Tin tức
Chụp CT lồng ngực có những ưu điểm gì, chỉ định cho ai?
- 09/06/2020 | Sàng lọc sức khỏe hiệu quả với kỹ thuật chụp CT toàn thân
- 08/06/2020 | Phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm nhờ kỹ thuật chụp CT dạ dày
- 11/06/2020 | Chụp CT là gì, thời điểm và quy trình thực hiện
- 08/06/2020 | Chụp CT đầu giá bao nhiêu và các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí
- 09/06/2020 | Những lưu ý không nên bỏ qua khi chụp CT bụng
1. Tổng quan về phương pháp chụp CT cắt lớp
Chụp CT cắt lớp được áp dụng lần đầu tiên cho sọ não bằng thiết bị cắt lớp qui ước quét 360 độ quanh trục cơ thể của bóng X-quang từ 2-4sec. Kể từ khi công nghệ chụp cắt lớp xoắn ốc ra đời, phạm vi ứng dụng của chụp CT cho toàn thân đã được mở rộng và ngày càng hiệu quả hơn.
Các thế hệ máy mới có khả năng quét liên tục 30sec hoặc dài hơn như thế, giúp loại trừ những thay đổi giải phẫu giữa hai lần nhịn thở của bệnh nhân.
Máy chụp CT hiện đại
Chụp CT cắt lớp vi tính là kỹ thuật sử dụng nhiều tia X quét lên một khu vực nào đó của cơ thể theo lát cắt ngang, kết hợp cùng công nghệ xử lý của máy vi tính để tạo ra hình ảnh 2 - 3 chiều về bộ phận cần chụp. So với hình ảnh chụp X-quang thông thường thì hình ảnh chụp CT cung cấp thông tin chi tiết hơn, cho phép thấy được các mô mềm, xương, mạch máu ở các bộ phận khác nhau trong cơ thể.
Kỹ thuật chụp CT cắt lớp hiện được áp dụng rộng rãi nhằm:
- Phát hiện bất thường về thần kinh sọ não như tình trạng thiếu máu, chảy máu, khối máu tụ dập não, khối u, phù não,...
- Đánh giá chính xác vị trí tổn thương trong không gian 3 chiều giúp định hướng phẫu thuật, xạ trị và theo dõi sau phẫu thuật.
- Phát hiện ổ áp xe, khối u, hiện tượng dị dạng, hình ảnh bệnh lý khu vực đầu - mặt - cổ, xương, mô mềm, tim, khung chậu, bệnh lý mạch máu, ngực, bụng.
- Tái tạo hình ảnh 3D đối với các bệnh lý bất thường bẩm sinh, nhờ đó mà bác sĩ phẫu thuật tạo hình có thể điều trị tốt hơn các trường hợp dị tật bẩm sinh.
Trong trường hợp cần làm rõ hình ảnh của một khối bất thường, để có chẩn đoán chính xác nhất, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc cản quang theo đường tiêu hóa hoặc tĩnh mạch.
2. Kỹ thuật chụp CT lồng ngực và những trường hợp chỉ định
2.1. Ưu điểm của kỹ thuật chụp CT lồng ngực
Qua thực tế áp dụng, phương pháp chụp CT lồng ngực đã khẳng định được những ưu thế nổi trội so với nhiều kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác:
- Cho phép tạo ảnh có độ phân giải tổ chức cao hơn nhiều so với phim X-quang quy ước đồng thời vẫn đảm bảo độ phân giải không gian cần thiết cho chẩn đoán.
Hình ảnh chụp CT lồng ngực rõ nét, giúp phát hiện chính xác tổn thương
- Chỉ bằng kỹ thuật tạo ảnh thông dụng nhưng vẫn loại bỏ được vấn đề chồng lấp của các cấu trúc giải phẫu, cho hình ảnh về những lớp cắt ngang đạt độ mỏng cần thiết cho chẩn đoán.
- Có khả năng tái tạo ảnh 3D và những hướng cần thiết khác đối với toàn bộ lồng ngực, có ý nghĩa quan trọng đối với chẩn đoán bệnh lý mạch máu ở trung thất.
2.2. Kỹ thuật thực hiện
Tùy theo tính năng kỹ thuật của thiết bị và yêu cầu chẩn đoán của từng bệnh nhân cụ thể, có thể áp dụng 1 trong 3 kỹ thuật chụp CT lồng ngực sau đây:
- Chụp cắt lớp quy ước với lớp cắt có độ dày 3 - 10mm, sau mỗi vòng quét của bóng X-quang sẽ dịch chuyển dần bàn bệnh nhân và quét liên tiếp.
- Chụp cắt lớp độ phân giải cao với lớp cắt nhỏ có độ dày trên 2mm, thời gian quét một vòng 360 độ của bóng nhỏ hơn 2 sec.
- Chụp cắt lớp xoắn ốc lồng ngực với độ rộng của chùm tia X có độ dày 3 - 10mm, bàn bệnh nhân liên tục chuyển dịch theo tốc độ đã định trước.
2.3. Các trường hợp được chỉ định chụp CT lồng ngực
chụp CT cắt lớp lồng ngực có khả năng đánh giá được tình trạng bệnh lý ở xương sườn, nhu mô phổi, màng phổi, tim, mạch máu, phế quản, trung thất,... Nhờ hình ảnh thu được từ kỹ thuật này mà bác sĩ có thể nhìn thấy những bất thường ở những vị trí bị các tạng khác chồng lên che khuất - điều không thể phát hiện được trên phim X-quang tiêu chuẩn thẳng hoặc nghiêng.
Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh bằng phương pháp chụp CT lồng ngực được chỉ định cho các trường hợp sau:
- Bệnh khối u phổi: xác định kích thước, số lượng u, có múi hay không đều, bờ khối u có tua. Thông qua kỹ thuật chụp này bác sĩ còn có thể thấy được khối u có di căn vào hạch rốn phổi, trung thất hay không; có xảy ra tình trạng tràn dịch khoang màng phổi không; khối u có dính vào các động mạch lớn hay các bộ phận khác không; khối u có làm tiêu xương sườn, xương sống không,...
- Bệnh giãn phế quản: Khi thành phế quản dày, đường kính trong của phế quản lớn hơn so với đường kính động mạch phổi kế cận sẽ khẳng định chắc chắn có giãn phế quản.
Máy chụp CT hiện đại bậc nhất của hãng Siemens được trang bị tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, các bệnh lý phế nang.
- Nhiễm trùng phổi: lao phổi, áp-xe phổi, viêm phổi,...
- Các bệnh lý khác ở phổi: bất thường bẩm sinh, ho ra máu kéo dài, phổi biệt lập, bụi phổi,...
- Bệnh lý màng phổi: ổ cặn màng phổi, khối u màng phổi, tràn khí khoang màng phổi,...
- Bệnh lý tim và mạch máu lớn ở trung thất: bất thường bẩm sinh, phình tách động mạch chủ và vôi hóa của động mạch vành tim.
- Bệnh lý trung thất: phát hiện u tuyến giáp phát triển trong lồng ngực, u vùng trung thất, kén phế quản, u mạch, kén màng ngoài tim, phình động mạch,...
- Bệnh lý xương thành ngực.
- Có vết thương ở ngực hoặc nghi ngờ có chấn thương ngực kín.
Việc sử dụng thuốc cản quang trong chụp CT lồng ngực chỉ cần thiết khi cần phân bậc ung thư phế quản - phổi, nghi ngờ tổn thương phức tạp ở phổi/màng phổi hoặc bất thường mạch máu.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong số ít cơ sở y tế ngoài công lập đưa vào sử dụng hệ thống máy chụp CT cắt lớp của hãng Siemens cho hình ảnh rõ nét, chính xác trong thời gian ngắn. Nhờ sự đầu tư về thiết bị y tế này mà chúng tôi đã giúp đem lại hiệu quả cao trong chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh lý vùng ngực. Nếu bạn đang có băn khoăn cần được tư vấn thêm về kỹ thuật chụp CT lồng ngực, hãy nhấc máy gọi ngay tới tổng đài 1900 56 56 56, chuyên viên y tế của chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp cặn kẽ để bạn có được những thông tin hữu ích nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!