Các tin tức tại MEDlatec
Các nguyên nhân khiến bạn bị mất khứu giác và cách xử lý
- 25/04/2021 | Cảm cúm kéo dài có nguy hiểm không, cách điều trị dứt điểm
- 02/03/2022 | Người bị Covid mất khứu giác bao lâu thì trở lại bình thường?
- 07/11/2021 | Những điều cần lưu ý về bệnh cảm cúm giao mùa
1. Tình trạng mất khứu giác
Mũi là một trong năm giác quan của con người với một trong những chức năng chính là cảm nhận về mùi. Mỗi thụ thể thần kinh trong mũi sẽ đảm nhận việc tiếp xúc một số mùi nhất định. Từ tín hiệu này sẽ được chuyển về não bộ để xác định mùi của vật.
Bị mất khứu giác là tình trạng bạn không ngửi được, mất đi cảm giác ngửi mùi. Điều này xảy ra do mũi hoặc não bị chấn thương, một số người có thể mất khứu giác bẩm sinh. Dù chỉ một vấn đề nhỏ trong hệ thống khứu giác như tắc nghẽn trong mũi hay niêm mạc bị viêm, não bị thay đổi chức năng, bị thần kinh khứu giác đều có thể mất khứu giác.
Mất khứu giác là tình trạng bạn mất cảm nhận về một số hoặc tất cả các mùi
Tùy vào nguyên nhân mà mất khứu giác có thể mất một phần hoặc toàn hoàn, có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn. Thông thường mất mùi chỉ là triệu chứng của những bệnh lý nhẹ và hiếm khi là triệu chứng của các bệnh nghiêm trọng nhưng nó khá ảnh hưởng đến người bệnh.
Việc không ngửi được mũi khiến bạn không còn hứng thú với thức ăn dẫn đến giảm cân, suy dinh dưỡng và lâu ngày dẫn đến trầm cảm. Ngoài ra, khứu giác không cảm nhận được mùi khiến vị giác chỉ có thể cảm nhận được vài hương vị, làm ảnh hưởng đến khả năng thưởng thức.
Việc tự phục hồi lại chức năng của mũi còn liên quan đề thời gian. Vì vậy, khi có vấn đề xảy ra hãy đến bệnh viện kiểm tra để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị hợp lý.
2. Nguyên nhân bị mất khứu giác
Tùy vào các nguyên nhân mà sẽ có cách điều trị khác nhau. Việc điều trị đúng nguyên nhân sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại khứu giác đồng thời không để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Các nguyên nhân gây mất khứu giác có thể kể đến như sau.
Kích ứng tạm thời hoặc tắc nghẽn niêm mạc
Những kích ứng tạm thời hay niêm mạc bên trong mũi bị tắc nghẽn là nguyên nhân phổ biến nhất của mất khứu giác. Các tác nhân gây kích ứng như:
-
Sốt.
-
Cảm lạnh, cảm cúm.
-
Nhiễm trùng xoang, hay còn được gọi là viêm xoang cấp tính.
-
Viêm mũi không dị ứng như nghẹt mũi mạn tính hoặc hắt hơi.
Mất khứu giác có thể là triệu chứng của cảm cúm, cảm lạnh thông thường
Đường mũi bị cản trở
Đường mũi bị cản trở bởi vật cản hoặc các điều kiện khác làm không khí đi qua mũi bị ngăn lại ít nhiều. Các yếu tố cản trở đường mũi như:
-
Khối u.
-
Polyp mũi.
-
Xương mũi bên trong bị biến dạng.
Não hoặc dây thần kinh bị tổn thương
Đây là nguyên nhân ít phổ biến hơn. Não hoặc các dây thần kinh dẫn đến trung tâm khứu giác của não bị ảnh hưởng xấu đi do các nguyên nhân như chúng bị lão hóa, phình động mạch não, tiểu đường, phơi nhiễm hóa chất từ thuốc trừ sâu hoặc dung môi,… Ngoài ra, cũng có thể do những hội chứng bệnh như hội chứng Alzheimer, hội chứng Kallmann, hội chứng Klinefelter ở nam,…
Khứu giác cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu bạn làm phẫu thuật nâng mũi hay sử dụng thuốc xịt mũi có chứa kẽm. Bị mất khứu giác cũng có thể do các nguyên nhân như dùng thuốc kháng sinh, sử dụng ma túy, rượu, các bệnh về gan, thận, thiếu vitamin B12,…
Thiếu vitamin B12 cũng có thể khiến bạn mất khứu giác
Ngoài các nguyên nhân trên, một nguyên nhân khá phổ biến hiện nay khiến bạn mất khứu giác và vị giác là do nhiễm Covid-19. Nếu đột nhiên mất khứu giác, vị giác cùng với các triệu chứng như sốt, ho,… thì bạn nên suy nghĩ đến trường hợp này.
Khi nào thì cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn mất khứu giác do cảm lạnh, dị ứng hoặc viêm xoang cấp tính thì đa số sẽ tự hồi phục sau vài ngày. Nếu thời gian hồi phục lâu, bạn có thể gặp bác sĩ để được sử dụng một số loại thuốc nhằm loại trừ tình huống bệnh trở nặng.
Tùy vào khứu giác mà bạn sẽ được điều trị hoặc không. Nếu được điều trị, bác sĩ sẽ cho dùng kháng sinh để loại bỏ nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn. Sau 60 tuổi, nếu không may mất khứu giác thì có thể bị mất vĩnh viễn.
3. Điều trị và phòng ngừa mất khứu giác
Mất khứu giác thường xảy ra ở nữ nhiều hơn ở nam. Nó có thể xảy ra với mọi người, ở bất kì độ tuổi nào. Do đó, cách tốt nhất là chủ động phòng ngừa và tích cực điều trị khi xảy ra.
Phòng ngừa mất khứu giác
-
Cách tốt nhất để không bị mất khứu giác là phải phòng các nguyên nhân nói trên như cảm cúm, viêm xoang cấp tính hay viêm đường hô hấp trên,…
-
Đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh khói bụi và không khí lạnh.
-
Dùng nước muối sinh lý rửa mũi 2 - 3 lần/ngày để làm sạch niêm mạc.
-
Thường xuyên luyện tập khứu giác bằng cách ngửi mùi thức ăn, mùi hoa để kịp thời phát hiện những bất thường của mũi.
-
Không sử dụng thuốc lá.
Đeo khẩu trang khi ra ngoài để ngừa bụi bẩn và vi khuẩn
Chẩn đoán mất khứu giác
Bác sĩ sẽ hỏi bạn về thời gian bắt đầu bị mất khứu giác, có ngửi được mùi nào hay không hay bạn không thể ngửi được mùi nào, vị giác có bị ảnh hưởng hay không,… Qua từng trường hợp cụ thể, bạn sẽ được thực hiện một hoặc nhiều các xét nghiệm như:
-
Chụp CT, dùng tia X để kiểm tra chi tiết hộp sọ.
-
Chụp MRI để xem cấu trúc não.
-
Chụp X-quang hộp sọ.
-
Nội soi mũi.
Các phương pháp điều trị mất khứu giác
Nguyên tắc điều trị mất khứu giác sẽ điều trị từ nguyên nhân. Nếu bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang nhiễm khuẩn, viêm mũi nhiễm khuẩn hoặc những bất thường trong cấu trúc khoang mũi thì cần điều trị từ chuyên khoa bệnh này. Thông thường điều trị mất khứu giác gồm các phương pháp như:
-
Dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.
-
Phẫu thuật polyp mũi hoặc lệch vách mũi, viêm xoang,…
-
Dùng kẽm và vitamin A vì thiếu hai dưỡng chất này có thể gây sai lệch hoặc mất khứu giác.
-
Nếu mất khứu giác cảm giác thần kinh thì thường không có phương pháp điều trị mà bạn phải cắt các tác nhân gây hại như thuốc lá hoặc hóa chất độc hại trong không khí.
Bổ sung vitamin A để không làm sai lệnh mùi vị và mất khứu giác
Bị mất khứu giác có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu thấy có biểu hiện mất khứu giác, bạn có thể đến Bệnh viện MEDLATEC để khám và điều trị. Đây là nơi quy tụ những bác sĩ, chuyên gia hàng đầu về chuyên khoa hô hấp với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Cùng với đó là hệ thống trang thiết bị hiện đại hỗ trợ quá trình chẩn đoán chính xác như máy chụp cộng hưởng từ, máy siêu âm, nội soi, máy chụp X-quang,… Nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn, bạn có thể liên hệ với Bệnh viện qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ cũng như được đặt lịch khám sớm nhất.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!