Các tin tức tại MEDlatec
Bướu máu là gì và cách điều trị như thế nào?
- 19/05/2021 | Điểm danh 6 yếu tố dẫn đến dị tật bẩm sinh ở thai nhi phổ biến
- 02/01/2020 | 6 nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh - mẹ bầu nhất định phải biết
- 25/12/2019 | Xét nghiệm BoBs giúp chẩn đoán chính xác dị tật bẩm sinh ở thai nhi
- 09/06/2021 | Các biện pháp chẩn đoán dị tật bẩm sinh cha mẹ cần ghi nhớ
1. Sự lo lắng của phụ huynh về bướu máu ở trẻ và phân tích từ chuyên gia
Chị H.T.T (TP. Hồ Chí Minh) sinh con đầu lòng nhưng niềm hạnh phúc của bà mẹ trẻ đã không thể trọn vẹn khi em bé xuất hiện một khối bướu máu ở cạnh miệng. Cho dù trước đó, các bác sĩ đã phân tích, nhưng khi khối bướu này ngày càng lan rộng ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ trên gương mặt bé gái khiến hai vợ chồng chị T lại thêm hoang mang. Đến khi em bé lên 4 tuổi, khối bướu này mới có biểu hiện nhạt dần.
Bướu máu thường xuất hiện trong những năm đầu đời của trẻ
Ngoài trường hợp của gia đình chị T, còn rất nhiều ông bố bà mẹ khác cũng rất lo lắng, hoang mang khi con mình không may xuất hiện những vết bướu máu. Thậm chí, còn có cặp vợ chồng ở Trà Vinh tự ý nhờ thầy cúng đốt bướu cho con khiến da vùng mặt của trẻ bị bỏng và nhiễm trùng. Khi đến bệnh viện cấp cứu và thăm khám, gia đình mới biết cháu bé mắc phải tình trạng bướu máu lành tính thông thường.
Theo các chuyên gia, loại bướu máu này có thể xuất hiện ngay từ khi trẻ được sinh ra hoặc xuất hiện ở những năm tháng đầu đời của trẻ và còn được gọi là vết bớt thời thơ ấu. Đây là những gối u lành tính và không phải ung thư giống như nhiều bậc phụ huynh lo sợ.Tỷ lệ bé gái bị bệnh thường cao hơn các bé trai, tuy nhiên nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này vẫn chưa được làm rõ.
Bướu máu có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, trong đó phổ biến ở vùng đầu và cổ, nhất là miệng, má, mắt và mũi. Có những trường hợp bướu máu rất rất nhỏ, được gọi là nốt ruồi son nhưng cũng có một số trường hợp bướu máu lại có kích thước lớn gây ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân và một số trường hợp sinh đôi.
2. Một số triệu chứng của bướu máu
Biểu hiện của bệnh bướu máu rất dễ nhận biết. Tùy từng, cấp độ khác nhau, biểu hiện bệnh cũng sẽ khác nhau:
- Cấp độ nhẹ: Ở cấp độ này, bướu máu ít khi giống như những khối u mà thường xuất hiện bằng phẳng trên da. Những vết này có thể có màu đỏ, phớt xanh hoặc đỏ tím.
- Cấp độ trung bình: Lúc này, bướu máu xuất hiện giống như những khối u có hình dạng rõ ràng và không thay đổi về màu sắc.
- Cấp độ nặng: Là tình trạng khối bướu máu vỡ ra và kèm theo những biến chứng nguy hiểm. Nếu xuất hiện trên da, những khối u sẽ bị chảy máu khi vỡ. Đối với những khối u xuất hiện trong nội tạng có thể to lên và gây chèn ép các cơ quan khác.
Theo các chuyên gia, sự phát triển của những khối bướu máu có thể chia thành các giai đoạn như sau:
Bướu máu phát triển nhanh trong giai đoạn tăng sinh
- Giai đoạn tăng sinh: Là khi bướu máu phát triển nhanh chóng về kích thước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và sức khỏe của người bệnh. Giai đoạn này thường diễn ra trong vòng vài tháng.
- Giai đoạn ổn định: Là giai đoạn bướu máu ổn định về kích thước.
- Giai đoạn thoái triển: Bướu xẹp dần và màu nhạt dần. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bướu đang dần mất đi.
Bướu máu dễ bị nhầm lẫn với tình trạng dị dạng mạch máu. Trong đó, bướu máu có thể tự hết theo thời gian, còn dị dạng mạch máu thì có thể tiến triển đơn giản và phức tạp tùy vào từng trường hợp cụ thể. Trẻ cần được thăm khám để xác định rõ bệnh và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
3. Phương pháp điều trị bệnh bướu máu
Bướu máu nằm ngoài da và lành tình, bố mẹ chỉ cần theo dõi và phần lớn trẻ sẽ tự khỏi bệnh khi lớn lên. Bên cạnh đó cũng có những trường hợp bướu không mất đi mà lại có thể gây ra biến chứng.
Tùy vào từng vị trí bướu máu có thể dẫn tới những biến chứng khác nhau
Chẳng hạn bướu trong họng có thể gây ho và khàn tiếng, bướu trong thanh quản có thể gây ho ra máu, bướu trong tim dẫn đến suy tim, bướu trong cột sống làm tăng nguy cơ yếu xương, bướu trong tai làm suy giảm thính lực, bướu trong mắt gây ảnh hưởng đến thị lực,… Do đó, khi phát hiện con có u máu, mẹ cần đưa trẻ đi khám để được bác sĩ tư vấn và lên phác đồ điều trị.
Một số phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến hiện nay là điều trị laser với những trường hợp bị dị dạng máu máu loại mao mạch, điều trị bằng thuốc theo đơn bác sĩ.
Nên đưa trẻ đi khám để bác sĩ tư vấn cách xử trí bướu máu hiệu quả
Lưu ý, tâm lý chung của các bậc phụ huynh là muốn loại bỏ bướu máu cho con bằng một số biện pháp can thiệp càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ phải cân nhắc rất kỹ giữa lợi ích đạt được và nguy cơ rủi ro có thể gặp phải nếu can thiệp phẫu thuật. Trên thực tế, chỉ có rất ít trường hợp bị bướu máu cần phải điều trị. Đó là những trường hợp khối u nằm ở vị trí nguy hiểm, ảnh hưởng đến đường thở, hệ thần kinh, thị lực của trẻ,…
Muốn việc xử trí các bướu máu đạt hiệu quả tốt nhất, cần có sự phối hợp của các chuyên khoa như chuyên khoa Tai mũi họng, chuyên khoa Mắt, chuyên khoa Răng hàm mặt hay chuyên khoa Da liễu,…
Các bậc phụ huynh cũng không nên nóng vội mà cần kiên nhẫn trong quá trình điều trị bệnh cho con. Đặc biệt không nên áp dụng kinh nghiệm truyền miệng như đắp lá thuốc, nhờ thầy cúng,… để chữa trị cho con. Những phương pháp này có thể khiến tình trạng bệnh của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
Các bậc phụ huynh không nên quá hoang mang khi con mình bị bướu máu và cũng không nên quá nóng vội trong quá trình điều trị bệnh cho con. Tốt nhất, hãy cho trẻ đi khám và tuân thủ theo những phác đồ điều trị của bác sĩ. Để được tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này hoặc đặt lịch khám, các bậc phụ huynh hãy liên hệ đến đường dây nóng 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!