Các tin tức tại MEDlatec
Bạn biết gì về xét nghiệm máu lắng?
- 29/03/2020 | Xét nghiệm ANA trong các bệnh lý tự miễn
- 29/03/2020 | Xét nghiệm Gamma GT trong chẩn đoán tổn thương gan
- 29/03/2020 | Xét nghiệm AFP giúp tầm soát ung thư gan mà bạn nhất định phải biết
- 30/03/2020 | Giải đáp những thắc mắc về bệnh lỵ amip và xét nghiệm để chẩn đoán bệnh lỵ
- 29/03/2020 | Nếu nghi ngờ, nên xét nghiệm chất gây nghiện Opiat ở đâu là tốt nhất?
1. Bạn có biết về xét nghiệm máu lắng?
xét nghiệm máu lắng là xét nghiệm nhằm đo lường tốc độ lắng của hồng cầu bằng cách đưa máu đã được chống đông vào trong một cột thẳng đứng. Sau 1h và 2h, đánh giá chiều cao còn lại của cột huyết tương thể hiện sự lắng hồng cầu. Tình trạng viêm sẽ làm cho các tế bào máu kết tụ và lắng xuống đáy nhanh hơn.
Hình 1: Phương pháp đo máu lắng thủ công và trên máy
Xét nghiệm đo máu lắng không phải là một xét nghiệm độc lập để chẩn đoán bệnh cụ thể mà nó thường giúp bác sĩ phát hiện và theo dõi các phản ứng viêm của cơ thể. Thông qua xét nghiệm này, một số bệnh lý có thể được phát hiện và theo dõi như sốt cao, viêm khớp, nhiễm trùng, HIV giai đoạn đầu,...
2. Xét nghiệm máu lắng được thực hiện như thế nào ?
Xét nghiệm đo tốc độ máu lắng là một xét nghiệm đơn giản và dễ thực hiện. Khâu chuẩn bị trước xét nghiệm cũng không có yêu cầu bắt buộc phải nhịn ăn. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng thuốc hay phụ nữ mang thai, đến chu kỳ kinh nguyệt thì nên thông báo với bác sĩ để có sự chú ý.
Hình 2: Kỹ thuật lấy máu nhanh chóng, đơn giản
Nhân viên y tế sẽ lấy máu tĩnh mạch cho bạn. Máu tĩnh mạch khoảng 2 mL chứa trong ống chống đông EDTA sau đó sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để tiến hành phân tích.
Tốc độ máu lắng sẽ được đo sau 1h và 2h để cho ra kết quả của lần phân tích.
Giá trị bình thường của tốc độ máu lắng sẽ được tính như sau:
Ở trẻ nhỏ: từ 0 - 13 mm/hr.
Ở người lớn:
- Nam dưới 50 tuổi: từ 0 - 15 mm/hr.
- Nữ dưới 50 tuổi: từ 0 - 20 mm/hr.
- Nam trên 50 tuổi: từ 0 - 20 mm/hr.
- Nữ trên 50 tuổi: từ 0 - 30 mm/ hr.
Chỉ số máu lắng tăng cao thường gặp trong:
- Tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn, nhiễm trùng hệ thống, lao,...
- Các bệnh lý như: nhồi máu cơ tim, viêm đa khớp mạn tính, viêm động mạch thái dương, đau xơ cơ, viêm đại tràng, áp xe, viêm xương, viêm nội tâm mạc,...
- Bệnh lý cấp tính như viêm ruột thừa, viêm phổi,...
- Các bệnh lý ung thư: u lympho, đau u tủy xương,...
- Bị nhiễm nấm và các loại ký sinh trùng khác.
Chỉ số máu lắng giảm thường gặp trong:
- Suy tim xung huyết.
- Thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm.
- Bệnh đa hồng cầu nguyên phát.
- Giảm albumin, protein máu.
- Giảm fibrinogen trong máu,
3. Những trường hợp nào sẽ được yêu cầu làm xét nghiệm máu lắng?
Tốc độ máu lắng tăng thể hiện một tình trạng viêm trong cơ thể. Do đó thông thường bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm đo máu lắng đi kèm với các xét nghiệm khác để nhằm chẩn đoán rõ và chính xác hơn. Thông thường đó là xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, CRP,...
Xét nghiệm đo tốc độ máu lắng rất hữu ích trong các trường hợp sốt cao không rõ nguyên nhân, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, ung thư, các tình trạng viêm nhiễm và hoại tử khác.
Hình 3: Người bị viêm khớp nên thực hiện xét nghiệm máu lắng
Một số trường hợp bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện đo tốc độ máu lắng để theo dõi hiệu quả điều trị của các bệnh lý nhiễm trùng, bệnh tự miễn,... Nếu chỉ số máu lắng bình thường chứng tỏ bệnh nhân đang trong giai đoạn hồi phục tốt.
Một số dấu hiệu cho thấy bạn nên làm xét nghiệm đo máu lắng như:
- Có các vết viêm nhiễm, hoại tử do chấn thương, va đập,...
- Đau khớp, đau vai, cổ vào đầu sáng sớm.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Gặp các vấn đề về đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, sốt, đi ngoài thấy máu,...
4. Bạn cần chú ý gì sau khi nhận được kết quả xét nghiệm máu lắng ?
Nếu nhận được kết quả tốc độ máu lắng bất thường, điều đó chưa đủ để kết luận bạn mắc một bệnh lý cụ thể nào. Nó chỉ cho thấy tình trạng cơ thể đang có dấu hiệu bị viêm và cần làm thêm các xét nghiệm khác để chẩn đoán. Tuy nhiên cũng cần phải để ý đến một số yếu tố có thể khách quan có thể ảnh hưởng đến kết quả như tuổi tác, giới tính, sử dụng thuốc, đang mang thai,...
Một số trường hợp bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm đo tốc độ máu lắng lần 2 để kiểm tra lại kết quả. Bạn cũng cần quá lo lắng, điều cần thiết là tuân thủ đúng theo phác đồ của bác sĩ, như vậy hiệu quả điều trị sẽ trở nên rõ rệt hơn.
Nếu bạn có nhu cầu làm xét nghiệm máu lắng và vẫn còn đang băn khoăn lựa chọn một cơ sở tốt để thực hiện thì đừng lo, MEDLATEC sẽ giải quyết cho bạn. Là một trong những bệnh viện đa khoa tư nhân hàng đầu, MEDLATEC đã cùng đồng hành chăm sóc sức khỏe cho hàng nghìn khách hàng trên mọi miền tổ quốc.
Hình 4: Dịch vụ xét nghiệm máu tại nhà vô cùng tiện ích của MEDLATEC
Tại đây, bạn sẽ được trải nghiệm những dịch vụ y tế thông minh, hiện đại và vô cùng chất lượng. Các chi nhánh của MEDLATEC trải dài khắp mọi tỉnh thành nhằm mang lại cho quý khách sự tiện lợi và hài lòng nhất. Nếu bạn ở xa, đi lại vất vả hoặc bận rộn, đừng lo, chỉ cần một cú click chuột hoặc gọi điện đến Tổng đài 1900 565656, nhân viên y tế của chúng tôi sẽ đến tận nhà để phục vụ.
Hãy nhanh tay liên hệ để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh sớm nhất.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!