Tin tức

Đau lưng, đau bụng dưới: Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày 30/06/2023
Ngô Thị Mai Phương
Đau lưng, đau bụng dưới là vấn đề rất thường gặp ở nữ giới, có thể là những cơn đau âm ỉ hoặc đau cấp tính. Vậy tình trạng này là do bệnh lý nào gây ra và khắc phục như thế nào?

1. Đau lưng, đau bụng dưới ở nữ giới là do bệnh gì?

Đau lưng, đau bụng dưới ở phụ nữ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng này có nghiêm trọng hay không còn phụ thuộc vào mức độ đau ra sao, thời gian đau có kéo dài hay không và nguyên nhân gây đau là gì. Đôi khi cơn đau xảy ra đột ngột và nhiều trường hợp cơn đau lại âm ỉ và tái phát thường xuyên trong suốt một thời gian dài.

Đau lưng kèm theo đau bụng dưới ở phụ nữ có thể do nhiều nguyên nhân

Đau lưng kèm theo đau bụng dưới ở phụ nữ có thể do nhiều nguyên nhân

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lưng và kèm theo đau bụng dưới ở phụ nữ là:

1.1.Do mang thai

Khi có bầu, cơ thể chị em thay đổi rất nhiều và rõ rệt, từ sức khỏe tâm lý đến sức khỏe thể chất. Trong đó, đau lưng và đau bụng dưới cũng là một trong những triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu.

Tuy nhiên, nếu chỉ với triệu chứng đau lưng kèm theo đau bụng dưới thì chưa đủ để khẳng định tình trạng mang thai ở chị em. Do đó, chị em cần theo dõi thêm một số thay đổi khác trên cơ thể, có thể kể đến như:

+ Quan hệ trong thời gian gần và không dùng phương pháp tránh thai.

+ Có biểu hiện chậm kinh hay không?

+ Có kèm theo một số triệu chứng báo hiệu mang thai khác hay không, chẳng hạn như ra máu báo, hay buồn nôn, vùng ngực thường xuyên bị căng tức, dịch âm đạo nhiều hơn bình thường, tăng số lần đi tiểu, cơ thể mệt mỏi,...

Chị em cũng nên đến các cơ sở y tế thăm khám để chắc chắn về việc mình có mang thai hay không.

1.2. Đau bụng kinh

Nếu tình trạng đau lưng và đau bụng dưới chỉ diễn ra trong vài ngày và gần ngày “đèn đỏ” thì rất có thể nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt. Tình trạng này còn được gọi là đau bụng kinh. Nếu cơn đau không quá nghiêm trọng thì bạn không cần phải lo lắng quá nhiều.

Đau bụng dưới và đau lưng là triệu chứng thường xảy ra trong ngày “đèn đỏ”

Đau bụng dưới và đau lưng là triệu chứng thường xảy ra trong ngày “đèn đỏ”

Có thể khắc phục bằng những cách sau:

+ Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên các loại trái cây và rau xanh, bổ sung nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều sắt, canxi, magie và các loại thực phẩm có chứa các vitamin nhóm B.

+ Không nên ăn quá mặn hoặc quá ngọt trong những ngày kinh nguyệt.

+ Uống nhiều nước hơn.

+ Có thể giảm đau bằng cách chườm nóng, chườm lạnh.

+ Lưu ý, trong những ngày kinh nguyệt thì không nên sử dụng chất kích thích và không nên bê vác những vật nặng.

1.3. Do bệnh u xơ tử cung

Phụ nữ đang trong độ tuổi từ 30 đến 40 gặp phải những cơn đau bụng dưới và kèm theo đau lưng thì nguyên nhân rất có thể là do bệnh u xơ tử cung. Khi mắc căn bệnh này, chị em còn bị đau khi quan hệ và rất khó mang thai.

Đau bụng dưới và đau lưng có thể do u xơ tử cung

Đau bụng dưới và đau lưng có thể do u xơ tử cung

Trường hợp nghi ngờ mắc u xơ tử cung, chị em nên đến ngay các chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời (nếu có bệnh). Phương pháp điều trị u xơ tử cung phổ biến hiện nay là phẫu thuật để loại bỏ khối u. Tuy nhiên, tùy theo từng trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định cụ thể.

1.4.Do nhiễm trùng đường tiết niệu

Vi khuẩn tấn công đường tiết niệu cũng là nguyên nhân khiến chị em đau vùng bụng dưới và thắt lưng. Ngoài ra khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, chị em còn có thể gặp phải một số biểu hiện khác như đi tiểu buốt, tiểu nhiều lần, đôi khi có lẫn máu trong nước tiểu.

Nếu gặp phải tình trạng này, cần vệ sinh vùng kín đúng cách và thường xuyên. Nên đi khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh. Hiện nay, phương pháp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến là sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm.

1.5. Do bệnh sỏi thận

Khi bị sỏi thận, người bệnh thường có biểu hiện đau dọc niệu quản, cơn đau có thể xuyên qua vùng hông và thắt lưng. Ngoài ra, bệnh nhân còn có biểu hiện buồn nôn, có lẫn máu hay mủ trong nước tiểu, tiểu rát và kèm theo những cơn sốt.

Nếu gặp phải triệu chứng này nên cho người bệnh uống nhiều nước và đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và kịp thời điều trị bệnh. Hiện nay, phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định trong điều trị sỏi thận, nhất là những trường hợp sỏi to và không thể tự đào thải qua đường tiểu.

1.5. Thoát vị đĩa đệm

Nếu cơn đau lưng, đau bụng dưới diễn ra âm ỉ khi bạn phải bê vật nặng hoặc vận động mạnh, đồng thời những cơn đau lan xuống mông, chân và bàn chân thì rất có thể đây là dấu hiệu của tình trạng thoát vị đĩa đệm.

Khi gặp phải những biểu hiện này, chị em không nên chủ quan mà cần đi khám sớm để các chuyên gia thăm khám và tư vấn về phác đồ điều trị. Để bệnh lâu ngày có thể làm giảm chất lượng sống, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của người bệnh.

2. Đau lưng, đau bụng dưới không do bệnh lý

Không phải tất cả các trường hợp đau lưng, đau bụng dưới đều là do các bệnh lý gây ra mà tình trạng này có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khác, có thể kể đến như:

- Do chị em thường xuyên phải vận động quá sức, chẳng hạn gánh đồ, bê vật nặng trong một thời gian dài,...

- Tư thể làm việc và tư thế ngủ không đúng cũng có thể gây áp lực lên bụng dưới, vùng thắt lưng và dẫn đến những cơn đau. 

- Lão hóa và loãng xương: Người cao tuổi thường phải đối mặt với tình trạng lão hóa, loãng xương và dễ gây ra những cơn đau nhức, mệt mỏi vùng cột sống.

Nên đi khám để biết rõ nguyên nhân gây bệnh và khắc phục sớm

Nên đi khám để biết rõ nguyên nhân gây bệnh và khắc phục sớm

- Do sử dụng quá nhiều bia rượu và các loại chất kích thích.

- Thay đổi thời tiết cũng là yếu tố nguy cơ khiến chị em dễ bị đau nhức toàn thân, trong đó bao gồm đau lưng và kèm theo tình trạng đau bụng dưới.

Có thể nói rằng, đau lưng, đau bụng dưới ở phụ nữ là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để khắc phục bệnh hiệu quả, chị em nên đến các cơ sở y tế để thăm khám, tìm rõ nguyên nhân gây bệnh và điều trị theo nguyên nhân.

Nếu có nhu cầu đặt lịch khám sớm, mời quý khách liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, các tổng đài viên của MEDLATEC sẽ tư vấn và hướng dẫn chi tiết hơn cho bạn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ