Các tin tức tại MEDlatec
Cách nhận biết trẻ khiếm thính giúp điều trị sớm
- 21/07/2022 | Tinh hoàn ẩn ở trẻ nhỏ có phải là vấn đề đáng lo ngại hay không?
- 21/07/2022 | Cách xử trí trước tình huống tắc ruột ở trẻ sơ sinh
- 21/07/2022 | Lý giải nguyên nhân khiến trẻ nổi hạch
- 22/07/2022 | Tiểu đường ở trẻ: nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa
1. Tình trạng khiếm thính ở trẻ nhỏ
Các cơ quan trên cơ thể của trẻ nhỏ vẫn chưa thực sự hoàn thiện và rất dễ gặp tổn thương, đặc biệt là tai. Nếu tổn thương quá nghiêm trọng, thính lực của trẻ sẽ chịu ảnh hưởng ít nhiều và tiềm ẩn nguy cơ khiếm thính. Chính vì thế các bậc phụ huynh không thể chủ quan, bỏ qua việc theo dõi cũng như điều trị khi phát hiện trẻ khiếm thính.
Tình trạng khiếm thính ở trẻ nhỏ khá phổ biến
Các bác sĩ cho biết khiếm thính là một dạng dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ nhỏ, tình trạng này xảy ra vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như thời gian phát hiện, khả năng phục hồi thính lực của từng bệnh nhân sẽ khác nhau. Trước tiên, cha mẹ cần nắm được một số nguyên nhân khiến bé bị khiếm thính và chủ động chăm sóc sức khỏe cho con thật tốt, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Trên thực tế, tình trạng khiếm thính ở trẻ sơ sinh có thể hình thành ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ. Nguyên nhân là do thai phụ mắc bệnh rubella, herpes hoặc giang mai trong giai đoạn mang bầu và không được chăm sóc, điều trị đúng cách. Điều này tiềm ẩn nguy cơ khiến trẻ khiếm thính bẩm sinh. Ngoài ra, trẻ sinh non hay bị nhiễm trùng trong quá trình sinh nở cũng là yếu tố làm gia tăng khả năng khiếm thính. Chính vì thế, các bậc phụ huynh nên chăm sóc và theo dõi sức khỏe thai nhi cẩn thận để giảm thiểu nguy cơ trẻ sinh ra bị khiếm thính bẩm sinh.
Sau khi chào đời, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới thính lực của trẻ nhỏ, một số bệnh nhân sau khi truyền máu để điều trị bệnh vàng da bắt đầu có dấu hiệu suy giảm thính lực. Trong trường hợp này, bác sĩ cần theo dõi sát sao, xử lý kịp thời để tránh những biến chứng xấu hơn có thể xảy ra.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ khiếm thính
Bên cạnh đó, thính lực giảm có thể là biến chứng của một số bệnh ở trẻ nhỏ, trong đó có thể kể đến tình trạng: viêm màng não hoặc rối loạn thần kinh… Nếu phát hiện trẻ bị tổn thương đầu và não bộ, cha mẹ cần cho con đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
2. Nhận biết trẻ khiếm thính
Trẻ nhỏ, đặc biệt là các em bé sơ sinh không thể thông báo vấn đề sức khỏe của mình cho cha mẹ. Điều này khiến các bậc phụ huynh gặp khó khăn trong việc phát hiện trẻ khiếm thính và cho con đi điều trị kịp thời.
Cha mẹ có thể tham khảo một vài dấu hiệu nhận biết trẻ khiếm thính dưới đây để phát hiện triệu chứng bất thường của con trẻ nhé!
2.1. Trẻ sơ sinh
Thông thường, trẻ sơ sinh rất dễ giật mình khi xung quanh có tiếng động lớn, tuy nhiên trẻ khiếm thính hầu như không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn. Thậm chí, bé không hề bị thu thút, nhìn về phía âm thanh đang phát ra. Đây là tín hiệu mà các bậc phụ huynh nên để tâm và chủ động cho bé đi kiểm tra, điều trị sớm. Nhìn chung, trẻ khiếm thính dưới 3 tháng tuổi vẫn có cơ hội điều trị và phục hồi thính lực.
Khi bị khiếm thính, trẻ không nhạy cảm với tiếng ồn xung quanh
Do ảnh hưởng của thính lực, khả phát âm cũng bé cũng chậm phát triển hơn so với bạn bè bằng tuổi. Cụ thể, các em bé khiếm thính hầu như không phát âm được từ ngắn và đơn giản. Điều này khiến cha mẹ không khỏi lo lắng và sốt ruột.
2.2. Trẻ từ 1 tuổi trở lên
Các dấu hiệu nhận biết trẻ khiếm thính trên 1 tuổi khá rõ ràng, con thường sử dụng thiết bị điện tử và mở âm lượng khá to. Bên cạnh đó, trẻ khiếm thính không thể nghe rõ lời cha mẹ, chính vì thế khi được gọi tên hoặc hướng dẫn việc gì, bé cũng tỏ ra lơ đãng và không thực hiện đúng.
Bên cạnh đó, do thính lực kém nên trẻ phản ứng khá chậm trước các tình huống xung quanh mình, đặc biệt là khi được mọi người hỏi chuyện. Nhiều em bé trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi, thậm chí phải hỏi đi hỏi lại rất nhiều lần.
Tốt nhất, khi phát hiện một trong những dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên chủ động đưa bé đi kiểm tra và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện thính lực cho trẻ nhỏ.
Bé thường không tập trung và thực hiện đúng lời cha mẹ nói
3. Phương pháp hỗ trợ phát hiện trẻ khiếm thính
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học hiện đại, nhiều phương pháp chẩn đoán trẻ khiếm thính đã được áp dụng và cho hiệu quả tương đối tốt. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo các phương pháp dưới đây để chẩn đoán nhanh và chính xác nhất thính lực của bé.
Điện thính giác thân não là một trong những phương pháp kiểm tra thính lực cực kỳ hiệu quả, chúng được biết đến với tên gọi viết tắt là ABR. Sử dụng phương pháp này, bác sĩ sẽ biết được quá trình truyền thính giác từ ốc tai tới não có hoạt động ổn định hay không. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ thường lựa chọn thời điểm bé đang ngủ và đặt trẻ trong không gian yên tĩnh nhất có thể.
Phương pháp đo âm ốc tai - OAE cũng được áp dụng rộng rãi để phát hiện trẻ khiếm thính, cách kiểm tra khá đơn giản và cho kết quả nhanh chóng. Chính vì thế, phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong y học. Nếu kết quả kiểm tra bất thường, trẻ sẽ được chỉ định thực hiện thêm xét nghiệm chuyên sâu để theo dõi và chẩn đoán chính xác nhất.
Kiểm tra thính lực của trẻ là điều vô cùng cần thiết
Các bậc phụ huynh nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, trang bị đầy đủ thiết bị, kỹ thuật hiện đại để theo dõi và kịp thời phát hiện tình trạng khiếm thính ở trẻ nhỏ. Một gợi ý dành cho bạn đó là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có hơn 26 năm kinh nghiệm với trang thiết máy móc được đầu tư hiện đại. Quý khách hàng quan tâm có thể liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp các bậc phụ huynh nắm được dấu hiệu trẻ khiếm thính và kịp thời theo dõi, điều trị bệnh cho con. Việc tích điều trị sẽ giúp bé phục hồi thính lực nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!