Các tin tức tại MEDlatec

Bệnh uốn ván và những điều chúng ta nên biết

Ngày 01/10/2023
Uốn ván là một dạng nhiễm trùng cấp tính nguy hiểm, vi khuẩn gây bệnh có thể làm tổn thương não bộ, hệ thần kinh trung ương, đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Vậy vi khuẩn uốn ván lây truyền qua đường nào, các triệu chứng thường gặp là gì?

1. Tổng quan về uốn ván

Tác nhân chính gây bệnh uốn vánvi khuẩn Clostridium tetani, loại vi khuẩn này có thể tấn công vào cơ thể và gây tổn thương trực tiếp tới não bộ và hệ thần kinh. Về lâu về dài, bệnh nhân uốn ván không được điều trị đúng cách sẽ phải đối mặt với tình trạng cứng cơ, thậm chí là tử vong. Bệnh nhiễm trùng cấp tính này có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi và giới tính, tiêm vắc xin là cách tốt nhất để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Vi khuẩn Clostridium tetani gây uốn ván.

Về con đường lây truyền, uốn ván không lây giữa người với người nhưng lại rất dễ lây nhiễm qua vết thương hở. Nếu để vết thương hở tiếp xúc với đất, bụi bẩn, phân gia súc, gia cầm thì bạn sẽ phải đối mặt với rủi ro bị uốn ván cao. Ngoài ra, việc sử dụng các dụng cụ phẫu thuật không đảm bảo tiêu chuẩn tiệt trùng cũng tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm trùng, tạo điều kiện để vi khuẩn Clostridium tetani phát triển. Thói quen dùng chung kim tiêm, kim xăm hoặc kim xỏ khuyên cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh uốn ván.

Trẻ sơ sinh cũng có khả năng mắc bệnh uốn ván nếu quá trình cắt dây rốn không đảm bảo vô trùng, cha mẹ chưa biết cách chăm sóc rốn cho trẻ cẩn thận. Tình trạng này thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu vùng xa.

2. Triệu chứng đặc trưng của bệnh

Bệnh uốn ván gồm hai dạng chính, đó là uốn ván toàn thân và uốn ván cục bộ. Trong đó, đa phần bệnh nhân được chẩn đoán mắc uốn ván toàn thân. Triệu chứng thường gặp là căng cứng cơ hàm, bụng, vai, lưng, tay hoặc đùi,… Tình trạng này kéo dài có thể gây rách cơ hoặc gãy xương. Ngoài ra, bệnh nhân thường lên cơn co giật mạnh và trải qua cảm giác đau nhức toàn thân. Uốn ván cục bộ hiếm gặp hơn, các triệu chứng thường xuất hiện tại các nhóm cơ gần vết thương hở.

Uốn ván có những triệu chứng rất đặc trưng

Bên cạnh triệu chứng căng cứng cơ và co giật, người bệnh còn có những biểu hiện khác như: sốt cao, thường xuyên đau nhức đầu, hay bị bí tiểu hoặc cảm thấy nóng rát mỗi khi đi tiểu tiện,… Thậm chí, nhiều bệnh nhân đi đại tiện không kiểm soát, khi phát hiện ra các triệu chứng này, chúng ta nên chủ động đi khám, theo dõi và đi điều trị kịp thời.

3. uốn ván gây ra biến chứng nào?

Nhiều người băn khoăn không biết bệnh uốn ván có gây ra biến chứng nghiêm trọng hay không? Thực tế, nếu bệnh nhân không tích cực điều trị thì tình trạng bệnh sẽ diễn biến theo chiều hướng xấu, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.

Một trong những biến chứng dễ thấy của bệnh uốn ván là co thắt hầu họng và thanh quản. Hiện tượng này khiến đường thở tắc nghẽn, bệnh nhân rất dễ bị sặc, trào ngược dạ dày. Trong trường hợp cơn co thắt cơ hô hấp kéo dài, người bệnh có nguy cơ ngừng thở và suy hô hấp, đây là biến chứng khá nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp tính mạng bệnh nhân. Một số biến chứng khác của bệnh uốn ván là: viêm phổi, viêm phế quản hoắc tắc nghẽn động mạch phổi.

Bệnh uốn ván nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể khiến bệnh nhân bị cứng khớp hoặc gãy xương, suy dinh dưỡng,… Để ngăn ngừa biến chứng xấu xảy ra, người bệnh nên chủ động tới các cơ sở y tế uy tín và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

4. Phác đồ điều trị dành cho bệnh nhân uốn ván

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn căn bệnh này. Bác sĩ sẽ tập trung kiểm soát triệu chứng bệnh, ngăn ngừa diễn biến xấu của bệnh.

Bệnh nhân nên chăm sóc vết thương cẩn thận.

Thông thường, bệnh nhân được hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn Clostridium tetani trong cơ thể. Lưu ý: chúng ta nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để thuốc phát huy hiệu quả cao nhất, tránh tình trạng kháng thuốc và tuyệt đối không tự sử dụng thuốc cũng như tự chữa tại nhà. Một số bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc kháng độc tố uốn ván để vô hiệu hóa độc tố của vi khuẩn.

Bệnh nhân uốn ván phải được theo dõi sát sao để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình điều trị, giúp bảo vệ sức khỏe và tính mạng. Người bệnh uốn ván thường sẽ được chữa trị trong không gian yên tĩnh, tránh bị kích thích mạnh.

5. Kinh nghiệm phòng bệnh uốn ván

Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, chúng ta nên chủ động tìm hiểu và đi tiêm vắc xin. Trong đó, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người nông dân hoặc công nhân là đối tượng được khuyến khích đi tiêm phòng đầy đủ, bởi vì họ là những người có nguy cơ mắc bệnh tương đối cao.

Tiêm phòng uốn ván là điều nên làm.

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh kém, nếu không may mắc uốn ván thì trẻ có nguy cơ tử vong rất cao. Ngoài ra, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, phụ nữ đang mang thai cũng nên đi tiêm phòng sớm bởi đây là cách để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé.

Nông dân cũng là đối tượng cần đi tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ, bởi họ là những người thường xuyên tiếp xúc với bùn đất, phân của gia súc gia cầm. Nếu để chất bụi bẩn, bùn đất tiếp xúc với vết thương hở thì vi khuẩn gây uốn ván sẽ có cơ hội tấn công vào cơ thể. Ngoài ra, công nhân làm việc tại công trường cũng nên đi tiêm vắc xin phòng bệnh. Trong quá trình làm việc, họ có thể gặp tai nạn và nhiễm bệnh bất cứ lúc nào.

MEDLATEC là đơn vị y tế uy tín, cung cấp dịch vụ tiêm chủng chất lượng

Để bảo vệ sức khỏe, hạn chế nguy cơ mắc bệnh uốn ván, chúng ta nên chủ động đi tiêm vắc xin. Có rất nhiều cơ sở y tế cung cấp dịch vụ tiêm vắc xin uốn ván và một địa chỉ uy tín các bạn có thể lựa chọn là Hệ thống Y tế MEDLATEC. MEDLATEC là đơn vị đã có gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực y tế, được mọi khách hàng đánh giá cao về chất lượng dịch vụ. Nếu có nhu cầu tiêm phòng tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 để đặt lịch và được tư vấn chi tiết hơn.

Từ khoá: uốn ván

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.