Các tin tức tại MEDlatec
Cảm giác nghẹn cổ họng nhưng ăn uống bình thường: căn nguyên và giải pháp
cảm giác nghẹn cổ họng nhưng ăn uống bình thường
Cảm giác nghẹn cổ họng nhưng ăn uống bình thường: căn nguyên và giải pháp
Cảm giác nghẹn cổ họng nhưng ăn uống bình thường rất dễ gây băn khoăn vì không hiểu lý do tại sao và tạo ra tâm lý lo lắng cho sức khỏe của mình. Trong bài viết sau đây, MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân của hiện tượng này và các giải pháp khắc phục.
1. Nguyên nhân gây nghẹn trong cổ họng
1.1. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi axit từ dạ dày trào ngược lên phía trên thực quản. Bình thường, cơ vòng thực quản làm nhiệm vụ ngăn không cho axit từ dạ dày trào ngược lên trên, nhưng khi cơ này bị hoặc không hoạt động đúng cách thì sẽ xảy ra tình trạng axit trào ngược lên làm kích ứng niêm mạc thực quản và cổ họng.
Người mắc bệnh lý này thường xuyên có cảm giác bỏng rát ở cổ họng và ngực, nhất là sau khi nằm hoặc ăn xong. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp tình trạng: ợ chua, ợ nóng, cảm giác vướng như có gì mắc kẹt trong cổ, khó nuốt,...
Trào ngược dạ dày thực quản có thể khiến người bệnh có cảm giác nghẹn cổ họng nhưng ăn uống bình thường
1.2. Dị vật trong thực quản
Dị vật trong thực quản thường là mảnh thức ăn hoặc vật nhỏ vô tình nuốt phải. Điều này có thể xảy ra khi ăn uống không cẩn thận hoặc nuốt phải các vật nhỏ như xương cá, viên thuốc,...
Người bị dị vật trong thực quản thường có cảm giác nghẹn cổ họng nhưng ăn uống bình thường kèm theo các dấu hiệu:
- Đau và khó chịu ở cổ họng hoặc ngực.
- Khó nuốt hoặc có cảm giác có gì vướng ở trong cổ họng.
- Ho hoặc khạc đờm có máu.
1.3. Stress và lo âu
Stress và lo âu có thể kích hoạt hệ thần kinh giao cảm. Lúc này, các cơ quanh cổ họng có thể co lại làm xuất hiện cảm giác nghẹn trong cổ họng. Những người có nguy cơ gặp tình trạng này gồm: thường xuyên gặp áp lực trong học tập hoặc công việc, trầm cảm, mệt mỏi kéo dài, thiếu ngủ,...
1.4. Viêm họng
Viêm họng do vi khuẩn hoặc virus gây ra khiến người bệnh có triệu chứng:
- Đau họng, sưng đỏ.
- Sốt cao, cảm giác mệt mỏi.
- Ho có đờm hoặc không.
1.5. Tăng sản tuyến giáp
Tăng sản tuyến giáp xảy ra khi tuyến giáp phình to do thiếu iod, bệnh Graves, viêm tuyến giáp,... Khi tuyến giáp phình to có thể chèn ép thực quản và gây cảm giác nghẹn.
Người mắc bệnh lý này thường có triệu chứng:
- Cổ họng sưng to, có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy bướu.
- Khó nuốt, có cảm giác nghẹn trong họng.
- Khàn tiếng hoặc thay đổi giọng nói.
- Khối u lành tính hoặc ác tính ở vòm họng hoặc thực quản.
2. Giải pháp khắc phục khi có cảm giác nghẹn cổ họng nhưng ăn uống bình thường
2.1. Cải thiện tại nhà
2.1.1. Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống
- Tránh ăn quá no bằng cách chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và ăn chậm rãi.
- Tránh thức ăn có tính kích thích như: thực phẩm cay, đồ ăn nhiều axit, chiên xào và các loại đồ uống có cồn, có chất kích thích.
- Nâng cao đầu giường khi ngủ để ngăn axit dạ dày trào ngược lên thực quản.
2.1.2. Thư giãn, tránh căng thẳng
Để giảm triệu chứng nghẹn cổ họng do stress, bạn có thể thực hiện các biện pháp thư giãn như:
- Thiền và yoga giúp giảm căng thẳng và điều hòa hơi thở.
- Tập thể dục đều đặn để nâng cao sức khỏe tổng thể và cải thiện tâm trạng.
Tập yoga giảm căng thẳng có thể cải thiện cảm giác nghẹn ở cổ họng
2.1.3. Một số biện pháp khác
Ngoài ra, một số biện pháp sau đây cũng giúp giảm cảm giác nghẹn cổ họng:
- Uống nước ấm làm dịu và giảm cảm giác khó chịu trong cổ họng.
- Súc miệng bằng nước muối vừa có tác dụng làm sạch vừa kháng viêm cho cổ họng.
- Hạn chế nói to để không gây áp lực cho dây thanh âm.
2.2. Thăm khám sức khỏe
Cảm giác nghẹn cổ họng nhưng ăn uống bình thường có thể là triệu chứng của nhiều tình trạng khác nhau. Có những trường hợp nghẹn cổ họng có thể tự khắc phục tại nhà nhưng cũng có những trường hợp cần được thăm khám bác sĩ ngay như:
Cảm giác nghẹn cổ họng nhưng ăn uống bình thường lặp lại thường xuyên, kéo dài, nên khám bác sĩ chuyên khoa
- Triệu chứng nghẹn cổ họng kéo dài hơn một tuần mà không có dấu hiệu cải thiện.
- Đã thử các biện pháp khắc phục tại nhà như uống nước ấm, súc miệng bằng nước muối, tránh thức ăn kích thích và thư giãn nhưng cảm giác nghẹn cổ họng vẫn không giảm.
- Cảm giác nghẹn cổ họng kèm theo khó thở. Đây có thể là biểu hiện của dị vật mắc kẹt trong đường thở hoặc các vấn đề về tim, phổi. Những trường hợp này, cần phải được khám và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm.
- Đau ngực, đặc biệt là khi cơn đau lan ra vai, cánh tay hoặc hàm.
- Ho ra máu. Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng như viêm phổi, lao phổi hoặc ung thư phổi.
- Có khối u hoặc sưng ở cổ họng. Đây là hiện tượng có nguy cơ cảnh báo sự xuất hiện của khối u hoặc vấn đề về tuyến giáp, cần được kiểm tra chẩn đoán để đưa ra kế hoạch điều trị.
- Khàn tiếng hoặc thay đổi giọng nói kéo dài trên 2 tuần. Tình trạng này có thể là dấu hiệu viêm thanh quản, tổn thương dây thanh âm hoặc các vấn đề nghiêm trọng hơn như ung thư thanh quản.
Cảm giác nghẹn cổ họng nhưng ăn uống bình thường có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng đi kèm sẽ giúp bạn nhận diện để sớm thăm khám, tìm hướng điều trị hiệu quả.
Nếu tình trạng này kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng, hãy sớm đến gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp chẩn đoán và điều trị kịp thời. Chăm sóc sức khỏe vùng họng đúng cách kết hợp duy trì lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc phải các bệnh lý vùng họng.
Để đặt lịch thăm khám sức khỏe tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56.
bs Chỉnh đã duyệt
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!