Các tin tức tại MEDlatec
Bác sĩ giải đáp: Xẹp phổi có phải là một bệnh lý nguy hiểm?
- 03/05/2022 | Xẹp phổi là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- 22/04/2021 | Nguyên nhân, triệu chứng xẹp phổi và cách điều trị
1. Xẹp phổi là gì?
Xẹp phổi khiến người mắc khó thở, đau tức ngực, gây trở ngại cho đường thở, nhất là những trường hợp mắc bệnh về phổi.
Xẹp phổi có thể dẫn đến một số biến chứng khó lường trước
-
Phân loại tình trạng bệnh xẹp phổi như sau
-
Xẹp phổi tắc nghẽn: Bệnh có thể do một số dị vật hay khối u hoặc một yếu tố nào đó ngăn chặn đường thở.
-
Xẹp phổi không tắc nghẽn: có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng xẹp phổi không tắc nghẽn: chấn thương, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, viêm phổi, sẹo mô phổi, khối u.
2. Triệu chứng và nguyên nhân gây xẹp phổi
-
Triệu chứng của bệnh xẹp phổi
Nếu bệnh gây tác động đến nhiều phế nang, người bệnh sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng rõ ràng như sau:
-
Khó thở.
-
Tức ngực..
-
Thở nhanh.
-
Nhịp tim nhanh.
-
Da, môi, móng tay hoặc móng cân bị xanh tím.
-
Có dấu hiệu giống như bị viêm phổi như ho có đờm, sốt, đau ngực.
-
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xẹp phổi
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị xẹp phổi và tùy vào từng loại xẹp phổi mà bác sĩ có thể chỉ ra được nguyên nhân chính xác nhất dẫn đến tình trạng bệnh.
Người bệnh bị đau tức ngực ngay cả khi không phải lao động quá sức
Nguyên nhân chủ yếu gây xẹp phổi:
-
Sau các cuộc phẫu thuật đường hô hấp và tim mạch hay do đặt ống nội khí quản ở vị trí không phù hợp.
-
Một số dị vật, các khối u, tình trạng đờm, hay những tác động từ bên ngoài khiến đường thở bị tắc nghẽn.
-
Nhịp thở giảm vì tác dụng phụ của một số loại thuốc, phổ biến là thuốc gây mê, an thần hay thuốc giảm đau.
-
Người mắc bệnh béo phì và tim to có thói quen nằm ngửa nhiều cũng có thể gây ảnh hưởng nhất định đến phổi.
-
Do tràn dịch, tràn khí ở màng phổi nghiêm trọng.
3. Những ai có nguy cơ mắc xẹp phổi?
Đây là căn bệnh không hiếm gặp, dù là trẻ em hay người lớn đều có nguy cơ mắc phải. Do đó, bất cứ ai cũng cần cảnh giác và đi khám ngay khi có các triệu chứng để có phác đồ điều trị kịp thời. Tuy nhiên, những đối tượng sau đây thường dễ mắc xẹp phổi hơn cả:
-
Trẻ dưới 3 tuổi và người già trên 60 tuổi: Ở hai độ tuổi này đều là những người có hệ hô hấp chưa được hoàn chỉnh hoặc chức năng của hệ hô hấp bị suy giảm, do đó khi gặp bất kỳ cản trở nào tác động hay ngăn chặn đường thở cũng có thể bị bệnh xẹp phổi.
Trẻ em dưới 3 tuổi có nguy cơ bị xẹp phổi
-
Người có tiền sử về bệnh hô hấp như hen suyễn, COPD, xơ nang,…
-
Người hút thuốc lá thường xuyên và quá nhiều dẫn đến phổi bị tổn thương, hay gặp bệnh lý về đường hô hấp.
-
Người suy giảm chức năng nuốt do hút vào các chất tiết ra từ phổi. Từ đó có thể gây nhiễm trùng phổi, dễ bị tràn dịch màng phổi
-
Người bị loạn dưỡng cơ, bị chèn ép tủy, thần kinh chi phối hoạt động hô hấp.
-
Người mắc bệnh béo phì, nghỉ ngơi dài hạn trên giường.
-
Người sử dụng oxy trong thời gian dài.
4. Xẹp phổi có phải là bệnh lý nguy hiểm không?
Xẹp phổi không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ là nguyên nhân dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác, cụ thể như sau:
- Lượng oxy trong máu thấp: Như đã nói ở trên, người mắc xẹp phổi sẽ khiến phổi gặp khó khăn trong việc đưa oxy đến các túi khí từ đó giảm lượng oxy trong máu, dẫn đến tình trạng thiếu hụt oxy.
- Viêm phổi: Thông thường người bị xẹp phổi có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi cao hơn so với người bình thường. Do đó, trong suốt quá trình mắc xẹp phổi, người bệnh cần lưu ý để không bị viêm phổi.
Xẹp phổi không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ là nguyên nhân dẫn đến biến chứng
- Suy hô hấp: Xẹp phổi có thể bị biến chứng thành bệnh suy hô hấp do chức năng phổi bị giảm. Những người dễ bị suy hô hấp là trẻ sơ sinh hoặc người bị bệnh phổi. Suy hô hấp không được điều trị đúng, đủ có thể đe dọa tính mạng.
5. Điều trị xẹp phổi
Tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng mà các bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị khác nhau: Điều trị phẫu thuật và điều trị không phẫu thuật. Cụ thể là:
-
Điều trị phẫu thuật
Điều trị phẫu thuật ít được áp dụng. Bệnh nhân sẽ phải cắt bỏ một vùng nhỏ hoặc thùy phổi của mình. Phương pháp này thường chỉ được thực hiện khi bác sĩ đã thử tất cả các phương án khác hoặc trong trường hợp liên quan đến phổi bị sẹo vĩnh viễn.
-
Điều trị không phẫu thuật
Với phương pháp điều trị không phẫu thuật, bác sĩ có thể đưa ra các phương án điều trị cho người bệnh: áp dụng vật lý trị liệu, nội soi phế quản, tập thơ, sử dụng dẫn lưu.
Sau khi điều trị, phổi xẹp có thể hoạt động lại bình thường nhưng cũng có trường hợp sẽ gây ra tổn thương vĩnh viễn cho phổi. Do đó, khi gặp các triệu chứng về xẹp phổi, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, chẩn đoán và có phác đồ điều trị hợp lý.
Lưu ý: Nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để thực hiện thăm khám và điều trị bệnh xẹp phổi. Đây là căn bệnh nguy hiểm và cần có đầy đủ trang thiết bị y khoa hiện đại đồng thời, các bác sĩ cũng cần có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm mới có thể đưa ra được những chẩn đoán chính xác và phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Không nên thăm khám ở những cơ sở y tế kém chất lượng để tránh tình trạng sai lệch kết quả, chậm trễ điều trị.
Nếu có nhu cầu tư vấn thêm hoặc đặt lịch khám sớm, hãy liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, các nhân viên tổng đài của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết cho bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!