Các tin tức tại MEDlatec
Bệnh lậu ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
- 16/07/2020 | Bệnh lậu là gì và những thông tin cần biết về căn bệnh này
- 17/07/2020 | Bệnh lậu có thể điều trị dứt điểm hay không?
- 17/07/2020 | Biểu hiện bệnh lậu giai đoạn đầu và những biến chứng nguy hiểm
- 08/08/2024 | Xét nghiệm lậu - Có những phương pháp nào, cần lưu ý gì khi thực hiện?
- 01/09/2023 | Chi phí chữa bệnh lậu hết bao nhiêu tiền?
1. Triệu chứng bệnh lậu ở bà bầu
Neisseria gonorrhoeae là nguyên nhân gây bệnh lậu. Khi mang thai, dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn cùng với đó là sự suy giảm hệ miễn dịch khiến cho chị em có nguy cơ bị bệnh cao hơn những đối tượng khác.
Thai phụ rất dễ bị bệnh lậu
Nhiều bà bầu mắc lậu khi mang thai nhưng không có triệu chứng điển hình hoặc có triệu chứng nhưng không rõ ràng. Do vậy, nếu có yếu tố nguy cơ lây nhiễm, nên đi khám và thực hiện các loại xét nghiệm để biết có bị nhiễm lậu hay không.
Các triệu chứng của bệnh lậu khi mang thai:
- Bị ngứa vùng kín, rất giống với triệu chứng viêm nhiễm âm đạo.
- Tiểu rắt, trong nước tiểu có mủ hay máu và có màu đục bất thường.
- Lượng khí hư nhiều hơn, có màu sắc bất thường chẳng hạn như màu xanh, màu vàng. Bên cạnh đó, khí hư của chị em cũng có mùi hôi, khó chịu, đau âm ỉ vùng bụng dưới.
- Sốt bất thường, không xác định rõ nguyên nhân.
2. Bệnh lậu ảnh hưởng đến thai nhi ra sao?
- Những ảnh hưởng của bệnh lậu đối với sức khỏe của mẹ bầu:
+ Tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng kín, chẳng hạn như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng,..
+Mang thai khi đang bị lậu rất dễ gặp phải tình trạng thai ngoài tử cung, sinh non, thai chết lưu.
+ Mẹ bầu thường xuyên ngứa rát, rất khó chịu ở vùng kín. Tình trạng này khiến chị em mất ăn, mất ngủ, lo lắng và suy nghĩ tiêu cực khiến chất lượng cuộc sống bị suy giảm nghiêm trọng.
+ Hệ miễn dịch suy giảm.
- Bệnh lậu ảnh hưởng đến thai nhi:
Không chỉ ảnh hưởng đến thai phụ, bệnh lậu còn gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi:
Trẻ có nguy cơ sinh non do mẹ mắc lậu
- Trẻ được sinh ra từ bà mẹ bị lậu rất dễ bị lây nhiễm bệnh khi sinh nở, đặc biệt nguy cơ cao đối với trường hợp sinh ngả âm đạo.
- Vi khuẩn lậu có nguy cơ xâm nhập vào mắt của trẻ qua dịch tiết sinh dục của mẹ và vì thể trẻ dễ bị viêm kết mạc mắt, thường gặp khoảng 2 đến 3 ngày sau sinh.
Trẻ bị viêm kết mạc mắt thường có một số dấu hiệu như sau: Mắt sưng mọng, kết mạc cương tụ, xung huyết, sưng cả mi trên và mi dưới, mắt có mủ vàng. Nếu không được khắc phục bệnh sớm. Bệnh có thể làm suy giảm thị lực của trẻ, nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến mù lòa.
Trẻ có thể viêm kết mạc mắt do mẹ nhiễm lậu
+ Trẻ có nguy cơ bị viêm da lan rộng, viêm não, viêm màng não hoặc có nguy cơ bị thiểu năng trí tuệ.
+ Trong một số trường hợp, trẻ bị tử vong ngay sau sinh.
3. Điều trị lậu cho bà bầu bằng cách nào?
Nếu bị mắc bệnh lậu khi mang thai, mẹ bầu nên được điều trị càng sớm càng tốt. Khi mang thai, việc sử dụng thuốc điều trị rất nhạy cảm, nếu dùng không đúng cách có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần uống thuốc theo đơn của bác sĩ.
Thông thường, các loại thuốc được bác sĩ chỉ định cho mẹ bầu là các loại kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ mới. Mẹ bầu cần tránh sử dụng nhóm thuốc quinolon, aminoside và tetracycline để hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi, thậm chí là những nguy cơ rủi ro rất nghiêm trọng
Kết hợp với sử dụng thuốc đặt âm đạo.
Kết hợp với điều trị cho người chồng.
Trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc do người mẹ bị mắc lậu, bác sĩ sẽ thực hiện rửa nước muối sinh lý cho mẹ từ 6 đến 8 lần/ ngày. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể cần dùng thuốc mỡ bôi mắt và kết hợp với thuốc kháng sinh toàn thân.
4. Phòng ngừa bệnh lậu cho thai phụ
Để phòng tránh những nguy hiểm mà bệnh lậu ảnh hưởng đến thai nhi và mẹ bầu, phụ nữ cần chú ý một số vấn đề sau, trước khi có ý định mang thai:
- Thực hiện đời sống tình dục khoa học và lành mạnh. Quan hệ chung thủy, không nên quan hệ ngoài luồng, quan hệ với nhiều bạn tình cùng lúc,... Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục Đây là cách phòng bệnh rất đơn giản và mang lại hiệu quả tích cực.
- Trước khi mang thai, chị em nên thực hiện khám phụ khoa, sàng lọc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục. Nên khám sức khỏe tổng quát trước khi mang thai để hiểu rõ về thể trạng sức khỏe của mình. Qua buổi thăm khám này, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho chị em cách chuẩn bị tốt nhất để có một thai kỳ khỏe mạnh trong tương lai.
Khám thai rất quan trọng và mẹ bầu cần tuân thủ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ
- Phụ nữ đã mang thai thì cần khám thai thường xuyên. Nếu có bất thường thì nên đi khám sớm. Đối với phụ nữ đã được chẩn đoán nhiễm lậu cần điều trị tích cực, tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.
- Bên cạnh đó, chị em nên thực hiện lối sống lành mạnh, ăn ngủ đúng giờ, thường xuyên vận động nhẹ nhàng và có chế độ ăn đa dạng dinh dưỡng, lựa chọn những thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe.
Bệnh lậu có thể gây ra những tác động đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Vì thế việc phát hiện sớm và điều trị thời là vô cùng quan trọng. Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC là một trong những địa chỉ y tế uy tín mà mẹ bầu có thể lựa chọn. Đây là nơi quy tụ các bác sĩ có chuyên môn cao và được đầu tư nhiều trang thiết bị y tế hiện đại, mang lại những kết quả xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh đáng tin cậy.
Mẹ bầu có những dấu hiệu bất thường, nghi ngờ mắc lậu, có thể đăng ký đặt lịch khám sớm tại Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên sẽ tư vấn và hướng dẫn chi tiết và cụ thể cho bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!