Tin tức
Chụp CT lồng ngực - bước phát triển mới trong kỹ thuật y học
- 03/06/2020 | Tìm hiểu về kỹ thuật chụp CT cắt lớp não
- 28/03/2020 | Bệnh nhân cần lưu ý gì trước và sau khi chụp CT vùng cổ?
- 26/03/2020 | Chụp CT mạch máu não ở đâu uy tín chất lượng?
1. Thông tin tổng quan về Chụp CT lồng ngực
Khái niệm:
Chụp CT hay còn được gọi với các tên là cắt lớp vi tính, là phương pháp được phát hiện vào những năm 1972 bởi nhà vật lý người Anh Godfrey Hounsfield và bác sĩ Allan Cormack. Trong đó, chụp CT lồng ngực là thủ thuật sử dụng nhiều tia X kết hợp với những kỹ thuật điện tử hiện đại chiếu lên lồng ngực của cơ thể bệnh nhân theo lát cắt ngang. Chụp CT cho ra những hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều của lồng ngực vừa chụp một cách rõ nét nhất.
Chụp CT là phương pháp hiện đại, tiên tiến được ứng dụng khá rộng rãi tại các phòng khám, bệnh viện trên toàn quốc
Quá trình chụp:
Đầu tiên, người thực hiện chụp yêu cầu bệnh nhân nằm ngửa trên một chiếc bàn trượt được đưa vào máy quét CT. Bác sĩ sẽ rời khỏi phòng chụp và di chuyển đến phòng điều khiển. Người bệnh có thể trao đổi, nói chuyện với bác sĩ thông qua hệ thống liên lạc nội bộ.
Bàn chụp sẽ di chuyển chậm rãi vào máy quét, lúc này, máy X-ray cũng xoay quanh bệnh nhân. Mỗi vòng quay có khả năng tạo ra nhiều hình ảnh cắt lát mỏng của cơ thể. Trong khi quét, đôi khi bệnh nhân sẽ nghe thấy tiếng ù ù rất nhẹ. Bàn được di chuyển vài cm cho đến khi hoàn thành buổi chụp, toàn bộ quy trình thực hiện chỉ mất vài phút.
Đối với trẻ nhỏ, khi chụp, bác sĩ có thể đề nghị cho bé dùng thuốc an thần để giữ trẻ không di chuyển, động đậy gây tác động đến chất lượng hình ảnh, kết quả không đảm bảo.
2. Mục đích chụp CT lồng ngực là gì?
Mục đích:
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, chụp CT lồng ngực là thủ thuật giúp đánh giá được tình trạng bệnh lý của nhu mô phổi, màng phổi, trung thất, thành ngực, xương,... một cách nhanh chóng, chính xác, chi tiết nhất mà các phương thức truyền thống không thực hiện được.
Dựa vào các hình ảnh chụp CT, các bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán những bất thường, tổn thương tại lồng ngực mà khó có thể phát hiện được khi chụp trên phim X quang tiêu chuẩn nghiêng hoặc thẳng. Nguyên do là bị các tạng khác che khuất hoặc chồng lên nhau nhưng chụp CT lồng ngực thì không.
Ngoài ra, kỹ thuật hiện đại này còn có khả năng phát hiện các khối u khi kích thước chỉ bằng một hạt gạo, phồng lóc động mạch trong lồng ngực, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm về sau.
Khi nào bạn nên thực hiện chụp CT lồng ngực?
- Thường xuất hiện những cơn đau nhức ngay tại vùng ngực hay toàn bộ khung xương ở ngực.
- Khi cần chẩn đoán ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa hay ung thư gan,... bệnh nhân nên chụp CT lồng ngực nhằm đánh giá u và di căn, giúp xác định bệnh một cách chính xác nhất.
- Khi nghi ngờ các cơ quan trong lồng ngực có vấn đề hoặc gặp tổn thương.
- Khi cần sàng lọc bệnh lý về phổi ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ như: hút thuốc lá, làm việc trong môi trường độc hại, tiền sử gia đình có người ung thư.
Bạn cần đến ngay cơ sở thăm khám để chụp CT khi phát hiện thấy những dấu hiệu đau tức vùng ngực
3. Bệnh nhân cần chuẩn bị những gì trước khi chụp CT lồng ngực?
Chụp CT được đánh giá là kỹ thuật an toàn, nguy cơ rủi ro thấp, đem lại kết quả nhanh chóng và chính xác cho bệnh nhân. Thế nhưng, để quá trình chụp CT diễn ra được suôn sẻ, trước khi chụp, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề như sau:
- Trước khi tiến hành chụp CT có tiêm thuốc cản quang, người bệnh nên nhịn ăn từ 4 - 6 tiếng đồng hồ.
- Cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu bạn đang mang thai hay nghi ngờ mang thai vì tia X-quang có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Lúc này, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng kỹ thuật thay thế.
- Trường hợp bệnh nhân có tiền sử bệnh lý về tiểu đường, tim mạch, hen suyễn, dị ứng thuốc, dị ứng chất cản quang,… cần thông báo đến các chuyên gia, bác sĩ.
- Các vật bằng kim loại như kính mắt, đồng hồ, đồ trang sức, thắt lưng,… có thể gây trở ngại cho quá trình chụp CT nên trước khi tiến hành, bạn phải đảm bảo đã tháo hết tất cả. Người bệnh cũng cần cởi quần, áo, trang phục, tư trang nếu có và mặc áo do cơ sở y tế cung cấp.
Bệnh nhân không nên ăn uống trong 4 - 6 tiếng trước khi thực hiện chụp cắt lớp vi tính
4. Mách bạn địa chỉ chụp CT đáng tin cậy, kết quả chính xác, nhanh chóng
Trên toàn quốc hiện có rất nhiều phòng khám, bệnh viện triển khai dịch vụ chụp CT lồng ngực. Tuy nhiên, không phải cơ sở thăm khám nào cũng uy tín, đem lại kết quả nhanh chóng, chính xác đến cho bệnh nhân nên khách hàng phải hết sức cẩn thận, tránh “tiền mất tật mang”.
Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị chụp CT chất lượng thì Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chính là gợi ý không thể bỏ qua. Với bề dày kinh nghiệm trên 24 năm hoạt động trong lĩnh vực y tế, MEDLATEC đã dần khẳng định vị thế và đáp ứng ngày càng đa dạng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Sở dĩ bệnh viện được nhiều khách hàng “chọn mặt gửi vàng” là nhờ:
- Đội ngũ các bác sĩ của bệnh viện đều là những chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước, dày dặn kinh nghiệm, vững chuyên môn, giàu về y đức, luôn tận tâm, tận tụy với từng bệnh nhân.
- MEDLATEC luôn chú trọng đầu tư trang thiết bị máy móc y tế hiện đại, tiên tiến bậc nhất, được nhập khẩu hoàn toàn từ các quốc gia có nền y học phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,… Đặc biệt, đơn vị còn là một trong số ít cơ sở y tế triển khai hệ thống máy chụp cắt lớp đa dãy hàng đầu hiện nay. Nhờ đó đem lại hiệu quả cao trong thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh.
- Quy trình thăm khám chuyên nghiệp, nhanh chóng nên bệnh nhân không cần phải chờ đợi lâu.
MEDLATEC là một trong số ít các cơ sở y tế uy tín, chất lượng đáng để bạn cân nhắc
Nếu bạn đang nghi ngờ hay có vấn đề về sức khỏe cần chụp CT lồng ngực, đừng ngần ngại, hãy gọi đến số hotline 1900 565 656 hoặc tới ngay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!