Các tin tức tại MEDlatec
Biến chứng tai hại từ mẹo chữa đau mắt cho trẻ sơ sinh tại nhà
- 19/06/2023 | Cách ứng phó khi trẻ sơ sinh bị ho
- 17/06/2024 | Lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo độ tuổi - Bao nhiêu là đủ?
- 20/06/2024 | Mức độ vàng da sơ sinh và cách xử trí
- 17/06/2024 | Nhiễm trùng rốn trẻ sơ sinh: nhận diện và cách xử trí
- 25/06/2024 | Giúp bạn nhận biết dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường
1. Nguyên nhân gây đau mắt ở trẻ sơ sinh
1.1. Ảnh hưởng của nước ối và máu
Trẻ mới sinh dễ bị ảnh hưởng bởi nước ối và máu trong quá trình sinh nở. Đây có thể là nguyên nhân khiến mắt trẻ đổ ghèn, đau, đỏ.
Mắt của trẻ sơ sinh có thể bị dính nước ối
Theo các bác sĩ, hiện tượng trên không quá nghiêm trọng và sẽ biến mất sau một thời gian.
1.2. Tuyến lệ bị tắc
Khá nhiều trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng tuyến lệ bị tắc. Khi đó, mặc dù không quấy khóc nhưng trẻ vẫn chảy nước mắt, đặc biệt là khi thời tiết chuyển lạnh hoặc nắng nóng.
Tắc tuyến lệ kéo dài tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh tấn công mắt, dẫn đến viêm nhiễm thứ phát. Sau khoảng vài tháng, tình trạng tắc tuyến lệ ở trẻ sẽ dần thuyên giảm. Tuy vậy, ba mẹ vẫn nên cho trẻ đi khám nếu thấy mắt trẻ có dấu hiệu khác thường.
1.3. Viêm kết mạc do vi khuẩn và virus
Viêm kết mạc do sự tấn công của vi khuẩn và virus có thể là nguyên nhân khiến mắt của trẻ sơ sinh bị đau.
Nhiều loại vi khuẩn, virus có khả năng xâm nhập vào mắt của trẻ sơ sinh
Cụ thể:
- Viêm kết mạc do sự xâm nhập của vi khuẩn: Khi bị vi khuẩn như lậu cầu, Chlamydia,... xâm nhập, mắt của trẻ có thể bị nhiễm trùng dẫn đến tình trạng đổ ghèn, xuất hiện mủ. Dễ thấy nhất là khi vừa ngủ dậy, mí mắt của trẻ hay bị dính lại.
- Viêm kết mạc do sự xâm nhập của virus: Khi một số loại virus tấn công, mắt của trẻ dễ bị viêm kết mạc. Triệu chứng thường gặp ở trẻ lúc này là mắt đỏ, nhiều ghèn. Ở một số ít trường hợp, trẻ còn lên cơn sốt.
1.4. Vệ sinh mắt kém
Khi mắt trẻ không được vệ sinh đúng cách, trẻ cũng dễ bị đau mắt. Mắt trẻ khi đó sẽ bị đỏ, đổ ghèn, thậm chí 2 mí mắt còn bị dính lại. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, mắt trẻ có thể bị nhiễm trùng.
1.5. Mắt vướng dị vật
Trường hợp mắt bị vướng dị vật, mắt của trẻ sẽ bị đỏ, đổ ghèn, đau, nhiễm trùng khiến trẻ quấy khóc. Cho dù dị vật rất nhỏ nhưng chúng vẫn có thể làm tổn thương mắt của trẻ. Do đó nếu thấy trẻ bị khó chịu ở mắt, bạn nên kiểm tra, cho trẻ đi khám để được bác sĩ can thiệp, xử lý kịp thời.
2. Biến chứng tai hại khi áp dụng mẹo chữa đau mắt cho trẻ sơ sinh tại nhà
Nhiều bà mẹ thường truyền tai nhau một số cách chữa đau mắt cho trẻ tại nhà như nhỏ sữa vào mắt trẻ. Tuy nhiên, phương pháp này hoàn toàn không có căn cứ khoa học, dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến thị lực của trẻ.
Bởi trong sữa mẹ có chứa lượng lớn chất đạm. Khi tiếp xúc với mắt của trẻ, dinh dưỡng này vô tình tạo môi trường cho các loại vi khuẩn phát triển. Nói chung, nhỏ sữa mẹ vào mắt của trẻ sơ sinh rất dễ gây tình trạng nhiễm trùng. Đặc biệt là khi trẻ đang gặp vấn đề về mắt, mức độ nhiễm trùng khi nhỏ sữa mẹ lại càng nghiêm trọng. Nếu không xử lý đúng cách, trẻ có thể bị viêm loét giác mạc, chức năng thị lực suy giảm.
Bạn không nên áp dụng mẹo chữa đau mắt cho trẻ sơ sinh tại nhà một cách bừa bãi
Tốt nhất là khi nhận thấy mắt của trẻ sơ sinh có dấu hiệu bất thường, bạn không nên tự chữa trị tại nhà hay áp dụng bất kỳ mẹo truyền miệng nào. Thay vào đó, bạn hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, tư vấn biện pháp xử lý phù hợp, tránh ảnh hưởng đến thị lực của trẻ.
3. Quy trình vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đau mắt ở trẻ sơ sinh thường là do nhiễm trùng, vệ sinh không đúng cách. Do vậy, bạn nên chú ý vệ sinh mắt cho trẻ. Dưới đây là phần hướng dẫn cách làm sạch mắt cho trẻ sơ sinh:
- Bước 1: Bạn cần rửa sạch tay dưới nước và xà phòng, sau đó dùng khăn hoặc giấy sạch lau khô tay.
- Bước 2: Thấm ướt miếng gạc vô trùng bằng nước ấm sạch hoặc nước muối sinh lý.
- Bước 3: Tiếp tục dùng miếng gạc vừa thấm ướt nhẹ nhàng lau từng bên mắt của trẻ. Bạn nên lau từ bên ngoài vào trong, lau sạch một bên rồi mới chuyển sang bên còn lại.
- Bước 4: Dùng một tấm gạc khô lau từng bên mắt cho trẻ. Cách vệ sinh mắt này có thể áp dụng ngay cả khi mắt trẻ bị đổ ghèn.
Bạn cần rửa sạch tay trước khi vệ sinh mắt cho trẻ
Lưu ý:
- Khi tiến hành vệ sinh mắt cho trẻ, bạn cần thao tác nhẹ nhàng tránh chạm tay hoặc miếng gạc vào trong mí mắt của trẻ.
- Khi nhận thấy mắt của trẻ bị đổ ghèn, đỏ, bạn nên sớm làm vệ sinh mắt cho trẻ.
- Trước khi tiến hành vệ sinh mắt cho trẻ, bạn phải chú ý rửa sạch tay, không tiếp xúc với đồ vật dễ nhiễm khuẩn.
4. Cách phòng đau mắt cho trẻ sơ sinh
Để chủ động phòng ngừa đau mắt cho trẻ sơ sinh, bạn nên tham khảo những phương pháp sau:
- Che chắn kỹ cho trẻ: Nếu đưa trẻ ra ngoài, ba mẹ cần che chắn kỹ cho trẻ. Chẳng hạn như đeo kính chống bụi, che nắng, tránh để trẻ tiếp xúc với khói bụi, tác nhân gây hại từ môi trường có khả năng xâm nhập vào mắt của trẻ.
- Nên cho trẻ bú mẹ: Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn dưỡng chất an toàn, hỗ trợ cải thiện sức đề kháng của trẻ. Nếu vẫn đang cho con bú, mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để duy trì nguồn sữa dồi dào. Trường hợp trẻ không bú mẹ, bạn cần lựa chọn loại sữa công thức chất lượng phù hợp với thể trạng trẻ.
- Không cho trẻ tiếp xúc với người bị đau mắt: Nếu xung quanh trẻ có người bị đau mắt đỏ, bạn nên cách ly trẻ khỏi họ bởi bệnh đau mắt đỏ có khả năng lây lan.
Trẻ cần được bú mẹ trong những năm tháng đầu đời
Thay vì tự ý áp dụng mẹo chữa đau mắt cho trẻ sơ sinh tại nhà dễ gây biến chứng nguy hiểm, bạn hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra. Chuyên khoa Nhi thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ ba mẹ có thể tin tưởng lựa chọn. Nếu cần đặt lịch khám, Quý khách hãy gọi đến số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ 24/7.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!