Các tin tức tại MEDlatec
Các loại xét nghiệm bệnh tiểu đường cơ bản và lưu ý khi thực hiện
- 17/06/2024 | Những loại sữa dành cho người tiểu đường được ưa chuộng hiện nay
- 27/06/2024 | Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu tiền? Khi nào thực hiện?
- 03/07/2024 | Biểu hiện tiểu đường ở trẻ em: những điều cha mẹ nên biết
- 13/07/2024 | 3 tháng tháng tự ý bỏ thuốc điều trị tiểu đường, nam bệnh nhân bất ngờ nhập viện điều trị tránh biến chứng nguy hiểm tại phổi
1. Bệnh tiểu đường là gì? Nguy hiểm như thế nào?
Insulin do tuyến tụy sản xuất và ảnh hưởng rất lớn đến lượng đường máu. Khi cơ thể sản xuất không đủ lượng insulin cần thiết hoặc dùng insulin không hiệu quả thì có thể khiến cho lượng đường trong máu tăng cao và dẫn đến bệnh tiểu đường.
Khát nước liên tục có thể là biểu hiện của tiểu đường
Khi mắc tiểu đường, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như sau:
- Bệnh nhân mắc tiểu đường type 1 thường có những biểu hiện như cơ thể mệt mỏi, hay bị đói, khát nước và tiểu nhiều lần, hay bị khô miệng, ngứa da, sụt cân không rõ nguyên nhân, suy giảm thị lực,...
- Bệnh nhân mắc tiểu đường type 2 thường tiến triển chậm hơn, những triệu chứng không rõ ràng và dễ bị bỏ qua. Phần lớn, người bệnh được chẩn đoán khi thực hiện xét nghiệm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh nhân cũng có thể xuất hiện một số triệu chứng như vết thương chậm lành, hay bị tê đau ở chân, dễ bị nhiễm trùng nấm men,...
Nếu không được kiểm soát bệnh, tiểu đường có thể gây ra nhiều biến chứng ở những cơ quan và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Cụ thể như sau:
- Dễ bị tổn thương da do nấm và vi khuẩn, có nguy cơ cao bị u hạt vòng, bệnh gai đen,...
- Gây ra nhiều biến chứng ở mắt, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.
- Làm tổn thương dây thần kinh. Thậm chí, ở những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân còn không cảm giác được những dấu hiệu bất thường ở bàn chân khi bị lở loét. Do đó, nhiều bệnh nhân đã phải cắt cụt chi để khắc phục biến chứng này.
- Tăng nguy cơ gây suy thận.
- Tăng nguy cơ bị rối loạn đông máu, các bệnh tim mạch,...
2. Các loại xét nghiệm bệnh tiểu đường
Chỉ dựa vào những biểu hiện lâm sàng thì chưa đủ để khẳng định bệnh tiểu đường, do đó, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm như sau:
Xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh tiểu đường
- Xét nghiệm đường huyết: Chỉ số đường huyết khi đói ở người bình thường là khoảng 100mg/dL. Tuy nhiên, ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, chỉ số này có thể cao hơn 125mg/dL.
Những trường hợp kết quả xét nghiệm đường huyết nằm trong khoảng từ 100 - 125mg/dL, được đánh giá là dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường. Nếu chưa thể khẳng định bệnh, người bệnh cần theo dõi sức khỏe và kiểm tra đường huyết sau từ 1 đến 3 tháng.
- Nghiệm pháp dung nạp Glucose bằng đường uống:
+ 3 ngày trước khi kiểm tra, bệnh nhân cần dung nạp 150 - 200gr carbohydrate/ngày.
+ Cần nhịn ăn khoảng 8 đến 12 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm.
+ Người bệnh cần uống 1 cốc nước khoảng 250ml - 300ml nước trước khi xét nghiệm. Cốc nước này đã được hòa tan với 75g Glucose.
+ Sau khi đã dung nạp glucose được 2 tiếng, ở người khỏe mạnh, chỉ số glucose sẽ thấp hơn 140mg/dL. Nếu bị bệnh, chỉ số kết quả có thể cao hơn 200mg/dL.
- Xét nghiệm định lượng HbA1C: Để xác định mức đường huyết trung bình trong khoảng 3 tháng. Chỉ số HbA1C của bệnh nhân mắc tiểu đường thường cao hơn 6,4%.
3. Những lưu ý khi bị tiểu đường
Nếu được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, bệnh nhân nên bình tĩnh và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát bệnh hiệu quả. Ngược lại, nếu không áp dụng các phương pháp kiểm soát bệnh, tiểu đường có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chỉ tăng nguy cơ tử vong.
Bệnh nhân cũng cần thường xuyên kiểm tra lượng đường huyết. Có thể thực hiện tại nhà và thực hiện tại các cơ sở y tế. Những trường hợp mắc tiểu đường type 2, cần thường xuyên kiểm tra nồng độ insulin thường xuyên để đảm bảo có thể duy trì được lượng đường phù hợp trong máu.
Người bệnh nên điều chỉnh chế độ ăn để kiểm soát bệnh tiểu đường
Việc dùng thuốc theo yêu cầu của bác sĩ và điều chỉnh chế độ ăn uống rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh nên ưu tiên ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau xanh, trái cây và nên hạn chế những loại thực phẩm chế biến sẵn, những món ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đồ ngọt,... Đặc biệt, bệnh nhân cần thường xuyên hoạt động thể chất để nâng cao sức khỏe và kiểm soát trọng lượng cơ thể. Nếu bị thừa cân thì cần giảm cân theo phương pháp khoa học. Không nên giảm cân cấp tốc theo các phương pháp phản khoa học để tránh khiến cho tình trạng sức khỏe trở nên nghiêm trọng hơn.
Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC được nhiều khách hàng lựa chọn
Trường hợp nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường hoặc có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh, bạn nên thực hiện xét nghiệm sớm để hạn chế tình trạng phát hiện bệnh muộn, dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.
Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC là đơn vị y tế uy tín, được nhiều khách hàng lựa chọn để thực hiện tiểu đường và các loại xét nghiệm khác, từ cơ bản đến nâng cao.
Đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và luôn tận tâm với người bệnh chính là ưu điểm lớn của MEDLATEC. Không những vậy, MEDLATEC còn được đầu tư các trang thiết bị y tế, máy móc xét nghiệm hiện đại, được nhập khẩu từ các hãng uy tín trên thế giới. Đặc biệt, Trung tâm xét nghiệm của MEDLATEC là đơn vị y tế đầu tiên đạt song hành 2 chứng chỉ là ISO 15189:2012 và tiêu chuẩn CAP của Hoa Kỳ. Quy trình khám chữa bệnh của MEDLATEC khoa học, nhanh gọn, giúp khách hàng tiết kiệm tối đa thời gian thăm khám.
Nếu bạn có nhu cầu đặt lịch thăm khám, xét nghiệm tại MEDLATEC hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các tổng đài viên hướng dẫn và tư vấn trực tiếp 24/7.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!