Các tin tức tại MEDlatec
Bác sĩ Nhi khoa hướng dẫn cha mẹ cách hạ sốt an toàn cho trẻ
- 20/10/2021 | Tiêu chảy sốt nguy hiểm như thế nào? Làm sao để khắc phục hiệu quả?
- 04/06/2021 | Góc tư vấn: trẻ nhũ nhi sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt
- 12/10/2021 | Mách mẹ cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ an toàn và hiệu quả
1. Khi nào trẻ cần hạ sốt?
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có nhiệt độ cơ thể trung bình cao hơn so với người lớn hoặc người già. Trẻ cũng dễ bị sốt hơn do các bệnh lý thông thường.
Sốt là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ
Trẻ sốt khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 37,5 độ C, cần hạ sốt trong các trường hợp sốt cao (trên 38,5 độ C) kéo dài đi kèm với các triệu chứng sức khỏe bất thường như:
-
Mệt mỏi.
-
Đổ mồ hôi.
-
Quất khóc, hay nổi cáu.
-
Trẻ thở gấp, lơ mơ không tỉnh táo.
-
Trẻ ngủ li bì, bỏ bú, chán ăn.
Các triệu chứng trên cho thấy sốt cao đã ảnh hưởng đến sức khỏe, gây mệt mỏi khó chịu cho trẻ, thậm chí còn dẫn đến những phản ứng cơ thể nguy hiểm như co giật, hôn mê,... Các trường hợp này cần hạ sốt cho trẻ càng nhanh càng tốt, nếu không hiệu quả cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được can thiệp y tế.
Trẻ dễ bị sốt do nhiều nguyên nhân, cần chú ý theo dõi nhiệt độ và các dấu hiệu bất thường ở trẻ trong các trường hợp sau:
Nhiễm trùng: Nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến gây sốt ở trẻ do vi sinh vật là tác nhân lạ gây kích thích cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể.
Tiêm phòng: Sau tiêm phòng, trẻ thường bị sốt nhẹ đến vừa, đây cũng là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang phản ứng lại với kháng nguyên được tiêm vào cơ thể. Tuy nhiên cần theo dõi và đưa trẻ đi cấp cứu nếu trẻ sốt cao kèm theo triệu chứng co giật, tím tái, dị ứng,…
Trẻ mọc răng thường bị sốt từ nhẹ đến vừa, cách hạ sốt an toàn cho trẻ là lau người bằng nước ấm
Trẻ mọc răng: Giai đoạn trẻ mọc răng thường khiến thân nhiệt tăng cao hơn nhưng thường không gây sốt cao. Nếu trẻ sốt cao, có thể do cả những nguyên nhân khác như nhiễm trùng, bệnh lý.
Dấu hiệu bệnh như viêm phổi, sốt xuất huyết, sốt rét, viêm màng não, nhiễm trùng huyết,… Cần cẩn thận các bệnh lý này có thể gây sốt cao kèm nhiều triệu chứng nguy hiểm như: nôn, tím tái, khó thở, rét run, xuất huyết, vật vã, ngủ li bì, hôn mê,…
2. Bác sĩ Nhi khoa hướng dẫn cách hạ sốt an toàn cho trẻ
Khi trẻ bị sốt, cha mẹ có thể áp dụng những cách hạ sốt nhanh chóng, an toàn tại nhà và theo dõi tình trạng của trẻ trong suốt thời gian này. Trẻ tiếp tục sốt cao và có diễn biến bệnh nặng hơn, hãy đưa trẻ đi bệnh viện bởi không phải cơn sốt nào cũng có thể hạ nhanh không dùng thuốc.
2.1. Làm mát cơ thể trẻ để hạ sốt
Làm mát là cách hạ sốt an toàn cho trẻ, nhất là sốt do mọc răng, tiêm phòng hoặc bệnh viêm nhiễm đơn giản là dùng nước ấm lau cơ thể cho bé. Đầu tiên, nên cởi hết quần áo cho bé rồi dùng khăn nhỏ nhúng vào nước ấm, sau đó vắt sạch. Đặt khăn hai bên nách, hai bên háng và 1 khăn khác lau khắp người cho trẻ.
Nước ấm sẽ tác động làm giãn mạch máu, giúp cơ thể thoát mồ hôi tốt hơn, từ đó hạ sốt cho trẻ nhanh mà rất an toàn. Thực hiện cách này cho đến khi nhiệt độ cơ thể trẻ trở về mức bình thường là 37 độ C.
Lau người cho trẻ bằng nước ấm giúp hạ sốt hiệu quả
Lưu ý không dùng nước lạnh để tắm hay lau cơ thể cho trẻ, ngoài ra nên đóng kín cửa, tránh gió lùa khi trẻ đang cởi quần áo để tránh nhiễm lạnh.
2.2. Cho trẻ uống nhiều nước để hạ sốt
Sốt sẽ khiến cơ thể trẻ mất nước, ngược lại thiếu nước cũng khiến cơ thể sốt cao hơn. Vì thế với trẻ đã qua giai đoạn ăn dặm, hãy cho trẻ uống nhiều nước lọc hoặc nước trái cây, cháo, súp, trà thảo dược, sữa,… Ngoài ra, nếu trẻ sốt cao thiếu nước, có thể bổ sung nhanh bằng các loại nước điện giải hay chế phẩm bù nước như oresol hay hydrite.
Cơ thể trẻ được cấp đủ nước thì nhiệt độ cũng giảm xuống. Với trẻ nhỏ hơn, mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn, thường xuyên hơn. Ngoài ra, đừng quên chế biến những món ăn bổ dưỡng, thơm ngon để trẻ mau lành bệnh và hạ sốt.
2.3. Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ
Với trẻ sốt cao có thể sử dụng đến các loại thuốc hạ sốt không kê toa, phổ biến là Paracetamol đơn chất dạng gói hoặc siro. Thông thường thuốc sẽ có tác dụng giảm sốt sau 30 phút sử dụng, hiệu quả trong 4 - 6 giờ.
Tuy nhiên, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ phải dùng đúng liều chỉ định (10 - 15mg/kg cân nặng), uống lặp lại sau 4 giờ nếu vẫn còn sốt. Trẻ chỉ nên dùng thuốc hạ sốt tối đa 3 - 4 lần trong ngày, lạm dụng sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc hạ sốt tại nhà cho trẻ hiệu quả và an toàn.
Có thể dùng thuốc hạ sốt không kê đơn cho trẻ sốt cao
2.4. Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để hạ sốt
Nếu trẻ sốt không quá cao và vẫn có thể ăn uống, chơi đùa được thì việc dùng thuốc hạ sốt là không cần thiết. Thay vào đó, nên cho trẻ ăn uống đầy đủ, mặc quần áo rộng rãi để cơ thể tỏa nhiệt tốt hơn. Dù đơn giản nhưng đây là cách hạ sốt an toàn cho trẻ mà ít bố me chú ý đến.
3. Những điều cần tuyệt đối tránh khi trẻ bị sốt
Bên cạnh việc áp dụng những cách hạ sốt nhanh và an toàn cho trẻ như trên, cha mẹ khi chăm sóc trẻ bị sốt cần lưu ý một số vấn đề sau:
-
Không nên để trẻ ở trong phòng quá kín, tù túng, thiếu sự lưu thông không khí.
-
Tránh ủ ấm quá mức, cho trẻ mặc nhiều quần áo khi đang sốt hoặc đắp chăn quá kín.
-
Không dùng ngay thuốc hạ sốt khi trẻ vừa sốt và sốt dưới 38 độ, thay vào đó hãy áp dụng những cách hạ sốt khác như lau người nước ấm.
-
Không dùng nước đá, rượu hoặc khăn lạnh để hạ sốt cho trẻ.
-
Không áp dụng các bài thuốc dân gian không có cơ sở khoa học để hạ sốt cho trẻ.
Trẻ sốt cao kéo dài nên đưa đến cơ sở y tế khám và điều trị
Nếu trẻ sốt cao kéo dài, đã áp dụng cách hạ sốt an toàn cho trẻ mà không giảm, kèm triệu chứng nguy hiểm, nên sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị. Nếu cần tư vấn thêm, tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng 24/7.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!