Các tin tức tại MEDlatec

Bài tập cho người đau lưng dưới: Giải pháp hiệu quả giúp giảm đau

Ngày 22/11/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Đau lưng dưới hay còn có tên gọi khác là đau thắt lưng là tình trạng phổ biến gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Thay vì chỉ phụ thuộc vào thuốc, việc thực hiện các bài tập phù hợp có thể giúp giảm đau và cải thiện sức khỏe vùng lưng một cách tự nhiên. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ danh sách bài tập cho người đau lưng dưới hiệu quả, an toàn và dễ thực hiện tại nhà.

1. Nguyên nhân gây đau lưng dưới

Trước khi tìm hiểu về các bài tập, điều quan trọng là hiểu rõ nguyên nhân gây đau lưng dưới để có phương pháp điều trị phù hợp. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

- Ngồi hoặc đứng sai tư thế: Thói quen ngồi gù lưng hoặc đứng lệch trọng tâm gây áp lực lên cột sống, dẫn đến đau nhức.

- Thiếu vận động: Lối sống ít vận động khiến cơ bắp vùng lưng yếu đi, làm tăng nguy cơ đau lưng dưới.

- Thoát vị đĩa đệm: Các bệnh lý này khiến dây thần kinh bị chèn ép, dẫn đến đau lưng mãn tính.

- Stress và căng thẳng: Căng thẳng kéo dài có thể gây co cứng cơ lưng, làm tăng cảm giác đau.

- Chấn thương hoặc vận động sai cách: Các tai nạn hoặc tập luyện không đúng kỹ thuật có thể gây tổn thương vùng lưng.

Tìm hiểu nguyên nhân gây đau lưng để có biện pháp điều trị phù hợp

2. Lợi ích của các bài tập cho người đau lưng dưới

Việc thực hiện đúng các bài tập cho người đau lưng dưới mang lại nhiều lợi ích như:

- Giảm đau tự nhiên: Các bài tập giúp thư giãn cơ bắp, tăng cường tuần hoàn máu, hỗ trợ giảm đau hiệu quả.

- Cải thiện tư thế: Tăng cường cơ lưng và bụng giúp giữ cột sống thẳng, giảm áp lực lên vùng lưng dưới.

- Giúp cơ thể linh hoạt: Đi lại dễ dàng hơn, giảm nguy cơ tái phát đau lưng.

- Tăng cường sức mạnh cơ bắp: Giúp cơ vùng lưng và bụng khỏe mạnh, hỗ trợ cột sống tốt hơn.

3. Top các bài tập cho người đau lưng dưới

3.1. Bài tập căng cơ tư thế con mèo - con bò

Động tác này không chỉ giúp giảm đau mà còn cải thiện sự linh hoạt của cột sống, giảm căng cơ và tăng cường tuần hoàn máu cho vùng lưng. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn hỗ trợ sức khỏe lưng dưới một cách tự nhiên.

Bài tập căng cơ tư thế con mèo - con bò (Cat-Cow Stretch)

Cách thực hiện bài tập căng cơ mèo bò:

  1. Bắt đầu ở tư thế bò, chống hai tay, mở rộng bằng vai, các ngón tay xòe căng. Đồng thời chống hai gối xuống sàn, 2 bàn chân duỗi, giữ lưng thẳng.
  2. Hít vào, từ từ cong lưng lên cao, đầu hướng nhìn về phía rốn. Cảm nhận cơ lưng được kéo giãn.
  3. Thở ra, cong lưng xuống, ngẩng đầu lên, mắt nhìn về phía trước.
  4. Lặp lại động tác này từ 8-10 lần, duy trì nhịp thở đều đặn.

3.2 Bài tập tư thế cây cầu 

Bài tập tư thế cây cầu, hỗ trợ giảm đau lưng hiệu quả.

Cách thực hiện:

- Nằm ngửa trên sàn, gập gối, hai bàn chân bám sàn. 

- Hai tay song song dưới sàn, bàn tay úp chạm chân

- Nhấn gót chân xuống sàn, nâng hông lên cao, giữ tư thế trong 5 giây rồi hạ xuống.

- Lặp lại 10-12 lần.

3.3. Bài tập giãn cơ đùi sau 

Bài tập này giúp giảm áp lực lên vùng lưng dưới, giảm căng cơ đùi, hỗ trợ cột sống lưng dưới. Cách thực hiện như sau:

- Nằm ngửa, một chân duỗi thẳng, chân còn lại nâng lên và giữ bằng hai tay.

- Kéo nhẹ chân về phía cơ thể để cảm nhận cơ đùi sau được giãn.

- Giữ nguyên tư thế khoảng 20 giây, đổi chân; lặp lại 3-4 lần mỗi bên.

3.4. Bài tập xoay cột sống (Spinal Twist)

Bài tập này giúp giảm căng cơ và thư giãn vùng lưng dưới.

Cách thực hiện:

- Nằm ngửa trên sàn, hai tay dang ngang.

- Gập gối, xoay cả hai chân sang một bên, giữ tư thế trong 10-15 giây.

- Đổi bên và lặp lại 3-4 lần.

3.5 Bài tập plank cơ bản

Cách thực hiện:

- Nằm úp xuống đất, hai khuỷu tay và ngón chân chống dưới đất

- Giữ lưng, mông và chân thẳng hàng.

- Duy trì tư thế trong 20-30 giây, tăng thời gian dần khi đã quen.

Lưu ý: 

- Khởi động kỹ trước khi tập để giảm nguy cơ chấn thương.

- Thực hiện nhẹ nhàng: nếu mới tập bạn chú ý không nên tập quá sức

- Tập đều đặn: Duy trì 3-4 buổi tập mỗi tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.

- Ngừng tập nếu cảm thấy đau: Nếu cơn đau tăng lên, hãy dừng tập và tham khảo ý kiến bác sĩ.

4. Khi nào nên gặp bác sĩ?

Nếu đã thực hiện các bài tập cho người đau lưng dưới nhưng tình trạng đau lưng dưới không cải thiện hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, bạn cần đến gặp bác sĩ. Các dấu hiệu cần lưu ý bao gồm: 

- Đau lưng kéo dài trên 2 tuần.

- Đau lan xuống chân hoặc kèm theo tê bì.

- Khó khăn trong việc di chuyển hoặc sinh hoạt hàng ngày.

Các bài tập cho người đau lưng dưới là giải pháp an toàn, hiệu quả giúp giảm đau và cải thiện sức khỏe vùng lưng. Tuy nhiên, những hướng dẫn trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để đạt được kết quả tốt nhất, bạn cần thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện, đồng thời kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen sinh hoạt khoa học. Đừng để đau lưng ảnh hưởng đến cuộc sống, hãy bắt đầu thực hiện ngay hôm nay để cảm nhận sự thay đổi tích cực!

Tập đúng tư thế giúp giảm đau lưng, cơ thể dẻo dai

Nếu thấy có dấu hiệu nghiêm trọng về cơ xương khớp, bạn có thể đến chuyên khoa Cơ Xương Khớp tại Hệ thống Y tế MEDLATEC - địa chỉ tin cậy giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp hiệu quả. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại cùng quy trình khám chữa chuyên nghiệp, MEDLATEC cam kết mang đến dịch vụ chất lượng cao, nhanh chóng, tiện lợi. 

Tại đây, bạn sẽ được tư vấn và điều trị các bệnh lý phổ biến như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp dạng thấp, loãng xương, đau lưng, đau vai gáy và nhiều vấn đề khác liên quan đến cơ xương khớp. Đặt lịch khám nhanh chóng qua Hotline 1900 56 56 56 để nhận được sự hỗ trợ kịp thời và tận tình từ đội ngũ nhân viên MEDLATEC. Hãy để MEDLATEC đồng hành cùng bạn trong hành trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe!

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.