Các tin tức tại MEDlatec
Bác sĩ hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm men tim
- 07/02/2022 | Đọc chỉ số xét nghiệm máu và những kiến thức cơ bản nên biết
- 26/01/2022 | Mono trong xét nghiệm máu là gì? Ý nghĩa của chỉ số Mono
- 26/01/2022 | Tìm hiểu ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm máu trong chẩn đoán bệnh tật
1. Xét nghiệm men tim là gì và những ai cần thực hiện?
Mục đích của phương pháp xét nghiệm men tim chính là để xác định mức độ tổn thương hoặc chết của những tế bào cơ tim thông qua lượng men tim. Men tim chính là nồng độ của các loại enzym và protein tiết ra khi những tế bào cơ tim bị chết. Các loại enzym và protein bao gồm enzyme kinase creatine (CK), các protein troponin I (TNI), troponin T (TnT).
Những bệnh lý tim mạch thường rất nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Đối với một người có sức khỏe tim mạch ổn định thì nồng độ các enzym và protein sẽ thấp. Tuy nhiên, với những trường hợp cơ tim bị tổn thương thì những enzym và protein này có thể rò rỉ ra ngoài và làm tăng nồng độ của chúng trong máu.
Tuy nhiên, các enzyme và các protein này cũng tồn tại trong một số các mô cơ khác nên rất có thể nồng độ của chúng trong máu tăng lên là do những mô đó bị tổn thương. Vì thế, để chẩn đoán chính xác bệnh lý, ngoài việc kết quả chỉ số men tim, các bác sĩ sẽ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện siêu âm tim, điện tâm đồ, chụp X-quang tim phổi,… kết hợp với những biểu hiện lâm sàng của người bệnh.
- Những trường hợp thường được chỉ định xét nghiệm men tim là:
Những người mắc hội chứng mạch vành cấp không cần làm xét nghiệm men tim
+ Những bệnh nhân mắc bệnh đau tim, hoặc mắc phải hội chứng mạch vành cấp.
+ Người gặp phải một số triệu chứng như đau ngực, buồn nôn, có hiện tượng khó thở và đổ mồ hôi,…
+ Đã thực hiện điện tim và cho thấy kết quả bất thường.
+ Những trường hợp cần kiểm tra tổn thương tim vì những nguyên nhân khác, chẳng hạn như tình trạng nhiễm trùng.
- Những trường hợp không cần phải làm xét nghiệm men tim là:
+ Người mắc phải một số bệnh lý như bệnh teo cơ, bệnh suy giáp, bệnh tự miễn hay hội chứng Reye.
+ Người mắc bệnh viêm cơ tim.
+ Những trường hợp mắc một số vấn đề về tim và đã từng thực hiện các thủ thuật cấp cứu tim mạch chẳng hạn như khử rung cơ tim, CPR, sốc,…
+ Người dùng thuốc điều trị, nhất là các loại thuốc cần tiêm vào cơ bắp, thuốc giảm cholesterol (statin).
+ Người thường xuyên uống rượu và uống các loại rượu nặng.
+ Tập các bài thể dục mức độ nặng trong khoảng thời gian gần đây.
+ Những trường hợp bị chấn thương thận.
+ Vừa gặp phải chấn thương nghiêm trọng hoặc từng trải qua phẫu thuật.
2. Quy trình thực hiện và hướng dẫn đọc chỉ số xét nghiệm men tim
2.1. Quy trình thực hiện xét nghiệm men tim
Người bệnh không cần lo lắng quá trước khi thực hiện xét nghiệm men tim. Tuy nhiên, để tránh dẫn tới tình trạng kết quả bị sai lệch, không nên dùng một số loại thuốc trước khi làm xét nghiệm. Thông thường quy trình thực hiện xét nghiệm sẽ diễn ra như sau:
Lấy mẫu máu để thực hiện xét nghiệm men tim.
- Người bệnh được quấn một dài thun quanh cánh tay để ngăn dòng máu chảy, sau đó các bác sĩ sẽ sát khuẩn làm sạch kim tiêm bằng xà phòng sát khuẩn hay povidone-iodine. Tiếp đó, bác sĩ sẽ thực hiện lấy mẫu máu xét nghiệm. Khi đã lấy đủ lượng máu cần thiết, các bác sĩ sẽ tháo băng từ cánh tay và đồng thời đặt một miếng gạc hoặc bông gòn vào vị trí vừa được lấy máu.
Đây là thủ thuật rất đơn giản và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Bệnh nhân có thể bị bầm tại nơi lấy máu. Nhưng đây là vấn đề không đáng lo ngại, chỉ sau vài ngày, vết bầm này sẽ tan và da của bạn sẽ trở lại bình thường.
2.2. Hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm men tim
Chỉ số men tim của bạn được cho là bình thường khi:
-
Chỉ số TnI: Thấp hơn 0,12 microgam mỗi lít (mcg / L).
-
Chỉ số TnT: Thấp hơn 0,01 mcg / L.
-
Chỉ số CK trong khoảng 0 - 3 microgam mỗi lít (mcg / L).
3. Một số gợi ý giúp bạn tránh xa các bệnh lý về tim mạch
Nếu bạn muốn tránh xa những bệnh lý về tim mạch, hãy ghi nhớ những điều sau:
-
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ rất quan trọng với chúng ta. Thiếu ngủ có thể gây suy giảm hệ miễn dịch, tạo áp lực cho tim, làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, huyết áp và cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý khác. Do đó, bạn nên ngủ từ 7 - 8 tiếng/ngày. Lưu ý trước khi ngủ không nên ăn quá no hoặc uống nhiều nước, nên đi ngủ đúng giờ và tránh thức khuya.
Tập yoga để cải thiện sức khỏe tim mạch.
-
Thường xuyên tập thể dục
Đừng trì hoãn việc tập luyện vì đây chính là cách giúp bạn tăng cường sức khỏe, phòng tránh nguy cơ mắc bệnh tim mạch và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Chỉ cần 30 phút tập luyện mỗi ngày, bạn sẽ nhận ra những thay đổi tích cực trong cơ thể. Bạn có thể lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi, tập yoga,…
-
Duy trì chế độ ăn uống, lành mạnh
Trước hết, cần loại bỏ rượu bia và thuốc lá. Đây chính là những chất độc hại làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, nhất là bệnh mạch vành hay tình trạng đột quỵ.
Nên áp dụng chế độ ăn nhiều rau xanh và trái cây, uống nhiều nước mỗi ngày và hạn chế ăn quá mặn, không nên những loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chiên rán,…
-
Thăm khám sức khỏe định kỳ
Đây cũng là một trong những biện pháp rất hữu hiệu giúp bạn bảo vệ sức khỏe. Thăm khám định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện sớm những nguy cơ hoặc những bất thường của cơ thể và điều chỉnh lối sống giúp cải thiện sức khỏe. Trong trường hợp mắc bệnh, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ biến chứng.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có cung cấp những gói khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe tổng quát và đặc biệt là gói khám sàng lọc các bệnh lý về tim mạch phù hợp với những bệnh nhân có nguy cơ cao về các bệnh tim mạch. Để được tư vấn thêm và đăng ký khám, hãy gọi đến tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!