Các tin tức tại MEDlatec
Các phương pháp điều trị lao xương hiệu quả nhất
- 21/10/2020 | Bệnh lao hạch được chẩn đoán bởi những phương pháp nào?
- 19/11/2020 | Bệnh lao xương và một số điều cần biết để bảo vệ sức khỏe
- 06/10/2020 | NTM định danh LPA - chẩn đoán vi khuẩn Lao không điển hình Nontuberculous Mycobacteria
1. Sơ lược về bệnh lao xương
Lao xương được biết đến là một bệnh lý khởi phát từ tình trạng nhiễm trùng của xương do sự tấn công của trực khuẩn lao có tên là Mycobacterium Tuberculosis. Trong y khoa, lao xương được mô tả là một thể lao bên ngoài phổi rất thường gặp. Đặc biệt ở Mỹ, số người mắc bệnh lao xương chiếm khoảng 10% trong tổng số bệnh nhân bị lao ngoài phổi. Thông thường, bệnh lý này thường khởi phát ở bệnh nhân sau khi mắc bệnh lao phổi.
Bệnh lao xương có để lại biến chứng gì không?
Bệnh lao xương có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, trong đó phần lớn bệnh nhân mắc phải bệnh lý này thường tập trung ở độ tuổi từ 20 - 40 tuổi. Đồng thời, vị trí khởi phát bệnh thường gặp nhất là lao cột sống, khớp háng khớp gối, khớp cổ chân, khớp cổ tay, khớp vai, khớp khuỷu. Trong đó hay gặp nhất là lao cột sống lưng thắt lưng. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị lao xương ở một số vị trí khác như xương cùng, đốt sống cổ, xương ức, xương dài, xương bàn chân, xương sườn,...
Bệnh nhân mắc bệnh thường khởi phát ở một vị trí và dần lan tỏa sang nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Tuy nhiên, một số trường hợp, bệnh có thể xuất hiện cùng một lúc ở nhiều vị trí khác nhau và thường được gọi là lao xương đa ổ. Đồng thời, bệnh lý này cũng có mối liên hệ với HIV/AIDS vì sự suy giảm hệ miễn dịch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn lao dễ dàng tấn công cơ thể. Do đó, bệnh nhân bị HIV nên chủ động phòng tránh bệnh để hạn chế gặp phải nhiều yếu tố bất lợi trong quá trình điều trị lao xương.
2. Các phương pháp điều trị lao xương
Khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh mọi người nên chủ động khám và điều trị bệnh sớm để ngăn chặn nguy cơ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Các trường hợp được chẩn đoán bệnh và can thiệp sớm thì hoàn toàn có thể hồi phục sức khỏe. Ngược lại, nếu bệnh nhân cứ kéo dài tình trạng bệnh và không thực hiện theo phác đồ điều trị thì khả năng cao sẽ dẫn đến teo cơ hoặc mất khả năng vận động,...
Mục đích quan trọng mà các bác sĩ hướng đến trong việc điều trị lao xương cho bệnh nhân là giảm bớt triệu chứng đau. Bên cạnh đó, bác sĩ cần phải loại bỏ những vi khuẩn lao để điều trị tình trạng nhiễm trùng. Trong đó, quan trọng nhất là giúp bệnh nhân phục hồi các chức năng của thần kinh và xương khớp, đồng thời ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm khác. Vậy để điều trị bệnh lý này có thể áp dụng những phương pháp nào? Sau đây là một số cách thức thường được dùng trong quá trình chữa trị cho bệnh nhân:
2.1. Hóa trị
Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc thường dùng trong quá trình điều trị các nguyên nhân gây khởi phát bệnh Lao xương. Trong đó, phác đồ điều trị cho bệnh nhân thường kết hợp nhiều loại thuốc với nhau và sử dụng liên tục trong một thời gian dài (thường kéo dài từ 6 đến 18 tháng). Ở tuần đầu tiên, bệnh nhân sẽ được điều trị tại bệnh viện và có sự chăm sóc, theo dõi của bác sĩ.
Hóa trị là phương pháp điều trị bệnh phổ biến nhất
Mục đích của việc sử dụng thuốc hóa trị tại bệnh viện là để bác sĩ dễ dàng nắm bắt tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và hạn chế lây nhiễm cho cộng đồng. Sau khi kết thúc thời gian điều trị ở bệnh viện, bệnh nhân sẽ tiếp tục sử dụng thuốc tại nhà. Phần lớn, người bệnh đều đáp ứng tốt với phương pháp hóa trị. Tuy nhiên một số trường hợp bệnh nhân vẫn bị kháng thuốc và bắt buộc phải chuyển sang một phác đồ điều trị khác.
Biện pháp phẫu thuật có hiệu quả cao nhất
2.2. Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp thường được bác sĩ chỉ định khi các biện pháp trên không đáp ứng tốt với mục đích điều trị của bệnh nhân. Đồng thời, trong quá trình điều trị chức năng xương không được phục hồi cũng như xảy ra những biến chứng nghiêm trọng thì phẫu thuật là cách tốt nhất.
Phẫu thuật sẽ được chỉ định khi có các triệu chứng như:
-
Biến chứng liệt chi ngay cả khi điều trị 3 tuần theo phác đồ lao nhưng cũng không cải thiện.
-
Đau nhiều đến mức không thể chịu nổi.
-
Áp xe cơ thăn.
Lưu ý: sau phẫu thuật, bệnh nhân vẫn phải tiếp tục điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
3. Chăm sóc bệnh nhân
3.1. Nghỉ ngơi
Ở những tuần đầu trong quá trình điều trị lao xương, bệnh nhân nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Vì sau quá trình sử dụng thuốc hóa trị, cơ thể người bệnh thường rất yếu ớt, thường xuyên mệt mỏi, tinh thần chán nản. Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyến khích bệnh nhân nên nằm giường cứng để đạt được hiệu quả điều trị tốt hơn. Nhìn chung, khi điều trị bất kỳ bệnh lý nào thì bệnh nhân cũng nên dành thời gian để nghỉ ngơi.
3.2. Luyện tập vận động
Sau khoảng thời gian nghỉ ngơi và nằm quá lâu (khoảng 4 - 5 tuần đầu tiên trong quá trình điều trị), bệnh nhân nên hoạt động lại từ từ. Vì sau thời gian dài không hoạt động thì việc đi lại cũng gặp nhiều khó khăn do khớp xương bị cứng. Đặc biệt, nếu vận động nhiều hoặc mạnh sẽ khiến khớp xương dễ bị tổn thương.
4. Đối tượng dễ mắc bệnh và biện pháp phòng ngừa
Ngoài quan tâm phương pháp điều trị lao xương thì nhiều bạn đọc cũng muốn tìm hiểu về những đối tượng dễ mắc bệnh. Việc chủ động phòng ngừa bệnh là rất cần thiết, nhất là những người có nguy cơ mắc bệnh cao. Bên cạnh đó, mọi người cũng nên thực hiện những biện pháp phòng ngừa bệnh cũng như hạn chế nguy cơ bị lây nhiễm bệnh từ người khác. Để giúp mọi người phòng bệnh hiệu quả, sau đây là một số gợi ý hữu ích nhất:
4.1. Đối tượng dễ mắc bệnh
Mặc dù, bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh lao xương nhưng do một vài yếu tố nên những đối tượng sau đây thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:
-
Những người trong độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi.
-
Những đối tượng từng tiếp xúc với người mắc bệnh lao phổi hoặc những nguồn lây nhiễm bệnh lao khác thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Càng tiếp xúc nhiều thì khả năng bị lây nhiễm càng cao.
Người bị lao phổi có nguy cơ mắc bệnh rất cao
-
Những bệnh nhân từng mắc phải một bệnh lý nào đó liên quan đến lao, chẳng hạn như lao hạch, lao phổi, lao đường tiết niệu, lao sơ nhiễm,v.v.
-
Những trẻ em chưa được tiêm vacxin BCG để phòng ngừa bệnh lao.
-
Người mắc phải một số bệnh lý như suy giảm hệ miễn dịch, viêm loét tá tràng hoặc dạ dày, tiểu đường, suy dinh dưỡng, HIV/AIDS,...
4.2. Biện pháp phòng bệnh
Chủ động phòng ngừa bệnh cũng không hề kém quan trọng đối với việc điều trị lao xương. Vậy làm thế nào để đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh? Để giúp các bạn dễ dàng phòng tránh bệnh hiệu quả, sau đây là một số chia sẻ hữu ích nhất:
-
Chủ động phòng tránh lây nhiễm từ những người mắc bệnh lao.
-
Đối tượng thường xuyên tiếp xúc với người bị bệnh lao nên thực hiện tầm soát bệnh định kỳ bằng cách chụp X - quang phổi hoặc xét nghiệm đờm.
Chụp X - quang phổi để tầm soát khả năng mắc bệnh
-
Đối với bệnh nhân mắc bệnh lao xương, cần đảm bảo tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa khả năng tái phát.
-
Xây dựng lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh: ngủ đúng giờ, đủ giấc hay ăn đủ bữa, đầy đủ chất dinh dưỡng là rất cần thiết. Vì đây là những yêu cầu cơ bản để cơ thể được khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, mọi người nên hạn chế tập trung ở những nơi đông người, không nên hút thuốc lá cũng như sử dụng các chất kích thích khác.
Với những lý giải chi tiết về phương pháp điều trị lao xương, chắc hẳn mọi người cũng đã nắm rõ về quá trình chữa trị căn bệnh này. Bên cạnh đó, các bạn cũng được gợi ý về phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Cuối cùng, chúng tôi luôn hy vọng mọi người quan tâm và chăm sóc sức khỏe của mình.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!