nên ăn rau gì để cải thiện tiêu hoá?
- 01/12/2023 | Những thực phẩm giàu chất xơ trị táo bón không phải ai cũng biết
- 04/09/2024 | Điểm danh 5 cách trị táo bón cho bà bầu nhanh nhất qua sinh hoạt hàng ngày
- 26/10/2024 | Mẹ bầu bị táo bón: Nguyên nhân, tính nguy hiểm và cách phòng ngừa
1. Vì sao bà bầu dễ bị táo bón?
Ngoài việc tìm hiểu về cách chữa táo bón cho bà bầu nhanh nhất thì bạn cũng cần phải biết nguyên nhân gây ra tình trạng này trong quá trình mang thai để có biện pháp khắc phục hiệu quả và phù hợp với bản thân.
Thay đổi hormone
Trong quá trình mang thai, cơ thể sản xuất nhiều hormone khác nhau, đặc biệt là progesterone để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và duy trì thai kỳ. Hormone này có thể làm giảm nhu động ruột làm chậm quá trình tiêu hóa trong khi sự hấp thu nước vẫn diễn ra dẫn đến táo bón.
Những thay đổi nội tiết tố nữ khi mang thai khiến mẹ bầu thường xuyên bị táo bón
Áp lực của thai kỳ
Thai lớn lên và phát triển trong bụng có thể gây ra áp lực, chèn ép lên các cơ quan như: dạ dày, ruột, dây thần kinh và tĩnh mạch vùng chậu. Ngoài ra, thai lớn sẽ chiếm một phần không gian trong đường tiêu hóa. Vì vậy khả năng tiêu hóa và di chuyển thức ăn giữa các cơ quan diễn ra chậm gây táo bón.
Chế độ dinh dưỡng
Trong thai kỳ, nhiều phụ nữ thường sẽ thay đổi chế độ ăn. Các vấn đề về chế độ ăn làm tăng nguy cơ gây táo bón ở bà bầu là:
- Thành phần dinh dưỡng nghèo chất xơ, thiếu độ cân đối.
- Ăn uống quá nhiều khiến cơ thể không tiêu hóa kịp, thức ăn tích tụ và gây táo bón.
Ngoài ra, việc bà bầu thường xuyên đi tiểu khiến nhiều chị em thấy phiền phức và uống ít nước để hạn chế tần suất đi vệ sinh hoặc nhịn tiểu. Điều này cũng góp phần gây ra tình trạng táo bón.
Nôn ói do nghén
Tình trạng nôn ói nhiều thường diễn ra ở 3 tháng đầu thai kỳ hoặc cũng có thể xuyên suốt cả chu kỳ thai. Điều này có thể dẫn đến tình trạng mất nước ở bà bầu và gây táo bón.
Lười vận động
Thai tăng kích thước, nhất là thời kỳ cuối khiến việc di chuyển của mẹ bầu trở nên khó khăn hơn cùng với những thay đổi làm cơ thể mệt mỏi dẫn đến việc thai phụ lười vận động. Một số trường hợp do tính chất công việc nên bà bầu ngồi liên tục nhiều giờ liền cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón.
Bà bầu bị tiểu đường, suy giáp
Những trường hợp mẹ bầu bị tiểu đường hoặc suy giáp cũng dẫn đến tình trạng táo bón thường xuyên. Ngoài ra, mẹ bầu uống quá nhiều sắt, canxi dẫn đến cơ thể thừa chất vì hấp thụ không kịp cũng gây ra triệu chứng táo bón.
Tình trạng táo bón ở bà bầu nếu kéo dài sẽ làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và sinh hoạt, tăng nguy cơ thai nhi bị suy duy dưỡng, sẩy thai, sinh non,… Vì vậy, bà bầu cần phải tìm cách khắc phục sớm để đảm bảo sức khỏe bản thân và em bé trong bụng.
Việc bổ sung sắt và canxi quá nhiều cũng có thể là lý do gây ra táo bón ở bà bầu
2. Cách chữa táo bón cho bà bầu nhanh nhất ngay tại nhà
Nếu các mẹ đang gặp rắc rối với chứng táo bón thì có thể áp dụng 5 cách táo bón cho bà bầu nhanh nhất ngay tại nhà dưới đây.
Thay đổi chế độ ăn hàng ngày
Thay đổi chế độ dinh dưỡng, xây dựng khẩu phần ăn phù hợp, cân đối, là cách giúp bà bầu nhanh chóng khắc phục tình trạng táo bón. Chế độ ăn tốt cho sức khỏe của bà bầu, đặc biệt là khi bị táo bón mà các mẹ cần lưu ý là:
- Tăng cường bổ sung chất xơ và các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao như rau xanh, trái cây tươi,... Chất xơ có tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc, giúp cơ thể hấp thụ nước nhiều hơn từ đó phân sẽ mềm và dễ tống ra ngoài hơn.
- Hạn các loại thực phẩm dễ gây táo bón như cơm trắng, chuối, đồ nướng, ngũ cốc, thực phẩm nhiều đường, đồ đóng hộp hoặc chế biến sẵn,…
- Không sử dụng rượu, bia, cà phê, nước ngọt, hút thuốc lá hay các chất kích thích trong thời gian mang thai.
Bổ sung lợi khuẩn
Đối với bà bầu, việc tăng cường bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột là cần thiết. Lợi khuẩn sẽ giúp quá trình phân giải thức ăn diễn ra nhanh hơn, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và giảm táo bón ở bà bầu. Sữa chua là nguồn cung cấp lợi khuẩn tốt cho cơ thể mà bà bầu không nên bỏ qua.
Có thể kết hợp sữa chua với trái cây tươi để cải thiện chứng táo bón ở bà bầu
Uống nhiều nước
Mỗi ngày, bà bầu nên uống từ 1,8 - 2l nước để tránh gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc của hệ tiêu hóa. Đặc biệt với bà bầu thường xuyên táo bón thì có thể uống nhiều hơn. Ngoài rà, bà bầu cũng có thể bổ sung thêm nước ép từ rau củ tươi, trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Vận động thường xuyên
Vận động thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng phù hợp với thể trạng cũng là cách táo bón cho bà bầu nhanh nhất nhưng vẫn đảm bảo an toàn. Đối với phụ nữ mang thai thì hãy cố gắng tập thể dục ít nhất 3 lần/tuần, mỗi lần tập từ 20 - 30 phút. Điều này không chỉ tốt cho chức năng tiêu hóa mà còn tác động tích cực đến sức khỏe tổng thể của bà bầu. Tuy nhiên, thời gian vận động phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi mẹ bầu.
Kiểm tra thuốc đang sử dụng
Đối với bà bầu, tất cả các loại thuốc hay thực phẩm chức năng, trước khi sử dụng cần phải có sự thăm khám, chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo liều lượng phù hợp nhu cầu cơ thể. Ngoài ra, những loại thuốc nào có tác dụng phụ gây táo bón, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để thay thế hoặc có biện pháp điều trị khác thích hợp hơn.
Mẹ cần lưu ý những phương pháp chữa táo bón cho bà bầu nhanh nhất ở trên chỉ mang tính hỗ trợ quá trình điều trị. Bà bầu vẫn cần phải tìm đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị dứt điểm chứng táo bón.
Nếu mẹ bầu đang mệt mỏi với chứng táo bón hay bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, hãy đến ngay Chuyên khoa Sản Phụ khoa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để kiểm tra, thăm khám và đưa ra hướng xử lý an toàn nhất. Mọi thông tin cần được tư vấn và hỗ trợ, quý khách hàng vui lòng liên hệ với MEDLATEC theo số 1900 56 56 56, sẽ có nhân viên tiếp nhận và hướng dẫn chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!