Các tin tức tại MEDlatec
Bị ung thư phổi nên ăn uống gì để cải thiện triệu chứng của bệnh?
- 07/01/2022 | Chụp X-quang có phát hiện được ung thư phổi không?
- 05/11/2021 | Ung thư phổi - Kẻ giết người thầm lặng
- 22/12/2021 | Tức ngực ngay sau khi hút thuốc lá có phải triệu chứng ung thư phổi?
1. Bệnh nhân bị ung thư phổi nên ăn uống gì?
1.1. Bổ sung đủ hàm lượng protein trong khẩu phần ăn
Protein là một chất không thể thiếu giúp sửa chữa và bảo tồn một số loại mô, tế bào trong cơ thể. Không chỉ có vậy, protein còn giúp củng cố hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài.
Chế độ dinh dưỡng có ý nghĩa quan trọng đối với bệnh nhân ung thư phổi
Bệnh nhân ung thư phổi có thể tìm thấy nguồn protein dồi dào trong các thực phẩm như trứng, cá, gà, các loại đậu,...
1.2. Bị ung thư phổi nên ăn uống gì? Đó là các loại rau củ quả
Rau củ và trái cây chính là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa dồi dào, có tác dụng vá lành tổn thương của các tổ chức mô trong cơ thể. Một số loại rau củ quả rất tốt cho bệnh nhân ung thư phổi cần phải kể đến đó là:
-
Táo và lê: chất Phytochemical chứa trong lê vào táo có khả năng chống lại các tế bào ung thư và hạn chế quá trình xơ hóa phổi;
-
Cà rốt: đây là một loại củ cung cấp nhiều phytochemical (hay axit chlorogenic) với công năng đẩy lùi sự phát triển, di căn của khối u ác tính ở phổi;
-
Gừng: gừng rất giàu 6-shogaol - một hợp chất có tác dụng ngăn ngừa ung thư phổi phát triển, giảm khả năng di căn của khối u và giúp bệnh nhân đỡ buồn nôn khi thực hiện hóa trị;
-
Trà xanh: Epigallocatechin-3-gallate (EGCG) và Theaflavin có trong trà xanh có thể thúc đẩy công dụng của các loại thuốc dùng để điều trị ung thư phổi;
Bị ung thư phổi nên ăn uống gì? Các loại rau củ quả và ngũ cốc nguyên hạt là lựa chọn phù hợp
-
Cải xoong: loại rau này là một lựa chọn tuyệt vời dành cho những ai bị chẩn đoán mắc ung thư phổi bởi nó chứa nhiều Isothiocyanates. Đây là một hợp chất giúp ức chế sự phân chia của các tế bào ung thư, đồng thời tăng cường tác dụng của phương pháp xạ trị;
-
Cà chua: hợp chất Lycopene được tìm thấy trong quả cà chua có thể hạn chế khả năng phân chia tế bào ung thư, ngăn chặn sự lây lan và nhân rộng của chúng. Ngoài ra hợp chất này còn giúp kháng viêm, có giá trị trong việc đẩy lùi sự tiến triển của căn bệnh ung thư.
1.3. Ngũ cốc nguyên hạt
Dành cho những ai còn đang băn khoăn bị ung thư phổi nên ăn uống gì thì các loại ngũ cốc nguyên hạt là một lựa chọn lý tưởng. Chúng chứa rất nhiều chất xơ, khoáng chất và vitamin cần thiết có tác dụng kích thích não bộ tiết ra Serotonin kích hoạt cảm giác thèm ăn của cơ thể và làm giảm cảm giác lo âu.
Người bệnh nên ăn những loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, ngô, lúa mạch.
2. Những món ăn bệnh nhân ung thư phổi nên tránh
Quá trình điều trị ung thư hẳn là sẽ rất gian nan và mệt mỏi khi người bệnh không chỉ phải trải qua các triệu chứng của bệnh mà còn phải chịu đựng những tác dụng phụ của các biện pháp điều trị như chán ăn, buồn nôn, mất nước, sút cân,... Do vậy, bên cạnh việc tẩm bổ bằng những món ăn được khuyến cáo nên dùng thì người bệnh cũng cần tránh một số thực phẩm để có thể dễ dàng vượt qua những triệu chứng phụ:
-
Tránh ăn đồ nguội: xúc xích khô, thịt nguội chế biến sẵn là những nhà kho di động của vi khuẩn Listeria sẽ khiến bệnh nhân dễ gặp phải tình trạng ngộ độc thực phẩm;
-
Nói không với thực phẩm nhiều dầu mỡ: chúng làm tăng cảm giác chán ăn, khó tiêu, đầy bụng không hề tốt cho người bệnh;
-
Không nên ăn những món chưa được nấu chín: ví dụ như Sashimi, Sushi có thể mang mầm bệnh như virus viêm gan A, thủy ngân không hề có lợi đối với bệnh nhân ung thư;
-
Tránh các loại rau mầm sống: chúng là môi trường thuận lợi của các loại vi khuẩn phát triển.
Mặc dù là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng đồ sống như Sashimi thì không hề phù hợp với người mắc bệnh ung thư
Người bệnh nên ghi nhớ các mẹo sau trong quá trình điều trị ung thư phổi:
-
Khi buồn nôn: nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Đặc biệt nên tránh cho bệnh nhân ăn những món có hương vị nồng dễ buồn nôn mà nên chọn thức ăn ít chất béo, vị nhạt;
-
Bị sụt cân: bên cạnh việc chia nhỏ bữa ăn, người bệnh nên tăng cường ăn các món nhiều protein như thịt, cá, trứng để bổ sung năng lượng cho cơ thể;
-
Khi chán ăn: người bệnh có thể ăn nhẹ, ăn vặt từ 4 - 6 lần/ngày, ngoài ra nên thêm các món chứa nhiều calo như pho mát, dầu ô liu, bơ đậu phộng,...;
-
Khi bị mất nước: bệnh nhân bị ung thư phổi nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Đó có thể bao gồm nước lọc, sữa, nước trái cây, canh và nước bù điện giải.
-
Khi mệt mỏi: cho các phần thức ăn đã được chuẩn bị sẵn để vào tủ lạnh. Khi đến bữa người bệnh chỉ việc bỏ ra đun nóng và thưởng thức, tránh việc phải chế biến nhiều lần gây mệt mỏi và tâm lý ngại nấu ăn.
Trên đây là các món ăn dành cho những ai còn đang băn khoăn bị ung thư phổi nên ăn uống gì. Trên thực tế không có một chế độ dinh dưỡng nào có thể giúp điều trị khỏi bệnh ung thư phổi. Nhưng nếu biết cách áp dụng một thực đơn ăn uống khoa học, hợp lý thì sẽ hỗ trợ người bệnh giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do ung thư đem lại rất nhiều.
Mong rằng qua những chia sẻ trên đây, bạn đã trang bị được cho mình một kế hoạch ăn uống phù hợp giúp cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh mà mình đang gặp phải.
Để được tư vấn trực tiếp, chi tiết hơn về dịch vụ tầm soát, chẩn đoán ung thư cũng như thăm khám các bệnh lý khác, quý bạn đọc xin vui lòng liên hệ tới hotline 1900 56 56 56, tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết mọi băn khoăn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!