Các tin tức tại MEDlatec

Bé bị rôm sảy bôi thuốc gì​ và chăm sóc cho trẻ bị rôm sảy như thế nào?

Ngày 25/04/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
Ở trẻ nhỏ, ống tuyến mồ hôi thường chưa phát triển hoàn thiện. Đây chính là lý do khiến trẻ dễ bị rôm sảy hơn người lớn, nhất là vào mùa hè, khi thời tiết chuyển oi nóng. Trong phần lớn trường hợp, trẻ sẽ được điều trị bằng một vài loại thuốc bôi ngoài da. Vậy, có thể cho các bé bị rôm sảy bôi thuốc gì và cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy như thế nào?

1. Khái quát tình trạng nổi rôm sảy ở trẻ nhỏ

rôm sảy là hiện tượng tuyến mồ hôi bị bít tắc dẫn đến tình trạng ứ đọng. Khi đó, ống bài tiết có xu hướng bị bám bụi, hình thành nhiều mụn kích thước nhỏ màu đỏ hoặc màu hồng trên da. Đối với trẻ nhỏ, tuyến mồ hôi thường chưa hoàn thiện kết hợp thời tiết oi nóng khiến cơ thể sẽ tăng tiết mồ hôi sẽ tạo điều kiện khởi phát rôm sảy, gây triệu chứng khó chịu. 

Khi thời tiết oi nóng, trẻ dễ bị rôm sảy 

Triệu chứng điển hình của bệnh lý này là mụn xuất hiện tại những vùng da tiết nhiều mồ hôi. Theo đó, vùng da cổ, vai hoặc ngực là những khu vực da dễ bị rôm sảy. Ngoài ra, bé còn có một số biểu hiện khác như ngứa ngáy, vùng da nổi mụn sưng tấy, trầy xước. 

Các dạng rôm sảy thường khởi phát ở trẻ nhỏ là: 

  • Rôm sảy tinh thể: Chủ yếu xuất hiện ở những trẻ bị chậm phát triển hệ thống ống tuyến mồ hôi. Đây là dạng rôm sảy không gây tình trạng viêm ngứa ngáy hay đau nhức. Đến khi các mảng bám trên da bong đi, trẻ sẽ dần khỏi bệnh. 
  • Rôm sảy đỏ: Hình thành sâu trong da. Khi phát bệnh, các nốt mụn màu đỏ sẽ xuất hiện trên da của trẻ, gây ngứa ngáy. 
  • Rôm sảy sâu: Có thể gây tổn thương sâu dưới da, khởi phát khi tuyến mồ hôi gặp vấn đề. Đây thường là hệ quả của tình trạng rôm sảy đỏ diễn biến dai dẳng. Dạng rôm sảy này hiếm gặp hơn hai dạng còn lại. 

2. Nguyên nhân dẫn đến rôm sảy

Vào mùa hè khi thời tiết oi nóng, trẻ dễ bị rôm sảy. Nguyên nhân có thể là do: 

  • Hệ thống ống tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn thiện khiến mồ hôi có xu hướng bị bít tắc. Thời tiết càng oi nóng, mồ hôi lại càng tiết ra nhiều, tăng nguy cơ khởi phát rôm sảy. 
  • Trẻ mặc quần áo may từ chất liệu vải khó thấm hút mồ hôi, thường xuyên đóng tã bỉm khiến tuyến mồ hôi dễ bị bít tắc. 
  • Sự xâm nhập của các loại vi khuẩn khiến mồ hôi tiết nhiều hơn, làm tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông. 

Trẻ mặc quần áo may từ chất liệu vải khó thấm hút mồ hôi vào mùa hè dễ bị rôm sảy

3. Bé bị rôm sảy bôi thuốc gì? 

Nếu tình trạng rôm sảy ở trẻ chưa diễn biến nghiêm trọng, trẻ có thể được điều trị bằng một số sản phẩm không kê đơn như:

  • Kem Calamine: Giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy. 
  • Thuốc kháng Histamin (dạng bôi ngoài da): Kiểm soát tình trạng ngứa ngáy khi trẻ bị rôm sảy. 

Nhiều phụ huynh vẫn băn khoăn không biết nên cho các bé bị rôm sảy bôi thuốc gì

Tuy vậy để hạn chế rủi ro, ba mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị rôm sảy cho trẻ bằng bất kỳ loại thuốc nào. 

4. Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện? 

Nếu đã dùng các loại thuốc không kê đơn nhưng tình trạng rôm sảy không thuyên giảm, bạn nên cho trẻ đi khám. Đặc biệt là khi nhận thấy trẻ có những triệu chứng dưới đây:

  • Tình trạng tổn thương da diễn biến dai dẳng trên 3 ngày, không có dấu hiệu thuyên giảm. 
  • Trẻ bị đau, sưng tấy và nóng tại khu vực da nổi rôm sảy. 
  • Khu vực da bị rôm sảy chảy mủ. 
  • Trẻ bị nổi hạch bạch huyết tại vùng bẹn, vùng cổ hoặc vùng nách. 
  • Trẻ bị sốt cao kèm theo triệu chứng ớn lạnh. 

Nếu tổn thương trên da của trẻ kéo dài trên 3 ngày, ba mẹ nên cho trẻ đi khám

5. Lưu ý khi chăm sóc cho trẻ bị rôm sảy

Trong quá trình chăm sóc cho trẻ bị rôm sảy, ba mẹ cần lưu ý: 

  • Bổ sung nước cho trẻ: Ba mẹ hãy cho trẻ uống nhiều nước, ăn trái cây mọng nước. Trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn. Đây là cách đơn giản giúp trẻ giải nhiệt, giảm rôm sảy vào mùa hè. 
  • Phơi giặt quần áo thường xuyên: Quần áo của trẻ phải được giặt giũ hàng ngày. Bạn nên phơi quần áo của trẻ dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt vi khuẩn còn bám lại. 
  • Cắt bớt móng tay, móng chân: Ba mẹ nên cắt bớt móng tay và móng chân của trẻ để hạn chế tình trạng gãi ngứa gây tăng nguy cơ nhiễm trùng. 
  • Không dùng phấn rôm: Càng thoa phấn rôm, lỗ chân lông trên da lại càng dễ bị tắc lại, gây nhiễm khuẩn khiến rôm sảy diễn biến nghiêm trọng hơn. 
  • Không nên cho trẻ ra ngoài trời nắng: Bởi nhiệt độ cao ngoài trời dễ khiến trẻ tiết nhiều mồ hôi hơn. 
  • Không sử dụng nước lá, xà phòng làm khô da tắm cho trẻ: Thay vào đó, bạn nên tắm cho trẻ bằng sữa tắm dịu nhẹ, thân thiện với làn da của trẻ. 
  • Hạn chế thoa nhiều kem: Khi bôi thuốc hay bôi kem cho trẻ, bạn không nên bôi quá nhiều. Vì lớp kem dày có thể khiến lỗ chân lông trên da bị bít tắc nặng hơn. 
  • Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng kháng sinh: Nếu dùng kháng sinh không đúng cách, trẻ có nguy cơ bị bội nhiễm, khiến tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn. 
  • Theo dõi biểu hiện của trẻ khi dùng thuốc: Trong khi cho trẻ dùng thuốc uống hay thuốc bôi ngoài da, bạn hãy theo dõi biểu hiện của trẻ. Nếu nhận thấy triệu chứng bất thường hoặc tình trạng rôm sảy không thuyên giảm, bạn hãy đưa trẻ đi khám kịp thời để được bác sĩ kiểm tra, hướng dẫn điều trị đúng cách. 
  • Giữ cho làn da của trẻ luôn thông thoáng: Để trẻ mặc quần áo thoáng mát, chất liệu cotton, thấm hút mồ hôi tốt. 

Bạn hãy giặt giũ, phơi khô quần áo của trẻ hàng ngày

Như vậy, từ những chia sẻ của MEDLATEC trong bài viết này, bạn đã biết nên cho bé bị rôm sảy bôi thuốc gì để nhanh lành bệnh. Tốt nhất, để đảm bảo hiệu quả và an toàn, ba mẹ nên cho trẻ đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Nhi thuộc thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ kiểm tra, tư vấn hướng điều trị phù hợp. Để đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên hệ theo số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Từ khoá: rôm sảy vi khuẩn

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.