Các tin tức tại MEDlatec

Bị khó thở về đêm nguyên nhân do đâu? Những biện pháp xử lý đơn giản

Ngày 01/07/2023

Từ khóa chính: Bị khó thở về đêm

Bị khó thở về đêm nguyên nhân do đâu? Những biện pháp xử lý đơn giản

Khá nhiều người thường gặp phải tình trạng bị khó thở về đêm. Tình trạng này khiến họ tỉnh giấc, cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Để hiểu hơn về triệu chứng này và liệu đây có phải là biểu hiện của bệnh lý, bài viết sau sẽ cập nhật cho bạn đọc một số thông tin có liên quan.

1. Một vài thông tin về triệu chứng bị khó thở về đêm

Khó thở về đêm là tình trạng một người bị khó thở đột ngột về đêm, sau khoảng vài giờ đi ngủ. Lúc này, họ bị thức giấc và có những đợt thở hổn hển rất khó chịu. Triệu chứng này sẽ giảm từ từ khi ngồi dậy.

Khi bị khó thở về đêm, bạn sẽ đột ngột tỉnh giấc và cảm thấy khó chịu

Những người dễ bị khó thở về đêm thường được khuyên rằng ngủ nên kê gối cao để hô hấp thuận lợi hơn. Nguyên nhân gây nên tình trạng bị khó thở về đêm có thể do bệnh lý hoặc do tình trạng lo âu, căng thẳng quá mức.

2. Nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng khó thở về đêm

Chứng khó thở khi ngủ vào ban đêm thường có liên quan đến các bệnh lý hô hấp, tim mạch hoặc 1 số nguyên nhân khách quan khác như:

2.1. Do bị suy tim

Suy tim (suy tim sung huyết) là tình trạng tim không đủ bơm máu đi nuôi cơ thể khiến cho máu bị ứ lại tại tiểu tuần hoàn, khổi bị xung huyết gây tình trạng khó thở.

Nhiều trường hợp bị khó thở do mắc chứng suy tim

Một vài bệnh lý về tim khác làm cho người bệnh bị khó thở khi ngủ như chứng suy tim mất bù cấp tính, chứng thiếu máu cục bộ cơ tim,... Nguy hiểm hơn có thể là phù phổi cấp, cơn hen tim.

2.2. Do các bệnh lý hô hấp

Một số trường hợp, bệnh nhân bị khó thở về đêm có thể là do các bệnh lý liên quan đến hô hấp, ví dụ:

- Bệnh hen suyễn: Đây chính là nguyên nhân phổ biến khiến cho nhiều người bị mắc chứng khó thở về đêm. Những cơn khó thở thường sẽ xuất hiện khi trời gần sáng. Cùng với đó, bệnh nhân có thể thở khò khè và ho có đàm.

- Chứng phổi tắc nghẽn mạn tính.

- Viêm phổi.

- Hội chứng ngừng thở khi ngủ.

- Rối loạn chức năng cơ hô hấp.

- Những trường hợp bị mắc phổi hạn chế.

- Bị thuyên tắc động mạch phổi,...

2.3. Do các bệnh lý và nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên, bệnh nhân có thể bị khó thở về đêm vì những lý do sau đây:

Nhiều bệnh lý khác là nguyên nhân gây chứng khó thở về đêm

- Bị trào ngược dạ dày.

- Bị tăng huyết áp.

- Bị suy thận.

- Người thường xuyên gặp các vấn đề về tâm lý, lo âu, căng thẳng.

- Những trường hợp bị gia tăng sản xuất carbon dioxide.

3. Những biểu hiện khác của người bị khó thở về đêm

Để nhận biết một người thường bị khó thở về đêm, bạn có thể dựa vào một số biểu hiện khác như sau:

- Đột ngột thức giấc trong khi đang trong giấc ngủ.

- Bị đánh trống ngực.

- Cần có môi trường thông thoáng và nhiều không khí hơn để thở.

- Bất an, lo lắng khi đi ngủ.

- Ho có đờm và khi thở phát ra tiếng khò khè.

- Thường xuyên mất ngủ và rất khó để đi vào giấc ngủ.

Các bác sĩ khi chẩn đoán có thể dựa vào nhịp thở nhằm xác định được hiện trạng của người bệnh. Một vài đặc điểm lâm sàng mà bác sĩ có thể nhận biết như:

- Nhịp thở tăng nhanh.

- Các cơ hô hấp chính và phụ hoạt động với tần suất nhiều hơn.

- Bệnh nhân khi thở cần phải dùng nhiều sức hơn.

- Nồng độ oxy đo được ở trong máu mao mạch giảm đi đáng kể.

Nhịp thở của bệnh nhân có thể là yếu tố giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lý

Bên cạnh việc chẩn đoán bệnh lý thông qua các biểu hiện của triệu chứng, các bác sĩ cũng sẽ xem xét về tiểu sự bệnh án và tiến hành một số chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm cần thiết khác như: xét nghiệm máu, kiểm tra điện tâm đồ, tiến hành chụp X-quang ngực, chụp cắt lớp và chụp MRI, siêu âm tim,...

4. Các biện pháp cải thiện chứng khó thở về đêm tại nhà

Ngoài việc đi thăm khám để phát hiện các bệnh lý (nếu có), tuân thủ theo các hướng dẫn điều trị của bác sĩ thì bạn cũng cần áp dụng thêm một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng khó thở vào ban đêm tại nhà như sau:

4.1. Thiết lập một chế độ ăn uống thích hợp

Áp dụng chế độ ăn uống với đầy đủ các dưỡng chất cần thiết giúp nâng cao sức đề kháng. Bên cạnh đó, bạn cần nạp thêm nhiều chất béo thực vật nhằm hạn chế sự tăng cao CO2 trong máu và bổ sung nguồn năng lượng cho cơ thể. Song song với đó, bạn cũng nên hạn chế nạp mỡ động vật để giảm rủi ro bị mỡ máu, làm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp.

4.2. Tập luyện nhẹ nhàng

Đối với những người gặp phải các vấn đề liên quan đến đường hô hấp như khó thở chỉ nên chọn lựa những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức. Người bệnh nên tập luyện vào sáng sớm để hít thở bầu không khí trong lành và giúp cải thiện sức khỏe hô hấp.

4.3. Giữ tinh thần được thoải mái

Mệt mỏi, căng thẳng và lo âu chính là những nguyên nhân khiến cho việc bạn bị khó thở về đêm thêm nghiêm trọng. Vậy nên, để cải thiện vấn đề, bạn cần giữ cho mình một trạng thái vui vẻ, thoải mái và thư giãn nhất.

Người bệnh nên duy trì tinh thần thoải mái nhất

4.4. Thay đổi tư thế nằm

Tình trạng khó thở vào ban đêm thường xuất hiện trong tư thế nằm khi ngủ. Để cải thiện vấn đề, bạn hãy ngồi dậy và buông thõng hai chân xuống đất. Một lúc sau, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và hô hấp dễ dàng hơn rất nhiều.

4.5. Một số điều cần tránh

Để chứng khó thở về đêm giảm bớt, bạn cần lưu ý đến các vấn đề như sau:

- Không hút thuốc và tránh sử dụng các chất kích thích có hại.

- Tránh xa các tác nhân gây dị ứng.

- Nên tránh uống chè, cà phê vào buổi chiều tối vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khiến tình trạng bệnh thêm nặng.

Trên đây là những thông tin tổng quan có liên quan đến chứng bị khó thở về đêm. Nếu bạn gặp phải tình trạng này và không có dấu hiệu thuyên giảm thì hãy đi thăm khám tại địa chỉ uy tín để được điều trị. Một địa chỉ bạn có thể tham khảo là Hệ thống Y tế MEDLATEC, đơn vị y tế đã có gần 30 năm hoạt động trong lĩnh vực thăm khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Để đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC, Quý khách có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn chi tiết hơn.

BS Thanh Tuấn đã duyệt

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.