Các tin tức tại MEDlatec
Các phương pháp điều trị thoát vị bẹn phổ biến hiện nay
- 12/12/2020 | Thoát vị bẹn - tất tần tật thông tin mọi người bệnh đều cần
- 14/11/2020 | Thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh và những điều cha mẹ nên biết
1. Tìm hiểu về bệnh thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Căn bệnh này có tỷ lệ nam giới mắc phải cao hơn hẳn so với nữ. Với những dấu hiệu nhận biết không rõ ràng nên người bệnh không thể phát hiện sớm, chỉ có thể biết được qua việc thăm khám hoặc đã gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Thoát vị bẹn là gì?
Thoát vị bẹn là tình trạng một phần nào đó của ổ bụng như ruột, mô mềm,… bị thoát vào ống bẹn, có thể xuất phát từ nguyên nhân bẩm sinh hoặc do một số vấn đề nào đó gây nên.
Những nguyên nhân gây nên thoát vị bẹn
Theo nghiên cứu cho thấy, thoát vị bẹn do 2 luồng nguyên nhân chủ yếu hình thành nên đó chính là yếu tố bẩm sinh và mắc phải. Cụ thể như sau:
-
Bẩm sinh: Do cấu trúc của ống bẹn gặp vấn đề sau khi sinh. Thông thường khi đứa bé chào đời, ống bẹn sẽ được đóng lại ngay nhưng vì lý do nào đó mà nó không thể đóng lại. Từ đó, các thành phần trong ổ bụng khi chui qua ống này sẽ tạo nên túi thoát vị.
-
Mắc phải: Xuất phát từ sự suy yếu của thành bụng, do yếu tố tuổi già, các bệnh lý khiến cho lượng collagen trong mô bị hụt giảm, suy dinh dưỡng, béo phì,… tất cả đều gây nên bệnh lý thoát vị bẹn.
Thoát vị bẹn có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân
Những biến chứng mà thoát vị bẹn gây ra
Thoát vị bẹn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm sau:
-
Bệnh nhân sẽ phải đối mặt với cảm giác đau đột ngột và dữ dội ở vùng bẹn, đi kèm là hiện tượng sốt cao, mạch đập nhanh. Tại chỗ khối phồng sẽ chuyển màu đỏ, tím hoặc sẫm. Nếu không cấp cứu kịp thời thì các tạng trong túi thoát vị sẽ bị thiếu máu, dẫn đến hoại tử.
-
Tình trạng thoát vị kẹt: Xuất hiện tình trạng bồn nôn, táo bón,… do tình trạng khối thoát vị chui ra ngoài mà không thể chui trở lại được vị trí ban đầu. Lúc này, một bộ phận của tạng bị mắc kẹt trong túi thoát vị.
-
Tình trạng thoát vị nghẹt: Phần tạng ở trong túi thoát vị bị xoắn lại khiến máu không thể lưu thông, khiến vùng bẹn đau sưng đỏ, kèm sốt cao, có thể dẫn đến hoại tử.
2. Các phương pháp điều trị thoát vị bẹn phổ biến nhất hiện nay
Theo các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, phương pháp điều trị bệnh thoát vị bẹn hiệu quả nhất là phẫu thuật. Với mục tiêu chung là đóng lại lỗ thoát vị và giúp làm tái tạo thành bụng bằng cách đặt tấm lưới. Các phương pháp điều trị thoát vị bẹn bao gồm:
Phương pháp phẫu thuật truyền thống
Phẫu thuật theo kiểu truyền thống là thực hiện mổ cắt bao thoát vị. Với kỹ thuật mổ hở này, đầu tiên bác sĩ sẽ gây mê cho bệnh nhân, do đó trong quá trình thực hiện bé sẽ không có bất cứ cảm giác đau đớn nào.
Tiếp theo, các bác sĩ sẽ thực hiện mổ bằng cách rạch một vết nhỏ theo nếp lằn của bụng dưới, tiến hành đẩy ruột hoặc các bộ phận bên trong bao thoát vị trở lại vị trí phù hợp, phẫu tích bao thoát vị và thắt lại, cuộc phẫu thuật kết thúc.
Sau khi thực hiện xong cuộc phẫu thuật này, người bệnh cần nằm tại viện theo dõi đến khi ổn định.
Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này sẽ phải đối mặt với một số nhược điểm:
-
Có thể gây tắc nghẽn mạch như tĩnh mạch chi dưới, khí mạch phổi.
-
Chảy máu nhiều, vết thương to.
-
Tình trạng nhiễm trùng vết mổ.
-
Không thể xác định được có nguy cơ bị thoát vị bẹn ở phía đối diện hay không.
-
Khả năng tái phát lại với tỷ lệ là 2 - 5%.
Phẫu thuật mổ hở thoát vị bẹn
Phương pháp phẫu thuật nội soi
Hiện nay, khi y học đang ngày càng phát triển, có những trường hợp thay vì mổ mở theo kiểu truyền thống thì được chỉ định nên mổ nội soi. Việc điều trị thoát vị bẹn cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
Đối với phương pháp này, bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện rạch da rất nhỏ, đủ kích thước để có thể đưa dụng cụ y tế vào bên trong. Các bước tiến hành còn lại được thực hiện giống như phẫu thuật mổ mở thông thường, đẩy ruột hoặc các bộ phận bên trong bao thoát vị trở lại vị trí phù hợp, phẫu tích bao thoát vị. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp này được coi là có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn mổ mở:
-
Mang tính thẩm mỹ cao hơn với vết rạch nhỏ.
-
Mất máu ít, nguy cơ nhiễm trùng thấp.
-
Thời gian nằm viện sau phẫu thuật của người bệnh được rút ngắn.
-
Cho phép phát hiện đứa bé có nguy cơ bị thoát vị bẹn bên đối diện.
-
Có thể thực hiện những thao tác đóng lại khiến khả năng bị thoát vị ở bên đối diện không còn.
-
Hạn chế được tối đa những biến chứng sau phẫu thuật như tắc ống dẫn tinh hoặc tro tinh hoàn.
Phẫu thuật nội soi thoát vị bẹn
3. Những điều cần lưu ý để giảm các biến chứng sau phẫu thuật thoát vị bẹn
Để giảm thiểu tối đa những biến chứng nguy hiểm sau phẫu thuật, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
-
Cần có sự chăm sóc chu đáo: Sau cuộc phẫu thuật, người bệnh cần phải có người thân bên cạnh để tiện cho việc chăm sóc, vệ sinh vết mổ, thay băng y tế hàng ngày.
-
Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt đúng cách: Cần tăng cường các chất dinh dưỡng cho cơ thể qua các bữa ăn hàng ngày. Nghỉ ngơi, hạn chế vận động tránh những ảnh hưởng đến vết mổ.
-
Thực hiện tái khám theo đúng chỉ định, lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa, để được theo dõi tình trạng sức khỏe, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Người bệnh cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng sau phẫu thuật
Với những thông tin trên, hi vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc kiến thức về các phương pháp điều trị thoát vị bẹn cũng như lưu ý sau phẫu thuật. Mỗi người cần chăm sóc bản thân thật tốt bằng cách theo dõi sự thay đổi của cơ thể hàng ngày, để có thể phát hiện và điều trị sớm những vấn đề về sức khỏe.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!