Các tin tức tại MEDlatec
Biến chứng sốt phát ban ở trẻ em và cách chăm sóc trẻ bị bệnh
- 11/05/2022 | Bác sĩ giải đáp: Sốt phát ban ở người lớn nên kiêng gì để nhanh bình phục?
- 11/05/2022 | Những yếu tố quan trọng giúp bạn phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết
- 11/05/2022 | Sốt phát ban ngứa ở trẻ em: Nguyên nhân và cách xử lý
- 21/06/2024 | Bệnh sốt phát ban có biểu hiện ra sao? Cách điều trị như thế nào?
1. Biến chứng do sốt phát ban ở trẻ em
Các loại virus là nguyên nhân chính dẫn đến sốt phát ban ở trẻ em, trong đó, các loại virus điển hình như virus sởi, virus rubella, virus herpes 6, 7,... Ngoài ra, sốt phát ban còn có thể do bọ chét, rận,... cắn và gây nhiễm khuẩn cho da của trẻ. Trẻ có thể xuất hiện những triệu chứng rõ ràng hoặc không. Nhìn chung, trẻ có thể gặp những triệu chứng sau:
Sốt là triệu chứng thường gặp của bệnh
- Sốt, ho, đau họng hay chảy nước mũi,...
- Phát ban: Thường xuất hiện sau sốt. Nó có thể mọc lên thành từng cụm, li ti. Ban đầu, những nốt ban màu hồng hay đỏ có thể xuất hiện ở phần ngực, bụng, và lưng của trẻ, sau đó dần dần, tình trạng ban đỏ sẽ lan đi khắp cơ thể. Nếu được chăm sóc kịp thời, tình trạng phát ban có thể chỉ kéo dài trong vài ngày.
- Một số triệu chứng khác: Không chỉ bị sốt và nổi ban đỏ, trẻ còn có thể bị chảy nước mũi, nôn, tiêu chảy, chán ăn, mệt mỏi, quấy khóc bất thường,...
Các bậc cha mẹ cũng không nên chủ quan khi trẻ mắc bệnh vì nếu chăm sóc và điều trị cho trẻ không đúng cách, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm:
- Viêm tai giữa.
- Viêm phổi.
- Hội chứng Guillain Barre
- Viêm não: Đây là biến chứng nguy hiểm và có thể đe dọa tính mạng của trẻ.
2. Lưu ý khi chăm sóc trẻ
Khi trẻ xuất hiện những biểu hiện nghi ngờ bệnh, mẹ nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và tư vấn cách điều trị tại nhà phù hợp. Để trẻ nhanh chóng khỏi bệnh, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
Cho trẻ uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Hạ sốt cho trẻ: Sốt là biểu hiện thường gặp nhất và khi trẻ bị sốt, các bậc phụ huynh cần lưu ý đến vấn đề kiểm soát thân nhiệt, hạ sốt cho trẻ. Để hạ sốt nhanh và an toàn, cha mẹ hãy sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ với liều lượng phù hợp đúng theo những gì mà bác sĩ đã hướng dẫn. Bên cạnh đó, có thể dùng khăn lau mát và lựa chọn những bộ đồ rộng rãi, thoáng mát giúp trẻ hạ nhiệt nhanh chóng.
- Bù nước, bù điện giải: Sốt phát ban ở trẻ em có thể gây ra sốt cao, nôn và tiêu chảy,... từ đó có thể dễ dàng dẫn đến mất nước, mất các chất điện giải. Do đó, cha mẹ hãy cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày, dùng điện giải Oresol cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngay cả khi, trẻ đã hạ sốt, phụ huynh vẫn cần theo dõi chặt chẽ tình trạng của trẻ và đưa đến cơ sở y tế kịp thời nếu trẻ có chuyển biến xấu.
- Điều trị giảm ho, thông mũi: Sốt phát ban ở trẻ em thường đi kèm các triệu chứng ho nhiều và nghẹt mũi. Các biện pháp để khắc phục như dùng thuốc trị ho để giúp trẻ giảm ho, giảm đau họng hay với những trường hợp bị nghẹt mũi thì cần dùng nước muối loãng và khăn mềm sạch để vệ sinh mũi cho trẻ.
- Bổ sung dưỡng chất: Khi bị sốt phát ban, trẻ cũng hay mệt mỏi, chán ăn. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý rằng đây lại chính là thời điểm mà trẻ cần được ăn uống nhiều hơn bình thường để tăng cường sức đề kháng.
Các loại món ăn dạng mềm, loãng sẽ rất phù hợp với trẻ đang bị sốt phát ban. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý không nên cho trẻ ăn quá no trong một bữa. Tốt nhất, mẹ hãy chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Ưu tiên bổ sung nhiều loại trái cây trong khẩu phần dinh dưỡng của trẻ.
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân và không gian sống luôn sạch sẽ: Nhiều người cho rằng, bệnh sốt phát ban ở trẻ em cần phải kiêng gió, kiêng nước và kiêng ăn. Tuy nhiên, suy nghĩ này là chưa đúng. Ngược lại, cha mẹ cần vệ sinh cho trẻ mỗi ngày để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng da. Lưu ý, không nên cho trẻ tắm quá lâu. Khi tắm cho trẻ, mẹ nên tắm bằng nước ấm, ở nơi kín gió và chỉ tắm trong khoảng 3 đến 5 phút, nhớ lau khô người cho trẻ bằng khăn sạch sau khi tắm và đảm bảo giữ ấm cho trẻ ngay sau tắm.
- Đưa con đi khám theo đúng lịch hẹn để các bác sĩ kiểm tra và theo dõi sức khỏe cho trẻ.
Ngoài ra, cha mẹ cần tránh những điều sau khi chăm sóc trẻ:
- Đảm bảo phòng ở của trẻ có thoáng khí và không ẩm ướt.
- Không cho trẻ ăn những loại thực phẩm khó tiêu, không cho trẻ ăn kem hay uống nước lạnh.
- Không nên cho trẻ mặc những loại quần áo quá bó sát và chất liệu khô cứng, dễ gây kích ứng da.
- Không dùng các chất tẩy rửa để tắm cho trẻ.
- Không cho trẻ sinh hoạt ở nơi có nhiều khói bụi.
- Không để trẻ tiếp xúc với vật nuôi.
3. Sốt phát ban ở trẻ em: Khi nào cần nhập viện?
Phần lớn các trường hợp sốt phát ban ở trẻ em có thể được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần lưu ý, khi trẻ xuất hiện những biểu hiện sau, cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt:
Trẻ nhỏ bị sốt phát ban cần được điều trị tại viện
- Sốt cao liên tục, không hạ sốt dù đã nổi ban đỏ.
- Có biểu hiện ngủ li bì, lừ đừ, khó đánh thức,...
- Co giật.
- Khó thở, thở nhanh.
- Trẻ nhỏ bỏ bú.
- Đã uống thuốc hạ sốt nhưng không hiệu quả.
- Sốt cao trên 39 độ C.
- Trẻ sinh non, trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ có miễn dịch kém cũng cần điều trị tại viện dưới sự kiểm soát của bác sĩ.
- Trẻ khóc không ra nước mắt, tiểu ít, da khô, tình trạng phát ban không được cải thiện,...
Nên đưa trẻ đi khám nếu có biểu hiện nghi ngờ bệnh
Hi vọng, các bậc phụ huynh đã hiểu rõ hơn về biểu hiện, biến chứng của bệnh sốt phát ban ở trẻ cũng như cách chăm sóc khi trẻ bị bệnh. Nếu trẻ có biểu hiện bất thường và có nhu cầu thăm khám, điều trị, quý khách hàng hãy liên hệ đến Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!