Các tin tức tại MEDlatec
Bác sĩ Sản khoa giải đáp chi tiết: khi nào chọn sinh mổ?
- 05/11/2021 | Mang thai sau sinh mổ lần 3: Những điều chị em phụ nữ cần lưu ý
- 12/10/2021 | Chế độ ăn sau sinh mổ giúp chị em phụ nữ nhanh hồi phục sức khỏe
- 08/07/2021 | Sinh mổ gây tê có đau không và tất cả các vấn đề liên quan
1. Ưu nhược điểm của sinh mổ so với sinh thường
Theo thống kê mới nhất từ các bệnh viện và ở các thành phố lớn, trung bình cứ mỗi 100 trẻ được sinh ra có đến 35 - 40 trẻ được sinh bằng phương pháp mổ lấy thai. Tỉ lệ sinh mổ ngày càng cao trong những năm gần đây, các mẹ có xu hướng chọn sinh mổ kể cả khi không có chỉ định y khoa.
Sinh mổ là phương pháp sinh phổ biến được nhiều mẹ lựa chọn
Vậy phương pháp này có những ưu nhược điểm gì?
1.1. Ưu điểm của phương pháp sinh mổ
Phương pháp sinh mổ lấy thai có những ưu điểm với cả mẹ và trẻ sinh ra như sau:
Với người mẹ
Sinh mổ là phương pháp sinh an toàn cho sức khỏe, tính mạng của mẹ bầu và thai nhi trong các trường hợp khó sinh thường như: các biến chứng thai kỳ như tiền sản giật, rau cài răng lược, đầu thai không thuận, bất thường khung chậu của người mẹ,… Đa phần các trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ ở thời điểm thích hợp.
Ngoài ưu điểm này, phương pháp sinh mổ được nhiều mẹ bầu lựa chọn do không mất sức, không gây đau đớn nhiều như sinh thường. Trong suốt quá trình ca mổ đẻ diễn ra, mẹ vẫn hoàn toàn tỉnh táo để cảm nhận, trải nghiệm thời khắc sinh con và bế con sau sinh.
Sinh mổ giúp mẹ tỉnh táo và khỏe mạnh hơn khi đón con chào đời
Thời gian của ca sinh mổ cũng thường ngắn hơn so với sinh thường, có thể chủ động thời gian cho cả mẹ và gia đình.
Với em bé
Sinh mổ là phương pháp sinh an toàn cho em bé trong các trường hợp có thể nguy hiểm nếu sinh thường như: thai có cân nặng trên 4kg, ngôi thai không thuận, thai bị dị tật bẩm sinh hoặc có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, hoặc bất thường về phần phụ của thai (dây rốn, rau, ối,...),…
Nếu gặp sự cố, sinh mổ lấy thai cũng giúp bác sĩ xử trí, khắc phục và điều trị tốt hơn bảo vệ sức khỏe, tính mạng của trẻ.
1.2. Nhược điểm của phương pháp sinh mổ
Bên cạnh ưu điểm là ít gây đau đớn, an toàn và nhanh chóng cho cả mẹ và bé trong quá trình sinh thì sinh mổ còn ẩn chứa nhiều rủi ro như sau:
Rủi ro với người mẹ
Với phương pháp sinh mổ, sản phụ cần sử dụng thuốc gây tê và có thể cả thuốc gây mê, các loại thuốc này có thể gây nhiều tác dụng phụ hại sức khỏe như: giảm nguồn sữa mẹ, tụt huyết áp, giảm sự co thắt bình thường của tử cung,…
Sinh mổ với thuốc gây mê có thể gây hại cho sức khỏe
Ngoài ra, khi sinh mổ, sản phụ sẽ mất nhiều máu hơn bình thường, tử cung sẽ cần thời gian phục hồi lâu hơn và có thể bị ảnh hưởng vĩnh viễn. Sinh mổ cũng để lại nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe như: tử cung bị mẩn đỏ, dính ruột, viêm bàng quang,… Vết mổ sẽ gây đau đớn trong nhiều ngày đòi hỏi cần chăm sóc đúng cách để tránh nhiễm trùng, giúp vết mổ nhanh lành.
Các nghiên cứu đã chỉ ra, sinh mổ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuyến sữa. Đa phần mẹ sinh mổ sẽ chậm có sữa hơn so với mẹ sinh thường. Những mẹ đã sinh mổ được khuyến cáo cần mang thai sau ít nhất 2 năm, khoảng thời gian chờ tốt nhất là 3 năm để tử cung và cơ thể hồi phục hoàn toàn.
Rủi ro với em bé
So với trẻ sinh thường, trẻ sinh mổ thường có sức khỏe kém hơn, nguy cơ mắc bệnh lý cao hơn. Đầu tiên, trẻ sinh mổ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp, mất nước, tiêu hóa yếu, vàng da,… do không tiếp nhận được 1 số hormone có lợi trong quá trình chuyển dạ và sinh bình thường.
Sau khi sinh mổ, thông thường bé cần chờ khoảng 1 tuần để sữa mẹ về, do đó sức đề kháng của trẻ cũng yếu hơn khi không được nhận đủ dinh dưỡng và kháng thể tốt từ sữa mẹ. Đây là ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ sau này.
Trẻ sinh mổ có thể nhiễm độc thuốc gây mê dùng cho người mẹ
Đặc biệt cẩn thận với trường hợp trẻ sinh mổ bị nhiễm độc thuốc gây mê do thuốc dùng cho mẹ trong quá trình sinh. Trẻ sinh ra có thể ngủ luôn, không có phản xạ khóc và hô hấp bình thường, có thể dẫn đến nhiễm trùng hô hấp, suy hô hấp rất nguy hiểm,…tuy nhiên, rất hiếm.
Như vậy, bên cạnh những ưu điểm về thời gian, sự chủ động và giảm đau đớn, an toàn cho mẹ và bé thì phương pháp sinh mổ cũng ẩn chứa nhiều rủi ro cho sức khỏe của mẹ và bé sau này.
2. Bác sĩ giải đáp: Khi nào chọn sinh mổ?
Theo các chuyên gia, các trường hợp sau bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ và mẹ cần thực hiện theo chỉ định để đảm bảo tính mạng và sức khỏe của cả hai mẹ con.
2.1. Trường hợp chỉ định trước
Bác sĩ sản khoa có thể chỉ định sinh mổ trước khi chuyển dạ khi là một trong các trường hợp sau:
-
Gần đến ngày sinh nhưng thai chưa quay đầu xuống.
-
Thai có kích thước lớn hoặc mang thai nhiều bé cùng lúc.
-
Mẹ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục có thể lây nhiễm cho trẻ trong quá trình sinh thường.
-
Mẹ mắc bệnh lý tim mạch, nếu chuyển dạ thông thường có thể gây nguy hiểm.
-
Mẹ đã sinh mổ nhiều lần trước đây hoặc sức khỏe yếu khó sinh thường bình thường.
-
Mẹ từng phẫu thuật tử cung trước đó.
Khi nào chọn sinh mổ cần theo tư vấn của bác sĩ
2.2. Trường hợp không chỉ định trước
Khi vấn đề phát sinh trong quá trình chuyển dạ, bác sĩ có thể chỉ định mổ lấy thai như:
-
Thai có dấu hiệu suy thai như nhịp tim quá nhanh, quá chậm.
-
Quá trình chuyển dạ chậm, khó khăn hoặc ngừng hoàn toàn do nhiều yếu tố.
-
Trẻ có kích thước quá lớn, mẹ gặp khó khăn hoặc không thể sinh thường.
-
Có vấn đề liên quan tới nhau thai có thể dẫn tới băng huyết cho sản phụ nếu sinh thường.
Như vậy, sinh mổ là phương pháp sinh phổ biến hiện nay có những ưu, nhược điểm riêng mà mẹ bầu, gia đình và bác sĩ cần cân nhắc khi thực hiện. Các trường hợp cần chỉ định sinh mổ do nguyên nhân y khoa, nên chủ động thực hiện theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Khi nào chọn sinh mổ tốt nhất sản phụ nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn. Hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!