Các tin tức tại MEDlatec
Bị bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm? Làm sao để an toàn khi ăn cơm trắng?
- 17/09/2024 | Bút tiêm tiểu đường: Gồm những loại nào và sử dụng ra sao?
- 17/09/2024 | Sữa tiểu đường Glucerna: Nên dùng hay không?
- 17/09/2024 | Đặc điểm nước tiểu của người bị tiểu đường và cách phòng ngừa biến chứng bệnh
- 17/09/2024 | Các loại bánh cho người tiểu đường và lưu ý khi ăn
1. Cơm trắng gây ảnh hưởng gì đến chỉ số đường huyết?
Trước khi tìm hiểu người bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm trắng, các chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu rõ về những tác động của loại thực phẩm này đến kết quả chỉ số đường huyết.
Ăn nhiều cơm trắng có thể làm tăng chỉ số đường huyết
Gạo trắng có ít chất xơ và ít dinh dưỡng do quá trình sản xuất đã làm mất đi lớp vỏ cám bên ngoài và phần hạt gạo thì có chứa nhiều tinh bột. Tùy thuộc vào loại gạo và cách nấu mà chỉ số đường huyết của cơm trắng sẽ khác nhau, tuy nhiên, nó thường nằm trong khoảng từ 60 đến 80. Nếu ăn quá nhiều cơm được nấu từ gạo trắng thì lượng đường trong máu sẽ tăng đáng kể.
2. Người bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm?
Phần lớn bệnh nhân tiểu đường đều rất lo lắng và đặc biệt quan tâm tới chế độ ăn của mình vì đây là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định đường huyết và kiểm soát cũng như phòng ngừa biến chứng bệnh. Do đó, rất nhiều người thắc mắc “tiểu đường nên ăn gì thay cơm”. Theo các chuyên gia, để thay thế cho cơm trắng, người bệnh có thể tham khảo một số món ăn dưới đây:
Bệnh nhân tiểu đường có thể dùng bột yến mạch thay thế cơm trắng
- Yến mạch: Thực phẩm này là nguồn chất xơ dồi dào và có chứa các loại khoáng chất như kali, sắt, kẽm,... Yến mạch không những giúp bạn có cảm giác no lâu mà còn làm chậm hấp thu đường vào máu, do đó giảm nguy cơ đường huyết tăng đột ngột. Bên cạnh đó, thực phẩm này còn giúp bệnh nhân giảm hấp thu cholesterol.
- Các loại đậu như đậu xanh, đậu Hà Lan,... Nhóm thực phẩm này có chứa nhiều loại vitamin, dồi dào chất xơ, đạm từ thực vật,... rất phù hợp với người bị tiểu đường, giúp bệnh nhân giảm lượng đường máu hiệu quả.
- Các loại rau như bông cải xanh, bí xanh, rau bina, cà chua,.... Những loại rau này có nhiều chất xơ, giúp cơ thể hạn chế hấp thu đường và cholesterol, làm chậm quá trình tiêu hóa, giảm mỡ máu và đường máu hiệu quả
- Một số loại củ như củ khoai lang, khoai tây (ăn với lượng vừa phải) hay cà rốt,... Những loại thực phẩm này có chứa nhiều vitamin và đặc biệt là nguồn chất xơ dồi dào giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và giúp người bệnh no lâu hơn. Do đó, với thắc mắc “tiểu đường nên ăn gì thay cơm” thì “các loại củ” cũng là câu trả lời thích hợp.
Có thể dùng gạo lứt để thay thế cơm trắng
- Gạo lứt: So với gạo trắng thì gạo lứt có nhiều chất xơ, các chất chống oxy hóa và nhiều vitamin, khoáng chất,... rất phù hợp với bệnh nhân tiểu đường. Chỉ số đường huyết trong gạo lứt cũng thấp hơn so với gạo trắng. Do đó, bạn có thể cân nhắc về việc thay thế gạo trắng bằng gạo lứt để ổn định chỉ số đường máu.
- Hạt chia, hạt lanh: Chỉ số đường huyết (GI) trong những loại hạt này thường rất thấp, cụ thể chỉ số GI của hạt chia chỉ là 30. Hơn nữa, hạt này còn có chứa nhiều chất xơ, protein, axit béo omega 3,... giúp giảm tình trạng kháng insulin, ổn định đường huyết.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Nếu bạn đang băn khoăn “bị bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm” thì ngũ cốc nguyên hạt có thể là gợi ý. Nhóm thực phẩm này giàu vitamin và khoáng chất, đồng thời cũng là nguồn chất xơ rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Khi lựa chọn mua loại thực phẩm này, bạn nên đọc kỹ thành phần để lựa chọn sản phẩm phù hợp với thể trạng sức khỏe của mình.
- Ngô ngọt: Chỉ số đường huyết của loại thực phẩm này chỉ khoảng 52 và ngô ngọt cũng có chứa nhiều chất xơ, chất béo, protein,... giúp bệnh nhân ổn định đường huyết hiệu quả.
3. Hướng dẫn cách ăn cơm trắng an toàn
Bạn có thể băn khoăn để tìm lời giải đáp cho câu hỏi “người bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm” vì cơm trắng có chỉ số đường huyết tương đối cao. Tuy nhiên, người bệnh chỉ không nên ăn quá nhiều và không đồng nghĩa với việc bệnh nhân phải kiêng tuyệt đối cơm trắng. Để đảm bảo sức khỏe và ổn định đường huyết, bệnh nhân vẫn có thể ăn cơm trắng nếu thực hiện đúng những lưu ý sau:
- Về khẩu phần cơm trong mỗi bữa ăn: Khẩu phần ăn là vấn đề rất quan trọng. Người bệnh nên ăn theo nguyên tắc ½ khẩu phần là thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm chứa protein chỉ nên chiếm ¼ và cuối cùng là tinh bột cũng nên chỉ ăn ¼ của khẩu phần ăn.
- Phương pháp nấu ăn cũng ảnh hưởng đến việc tăng đường máu: Gạo đã nấu chín thành cơm nhưng bạn nên để nguội mới ăn vì cơm nguội sẽ không làm tăng đường máu đột ngột như cơm nóng.
- Kết hợp với các loại thực phẩm giàu chất xơ như các loại rau, khoai, các loại đậu,...
Trên đây là một số gợi ý giúp bạn giải đáp thắc mắc “bị bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm”. Tuy rằng, các thực phẩm thay thế cơm trắng có chứa nhiều chất xơ và dưỡng chất phù hợp với người bệnh và có tác dụng ổn định đường huyết. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn được ăn quá nhiều. Nếu ăn nhiều thì đường huyết vẫn có thể tăng cao và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị và chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn thực hiện chế độ ăn phù hợp với thể trạng sức khỏe và kiểm soát tiểu đường hiệu quả.
Người bệnh nên kiểm tra chỉ số đường huyết để theo dõi tình trạng bệnh
Không chỉ quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, bệnh nhân cũng nên duy trì lối sống khoa học và khám sức khỏe định kỳ để xử trí sớm nếu có bất thường, phòng ngừa nguy cơ biến chứng.
Để đặt lịch tư vấn về bệnh tiểu đường, thăm khám hay lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!