Các tin tức tại MEDlatec
Bác sĩ giải đáp: Chụp CT lồng ngực cần lưu ý những gì?
- 25/07/2019 | Nên chụp cộng hưởng từ lồng ngực ở đâu?
- 15/06/2020 | Chụp CT lồng ngực có những ưu điểm gì, chỉ định cho ai?
- 03/06/2020 | Chụp CT lồng ngực - bước phát triển mới trong kỹ thuật y học
1. Thế nào là chụp CT và chụp CT lồng ngực?
chụp CT hay chụp cắt lớp vi tính là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến hiện nay. Vào những năm 1972, phương pháp này được nhà vật lý người Anh tên Godfrey Hounsfield và vị bác sĩ Allan Cormack phát hiện ra.
Chụp CT là một bước phát triển mới trong kỹ thuật y học hiện đại
Trong đó, phải kể đến kỹ thuật chụp CT lồng ngực. Đây là thủ thuật sử dụng nhiều tia X chiếu lên lồng ngực của người bệnh theo những lát cắt ngang và kết hợp với kỹ thuật điện tử hiện đại để cho chụp lại hình ảnh 2D hoặc 3D của lồng ngực một cách sắc nét nhất.
2. Chụp CT lồng ngực được tiến hành với mục đích gì?
Chụp CT lồng ngực, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, là phương pháp có độ chính xác, chi tiết và nhanh chóng nhất trong công tác chẩn đoán, đánh giá tình trạng nhiều bệnh lý liên quan đến thành ngực, xương, màng phổi, nhu mô phổi, trung thất,... Đây là điều mà những phương thức truyền thống chưa làm được.
Thường trong phim chụp X-quang khó có thể phát hiện được những tổn thương ở lồng ngực do sự chồng lên nhau hoặc che khuất bởi các tạng khác. Tuy nhiên, bác sĩ lại có thể dễ dàng phát hiện và chẩn đoán những tổn thương hoặc bệnh lý liên quan ở vùng lồng ngực dựa trên hình ảnh thu được từ chụp CT.
Chụp CT là công nghệ tiên tiến, có thể khắc phục những nhược điểm của các phương thức truyền thống
Bên cạnh đó, kể cả những khối u có kích thước siêu nhỏ (bằng hạt gạo) hay tình trạng phồng lóc động mạch trong lồng ngực cũng đều có thể được phát hiện thông qua chụp CT. Từ đó, có phương hướng điều trị kịp thời để hạn chế được những biến chứng khôn lường về sau.
Chụp CT lồng ngực thường được chỉ định tiến hành trong các trường hợp:
- Vùng ngực hay toàn bộ khung xương ở ngực có xuất hiện những cơn đau nhức.
- Nghi ngờ mắc các bệnh ung thư gan, ung thư phổi hay ung thư đường tiêu hóa,...
- Kiểm tra và phát hiện nếu có những tổn thương hoặc vấn đề ở các cơ quan trong lồng ngực.
- Sàng lọc các bệnh lý về phổi ở một số trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh như: tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại, hút thuốc lá, gia đình có tiền sử có người bị ung thư,...
3. Chụp CT lồng ngực diễn ra như thế nào?
Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được đưa vào phòng chụp và được hướng dẫn nằm ngửa trên một chiếc bàn trượt gắn với máy chụp CT. Sau đó, bác sĩ sẽ di chuyển sang phòng điều khiển. Trong phòng chụp sẽ có trang bị hệ thống liên lạc nội bộ để người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ thông qua đó.
Bệnh nhân được yêu cầu nằm ngửa trên bàn trượt gắn với máy chụp CT
Sau khi hoàn tất công tác chuẩn bị, bàn chụp sẽ chậm rãi di chuyển để đưa cơ thể vào trong máy quét CT. Lúc này, máy quét sẽ xoay quanh người bệnh để có thể chụp được hình ảnh của cơ thể theo những lát cắt mỏng. Trong quá trình chụp, bệnh nhân có thể cảm nhận được những tiếng ù rất nhẹ, tuy nhiên không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Thông thường, chụp CT chỉ diễn ra trong vòng vài phút, thậm chí chỉ vài chục giây.
Riêng đối với trẻ nhỏ, để giữ cho bé không di chuyển thì bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc an thần cho trẻ. Điều này giúp trẻ giữ đúng tư thế trong suốt quá trình chụp, đảm bảo kết quả chụp CT thu được là rõ nét và chính xác nhất.
4. Những lưu ý cần biết trước khi chụp CT lồng ngực
Có thể nói, chụp CT là kỹ thuật tương đối an toàn với tỷ lệ xảy ra rủi ro rất thấp. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả của quá trình chụp CT thì người bệnh vẫn cần lưu ý một số điều như sau:
- Tốt nhất nên nhịn ăn tối thiểu 4 - 6 tiếng trước khi chụp CT lồng ngực có tiêm thuốc cản quang.
- tia X-quang trong chụp CT có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi nên cần thông báo trước với bác sĩ nếu bạn nghi ngờ mang thai hoặc đang trong giai đoạn thai kỳ.
- Thông báo và hỏi ý kiến bác sĩ, chuyên gia trước khi chụp CT lồng ngực nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch, tiểu đường, hen suyễn, dị ứng chất cản quang, dị ứng thuốc,...
- Đảm bảo tháo hết những vật dụng bằng kim loại như thắt lưng, kính mắt, đồ trang sức, đồng hồ,... để tránh ảnh hưởng đến quá trình chụp CT lồng ngực. Thường thì bệnh nhân sẽ được yêu cầu thay trang phục do cơ sở y tế cung cấp.
Đảm bảo tháo hết các vật dụng kim loại trước khi chụp để không làm ảnh hưởng đến kết quả
5. Gợi ý địa chỉ chụp CT lồng ngực uy tín, đáng tin cậy
Hiện nay, bạn có thể thực hiện chụp CT lồng ngực tại nhiều phòng khám và bệnh viện trên toàn quốc. Tuy nhiên, điều quan trọng vẫn là việc lựa chọn địa chỉ uy tín, đáng tin cậy với kết quả nhanh chóng, chính xác.
Nếu bạn vẫn đang đau đầu vì chưa biết nên chụp CT lồng ngực ở đâu thì Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chính là cái tên không thể bỏ qua. Với lịch sử phát triển trong lĩnh vực y tế đã 24 năm, MEDLATEC đang ngày càng đa dạng hóa nhu cầu và khẳng định vị thế của mình trong lòng người dân.
Sở dĩ, MEDLATEC được nhiều người tin tưởng lựa chọn là bởi:
- Đội ngũ nhân viên tư vấn, y bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm được đào tạo cả trong và ngoài nước.
- Hệ thống trang thiết bị máy móc được chú trọng đầu tư và cập nhật những công nghệ tiên tiến nhất từ các nền y học phát triển như Mỹ, Đức, Singapore, Nhật Bản,... Hơn nữa đối với lĩnh vực chụp CT, MEDLATEC còn là một trong số ít những cơ sở y tế tại Việt Nam có triển khai hệ thống máy chụp cắt lớp đa dãy hàng đầu.
- Bệnh nhân không phải chờ đợi lâu nhờ vào quy trình thăm khám nhanh chóng, chuyên nghiệp.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - địa chỉ chụp CT uy tín, đáng tin cậy
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu cần tư vấn, vui lòng liên hệ MEDLATEC theo hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ và giải đáp.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!