Các tin tức tại MEDlatec
Bác sĩ nha khoa giải đáp thắc mắc: Khi nào cần điều trị tủy răng?
- 19/08/2021 | Những răng nào cần điều trị tủy răng và cách chăm sóc răng đúng
- 14/08/2021 | Phương pháp điều trị tình trạng đau do viêm tủy răng
- 28/05/2021 | Bác sĩ giải đáp: Chữa tủy răng có đau không?
- 23/08/2021 | Góc giải đáp: Trẻ 3 tuổi có nên lấy tủy răng không?
- 19/08/2021 | Tại sao cần phải điều trị tủy răng và quy trình thực hiện
1. Viêm tủy răng - Căn bệnh về tủy răng phổ biến nhất
Viêm tủy răng được cho là vấn đề phổ biến nhất ở tủy răng. Bệnh được chia thành nhiều cấp độ khác nhau và nếu không được điều trị có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
Viêm tủy răng là vấn đề phổ biến nhất ở tủy răng
1.1. Nguyên nhân gây viêm tủy răng là gì?
Viêm tủy răng sẽ khiến người bệnh bị đau nhức răng và thường xảy ra ở các răng hàm. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm tủy răng là:
Thói quen ăn những thực phẩm không tốt cho sức khỏe răng miệng, chẳng hạn như những thực phẩm có chứa quá nhiều đường (bánh, kẹo,...) hay những thực phẩm quá chua (các loại quả chua, hay thức ăn lên men,…). Những thực phẩm không tốt này có thể khiến cho răng của bạn bị mài mòn và tạo điều kiện thuận lợi cho những loại vi khuẩn xâm nhập vào răng và tấn công tủy răng của bạn. Từ đó gây bệnh viêm tủy răng.
Sâu răng là nguyên nhân gây viêm tủy răng
Một số trường hợp răng bị chấn thương chẳng hạn như bị va chạm mạnh,… có thể là gây ra tình trạng nứt răng, vỡ răng, gãy răng và nguy cơ bị lộ tủy. Nếu không được khắc phục kịp thời, vi khuẩn sẽ nhanh chóng xâm nhập và gây hại cho tủy răng.
Nghiến răng khi ngủ là một trong những thói quen không tốt cho răng miệng. Nó chính là nguyên nhân khiến răng của bạn yếu hơn và dễ bị xâm nhập bởi vi khuẩn dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
Chưa biết cách hoặc lười chăm sóc răng miệng: Chăm sóc, vệ sinh răng miệng là việc làm hàng ngày của mỗi chúng ta. Nhưng nếu không biết cách thực hiện đúng hoặc lười vệ sinh răng miệng, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc phải những bệnh về răng miệng, trong đó có bệnh viêm tủy.
1.2. Các cấp độ của bệnh viêm tủy răng
Viêm tủy có hồi phục
Đây là tình trạng viêm ở mức độ nhẹ. Người bệnh có thể không xuất hiện triệu chứng. Một số bệnh nhân nhận biết được tình trạng răng nhạy cảm khi ăn những loại đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Nhưng đa số, bệnh nhân thường chủ quan và ít khi phát hiện bệnh ở giai đoạn này.
Viêm tủy răng gây đau nhức răng
Viêm tủy không hồi phục
Người bệnh có thể bị đau hoặc không đau. Những trường hợp viêm tủy không hồi phục dạng đau, bệnh nhân có thể đau thành vùng và những cơn đau có thể xuất hiện trong khoảng vài phút nhưng cũng có thể kéo dài hàng giờ.
Viêm tủy răng không hồi phục bao gồm hai dạng không đau hoặc đau. Ở dạng đau của viêm tủy răng không hồi phục, người bệnh có thể thấy xuất hiện các cơn đau tủy điển hình như:
Hoại tử tủy
Người bệnh bị hoại tử tủy sẽ có biểu hiện đau buốt. Cơn đau xảy ra khi ổ viêm nhiễm, hoại tử lan rộng đến chân răng. Tình trạng này để lâu có thể lây lan sang các răng bên cạnh và gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm.
- Bệnh còn được phân loại thành viêm tủy cấp tính và viêm tủy mạn tính. Cụ thể như sau:
Viêm tủy cấp
Bệnh nhân mắc viêm tủy cấp thường có một số dấu hiệu như đau vào ban đêm, đau khi có thức ăn rơi vào lỗ sâu, đau liên tục hoặc đau theo cơn, nếu có mủ trong răng thì những cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Viêm tủy mạn tính
Khi tủy răng liên tục bị tác động đến mô tủy thì có thể dẫn đến tình trạng viêm tủy mạn tính. Ở những trường hợp này, cơn đau sẽ thường kéo dài nhiều giờ hoặc đau nhẹ, đau âm ỉ khi ăn.
1.3. Viêm tủy răng có thể gây ra những biến chứng gì?
Khi bị viêm tủy răng mà không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng như sau:
-
Răng của bạn sẽ bị yếu hơn, nhạy cảm hơn và dễ bị kích ứng khi ăn những loại đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
-
Những cơn đau răng do viêm tủy khiến bạn vô cùng khổ sở, ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe người bệnh.
-
Nếu viêm tủy ở cấp độ nặng thì bệnh nhân có thể phải đối mặt với nguy cơ mất răng, xương hàm tiêu dần, răng bị xô lệch, sai khớp cắn và khả năng nhai cũng kém hơn rất nhiều. Khi mất răng, khuẩn bệnh sẽ dễ dàng tấn công và lại tiếp tục gây hại cho răng của bạn.
Bên cạnh đó, tình trạng viêm tủy kéo dài cũng chính là nguyên nhân khiến bạn suy giảm khả năng nhai, không ăn, không ngủ,… khiến sức khỏe giảm sút, dẫn đến suy nhược.
2. Khi nào cần điều trị tủy răng?
Trong trường hợp viêm tủy ở mức độ nhẹ, bệnh chỉ khiến răng của bạn nhạy cảm, ê buốt khi gặp đồ ăn quá nóng, quá lạnh, chua cay,… và được thăm khám kịp thời, bạn có thể chỉ cần uống thuốc theo đơn của bác sĩ mà chưa cần điều trị tủy.
Nên đi khám sớm nếu có biểu hiện bất thường ở răng
Bệnh viêm tủy khiến bạn gặp nhiều khó khăn khi ăn uống, gây ra những cơn đau buốt dù dùng thuốc giảm đau nhưng không đỡ. Lúc này bạn cần phải đi khám để được các bác sĩ điều trị.
Một số bệnh nhân tìm hiểu và tự điều trị bệnh tại nhà. Nhưng bạn cần nhớ rằng, viêm tủy không phải là căn bệnh có thể tự điều trị tại nhà. Nếu bạn chủ quan không đi thăm khám và điều trị bệnh, có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng và sau này rất khó điều trị.
Chính vì những lý do trên, các chuyên gia khuyên bạn nên đi khám nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào. Tuy nhiên, có một lưu ý dành cho bạn là hãy cân nhắc và lựa chọn những địa chỉ y tế uy tín để khám chữa bệnh.
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Khi nào cần điều trị tủy răng?”. Nếu muốn thăm khám, điều trị răng, bạn có thể đến Khoa Răng Hàm Mặt của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - Đây là nơi quy tụ các bác sĩ nha khoa hàng đầu. Hơn nữa, MEDLATEC còn được đầu tư trang thiết bị và các loại máy móc khám chữa bệnh hiện đại, tân tiến, vì thế bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn dịch vụ y tế tại đây. Hãy gọi đến 1900 56 56 56 để được đặt lịch khám sớm.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!