Các tin tức tại MEDlatec

Cách ăn vú sữa ngon miệng và tốt cho sức khỏe

Ngày 31/10/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Vú sữa thường được trồng ở những vùng nhiệt đới, có vị ngọt, thơm, chứa nhiều dưỡng chất, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ăn không đúng cách, loại quả này cũng có thể gây táo bón, nóng trong người,... Dưới đây là những hướng dẫn giúp bạn ăn vú sữa ngon miệng và nhận được nhiều giá trị dinh dưỡng.

1. Một số đặc điểm của quả vú sữa

Quả vú sữa có nguồn gốc từ Caribê, là một loại quả mọng có hình cầu hoặc hình trứng. Khi còn non, quả thường có màu xanh, đến khi chín, vú sữa thường chuyển sang màu vàng lục hay tím (tùy từng giống). Phần vỏ của vú sữa khá dày, bề mặt vỏ mịn và bóng. Phần cùi rất mềm, có màu trắng, khi chín có vị ngọt thơm. Mỗi hạt vú sữa sẽ được một lớp cùi sền sệt bao bọc xung quanh.

Quả vú sữa rất phổ biến ở Việt Nam

Vú sữa không chỉ có hương vị ngọt ngon mà còn có chứa rất nhiều dưỡng chất, tốt cho sức khỏe. Trung bình 100g vú sữa có thể cung cấp cho cơ thể:

- 14,65 g Carbohydrate.

- 9,1 mg Vitamin C.

- 1,137 mg Vitamin B3

- 0,049 mg Vitamin B1.

 - 0,038 mg Vitamin B2.

- 1,52g Protein,

- 0,49 mg sắt.

- 18,95 mg phốt pho.

- 1,92g chất xơ.

- Ngoài ra, vú sữa còn có chứa nhiều loại axit amin như Tryptophan, Lysine và Methionine.

2. Lợi ích sức khỏe từ quả vú sữa

Khi ăn vú sữa đúng cách, bạn có thể nhận được những lợi ích sức khỏe như sau:

- Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa: Vú sữa cũng giống như nhiều loại rau củ quả khác, có chứa nhiều chất xơ và rất tốt cho hệ tiêu hóa.

- Bổ sung vitamin C giúp cơ thể tăng cường sản xuất collagen, giúp vết thương lâu lành, bảo vệ tim mạch, nâng cao hệ miễn dịch, cải thiện thị lực, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.

Vú sữa góp phần kiểm soát bệnh tiểu đường

- Góp phần kiểm soát bệnh tiểu đường: Là loại quả có chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và vitamin C, vú sữa có thể hỗ trợ kiểm soát đường huyết và là loại quả rất phù hợp với bệnh nhân tiểu đường.

- Cung cấp sắt và phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt: Khi bị thiếu máu do thiếu sắt, người bệnh thường gặp phải một số triệu chứng như mệt mỏi, suy nhược, khó thở, tim đập nhanh, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn,... Ăn vú sữa cũng một cách giúp bạn bổ sung sắt cho cơ thể để ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt.

Vú sữa giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu

- Giảm cân: Vú sữa có chứa nhiều chất xơ, vì thế, khi ăn vú sữa, bạn sẽ có cảm giác no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn. Bên cạnh đó, vú sữa cũng ít chất béo và ít calo nên có thể giúp bạn giảm cân hiệu quả.

- Tốt cho xương khớp: Vú sữa cung cấp nhiều canxi và phốt nên rất tốt cho răng và xương chắc khỏe, góp phần phòng ngừa những bệnh về xương khớp.

- Vú sữa chứa nhiều chất chống oxy hóa, đặt biệt là hợp chất alkaloid có hoạt tính kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả.

- Vú sữa có công dụng chữa bệnh: Không chỉ phần cùi vú sữa có chứa nhiều dưỡng chất mà phần hạt, lá và cỏ cây cũng được dùng để chữa nhiều bệnh lý khác nhau. Ở một số nơi, phần lá và vỏ cây vú sữa, thường được nấu chín để điều trị bệnh kiết lỵ và tiêu chảy. Bên cạnh đó, vỏ cây vú sữa còn được nhiều người dùng để chữa sốt vàng da, sốt rét. Phần lá vú sữa còn được dùng để làm mềm và điều trị đau dạ dày, tiêu chảy, phát ban ngoài da.

3. Cách ăn vú sữa

- Vú sữa mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, tuy nhiên, trong loại quả này có chứa nhiều ofacrid, do đó có thể làm tăng nguy cơ táo bón. Phần vỏ của vú sữa có chứa nhiều mủ, do đó, khi ăn cùi vú sữa quá sâu, thì rất dễ bị dính phần nhựa chát. Thói quen ăn vú sữa này có thể khiến cho tình trạng táo bón ở phụ nữ mang thai, người già và trẻ nhỏ trở nên nghiêm trọng hơn.

Ăn vú sữa đúng cách và với lượng vừa phải

- Nếu bị tiểu đường hoặc đau dạ dày, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn vú sữa.

- Không nên ăn quá nhiều vú sữa một lúc hoặc ăn loại quả này liên tục trong thời gian dài vì vú sữa rất nóng và có chứa nhiều ofacrid dễ gây nóng trong và táo bón.

- Không nên ăn vú sữa xanh.

- Không khoét sâu và sát vỏ vú sữa, để tránh ăn phải phần nhựa chát.

- Nếu vú sữa đã bị chín quá, úng hoặc thối thì không nên ăn nữa để tránh gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

- Dưới đây là hướng dẫn ăn vú sữa đúng cách:

+ Trước khi ăn trực tiếp, nên xoay và bóp quả vú sữa cho đến khi mềm. Nếu không bóp trước khi ăn, phần thịt quả vú sữa thường có vị chát, đắng, không ngon.

+ Dùng dao cắt đôi hoặc cắt dọc quả vú sữa. Sau đó dùng thìa để múc lấy phần thịt vú sữa và thưởng thức.

+ Nên rút cuống vú sữa trước khi ăn trực tiếp để tránh trường hợp có sâu ở cuống vú sữa.

+ Nếu không thích ăn trực tiếp, có thể dùng vú sữa để làm kem, làm sinh tố hoa quả, làm chè,... tùy theo sở thích của bạn.

- Những lưu ý khi chọn mua vú sữa:

+ Quan sát vỏ quả: Nên chọn mua những quả vú sữa có màu sắc sáng bóng, ít vết trầy xước, vỏ từ xanh nhạt sang hồng, tím hoặc hơi nâu ở phần đáy. Không nên chọn quả vú sữa đã để lâu, quả héo và nhăn nheo vì những quả này sẽ không còn giữ được mùi thơm ngon và vị ngọt như những quả còn tươi. Không nên mua quả màu xanh vì những quả này thường ít nước, ăn không ngọt và thường rất chát.

- Kiểm tra tình trạng quả: Lựa chọn quả tươi ngon, còn nguyên cuống và lá.

- Kiểm tra độ dày, mỏng của vỏ quả: Nếu quả vú sữa màu tím thì lớp vỏ thường dày hơn, cùi vú sữa đặc hơn. Còn những quả vú sữa màu xanh nâu thì vỏ mỏng và phần cùi thịt thường nhão hơn.

- Khi mua, ban nên bóp nhẹ để cảm nhận được độ đàn hồi của quả vú sữa và chọn những quả vỏ mỏng. Không nên chọn những quả vỏ dày vì phần gần cuống rất cứng, còn phần đáy thì lại quá mềm, nên ăn sẽ không ngon.

Vú sữa rất thơm ngon và giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Do đó, bạn có thể bổ sung loại quả này vào chế độ ăn để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, cần ăn đúng cách và chọn mua những quả vú sữa tươi ngon theo những lưu ý đã nêu trên để nhận được giá trị dinh dưỡng tốt nhất từ loại quả này.

Từ khoá: vú sữa

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.