Các tin tức tại MEDlatec
Bệnh viêm phổi và những triệu chứng đặc trưng
- 26/05/2020 | Sán lá phổi - căn nguyên gây viêm phổi mạn tính
- 05/06/2020 | Viêm phổi do Pneumocystis carinii
- 24/05/2020 | Legionella pneumophila - Tác nhân gây viêm phổi cộng đồng
1. Bệnh viêm phổi
Nhìn chung, khá nhiều người từng mắc căn bệnh này, nếu bạn không phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng sức khỏe sẽ suy giảm nhanh chóng. Vậy bệnh viêm phổi là gì và có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?
Theo nghiên cứu, đây là loại bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới, khi mắc bệnh, có thể nhu mô phổi sẽ bị tổn thương. Nghiêm trọng hơn, toàn bộ phổi của bệnh nhân đều bị tổn thương và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.
Bệnh viêm phổi hay còn được gọi là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp dưới.
Người bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới gặp phải tình trạng không đủ oxy, khó thở, điều này khiến cuộc sống sinh hoạt thường ngày trở nên khó khăn hơn. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do phổi bị tổn thương, các túi khí trở nên tắc. Hậu quả là quá trình trao đổi khí kém hiệu quả hơn so với bình thường. Khi bị viêm phổi, người bệnh nên đi khám và tích cực điều trị, tránh những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tính mạng.
2. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao
Một trong những vấn đề được mọi người quan tâm đó là những ai có nguy cơ nhiễm bệnh cao? Bất cứ ai cũng có thể trở thành bệnh nhân nếu không biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là hệ hô hấp. Vì vậy, bạn nên chủ động tìm hiểu và ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm nhé!
Bất cứ ai có cũng phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là người có sức đề kháng yếu như: trẻ em, người cao tuổi.
Tùy từng đối tượng, bệnh viêm phổi có thể phát triển với nhiều mức độ khác nhau. Trong đó, tình trạng bệnh thường diễn biến phức tạp hơn ở trẻ em dưới 5 tuổi bởi vì hệ miễn dịch của các bé chưa hoàn thiện và rất dễ bị tấn công. Những người lớn tuổi, nhất là các cụ ngoài 65 tuổi cũng cần được chăm sóc và điều trị cẩn thận, sức khỏe của họ đã suy yếu vì tuổi tác cao.
Bên cạnh người già và trẻ nhỏ, các bệnh nhân có sức khỏe kém, hệ miễn dịch yếu vì mắc các bệnh như: HIV/AIDS không thể chủ quan. Căn bệnh này có thể phát triển mạnh mẽ và đe dọa trực tiếp tới tính mạng của bệnh nhân.
Các bác sĩ cũng lưu ý người có tiền sử mắc bệnh liên quan tới hệ hô hấp như: giãn phế quản hoặc bị cúm, cảm hoặc là người bị nghiện thuốc lá nên quan tâm, chăm sóc sức khỏe. Họ là đối tượng có nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp rất cao và bệnh phát triển mạnh nếu không kịp thời điều trị.
3. Bệnh viêm phổi hình thành do những nguyên nhân nào?
Câu hỏi mà khá nhiều người thắc mắc đó là: “Bệnh viêm phổi hình thành từ những nguyên nhân nào?” Thực sự, có khá nhiều tác nhân gây bệnh, để biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, bạn nên tìm hiểu về các tác nhân này.
Hiện nay, 5 tác nhân chính có thể gây bệnh nhiễm trùng đường hô hấp đó là: các loại virus, vi khuẩn, nấm, một số hóa chất độc hại, ngoài ra bệnh còn là biến chứng do một vài bệnh gây nên.
Bạn nên tìm hiểu và nắm được một số tác nhân chính gây bệnh.
Trong đó, vi sinh vật (gồm vi khuẩn, virus) chính là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh bạn nên chú ý và bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của chúng nhé! Một số loại vi khuẩn khiến đường hô hấp bị nhiễm trùng đó là: Streptococcus pneumoniae hoặc là Mycoplasma,…
Bên cạnh đó, virus cúm cũng được coi là tác nhân đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe của mỗi người. Đặc biệt, tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp còn là biến chứng bệnh nhân mắc sởi, hen suyễn hoặc ho gà có thể đối mặt nếu không được quan tâm điều trị dứt điểm. Đó là lý do vì sao khi sức khỏe có vấn đề chúng ta nên dành thời gian đi khám và điều trị tích cực. Càng để lâu, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân càng suy giảm, thậm chí tính mạng có thể bị đe dọa.
4. Những triệu chứng đặc trưng của bệnh
Để kịp thời phát hiện vấn đề liên quan tới hệ hô hấp, chúng ta cần nắm được một số triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm phổi. Dựa vào tình trạng sức khỏe, mức độ nghiêm trọng của bệnh, các triệu chứng tương đối khác nhau.
Tùy vào mức độ bệnh, bạn sẽ thấy những triệu chứng bệnh khác nhau.
4.1. Triệu chứng thường gặp
Đa số bệnh nhân đều trải qua một số triệu chứng, đó là sốt cao, những cơn ho kéo dài liên tục và kèm theo đờm. Họ rơi vào cảm giác mệt mỏi, cơ thể uể oải và cực kỳ khó chịu vì cơn ho liên tục làm phiền. Khi mắc bệnh, các túi khí ở phổi bị tắc nghẽn khiến bạn thiếu oxy và rất khó thở. Đặc biệt, ở bên phổi bị tổn thương bạn sẽ cảm thấy đau tức ngực.
Như vậy, chúng ta không thể chủ quan trước bất cứ triệu chứng nào, để tình trạng trên được giải quyết, bạn hãy đi kiểm tra và điều trị sớm nhất có thể.
4.2. Triệu chứng của người bệnh nặng
Thực sự, khá nhiều bệnh nhân không may mắc phải bệnh viêm phổi ở mức độ nặng, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân suy giảm cực kỳ nghiêm trọng. Thậm chí, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa nếu như không được điều trị, xử lý theo phác đồ phù hợp.
Với người bệnh nặng, triệu chứng sẽ là sốt cao 39 - 40 độ, khó thở, nhịp thở nhanh, rút lõm lồng ngực, tức ngực.
Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng, bạn có thể sốt rất cao, cơ thể trở nên tím tái, việc điều trị thăm khám là rất cần thiết
Nếu xuất hiện những triệu chứng trên, bạn hãy nhanh chóng tới cơ sở y tế uy tín để điều trị nhé! Thông thường, các bác sĩ phát hiện tình trạng bệnh của bạn dựa trên hình ảnh X - quang phổi. Nếu như, một hoặc cả hai bên phổi đều mờ, tổn thương nghiêm trọng thì khả năng bạn đang mắc bệnh rất cao.
Như vậy, căn bệnh viêm phổi thực sự nguy hiểm và có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Mỗi người nên trang bị kiến thức cơ bản để tự chăm sóc cho mình, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Nếu không may nhiễm bệnh, bạn nên đi khám và điều trị theo phác đồ bác sĩ chỉ định.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!