Các tin tức tại MEDlatec
Cẩm nang những thông tin cần biết về bệnh hen suyễn
- 30/12/2020 | Có dấu hiệu khó thở khi nằm, hãy cảnh giác với những bệnh sau
- 30/12/2020 | Khó thở thanh quản là bệnh gì? Làm sao để nhận biết?
- 14/08/2020 | Viêm phế quản dạng hen và những điều cần biết
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì
Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây nên bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, họ tìm được một số yếu tố nguy cơ trong đó yếu tố di truyền là thể hiện rõ nhất. Tùy theo từng bệnh nhân, các yếu tố nguy cơ gây nên cơn hen cũng khác nhau:
-
Những bà mẹ hút thuốc lá hoặc hít nhiều khói thuốc trong quá trình mang thai cũng làm tăng nguy cơ bị hen ở trẻ sau sinh.
-
Môi trường không khí ô nhiễm do khí thải giao thông, nhà máy xí nghiệp,... bụi không khí, mùi của các hóa chất trong cuộc sống hàng ngày,...
-
Các vận động viên có thể mắc bệnh khi tập luyện thời gian dài trong môi trường không khí khô và lạnh (vì họ có tần số thở vào và thở ra cao gấp nhiều lần so với người thường).
-
Cơ quan hô hấp nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, virus, nấm,...).
-
Một số trường hợp người mắc bệnh hen có tiền sử bị viêm đường hô hấp.
Asthma - bệnh hen suyễn
2. Triệu chứng của người bị hen suyễn
Tùy vào mỗi cá thể mà có các triệu chứng lâm sàng khác nhau:
-
Cơ quan hô hấp bị viêm, sưng, có dịch nhầy khiến cho bạn khó thở, thở khò khè và ho dẫn đến khó ngủ.
-
Khi ho nhiều sẽ gây đau và tức ngực.
-
Cơn ho sẽ nghiêm trọng hơn khi bị bội nhiễm.
Khi các triệu chứng trên trở nên trầm trọng hơn, thì khi đó được gọi là cơn hen xuất hiện. Lúc này, đường thở của bạn sưng lên, co thắt lại, vô cùng đau và có thể có nhiều dịch nhầy. Triệu chứng ở những người bị hen có thể không giống nhau, thậm chí cùng một người nhưng tùy thời điểm cũng sẽ có biểu hiện khác nhau.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà cơn hen suyễn được xếp từ nhẹ đến nặng. Các cơn hen xuất hiện một đến hai lần trên tuần và ít xảy ra vào ban đêm thì được xem ở mức độ nhẹ. Khi cơn hen xuất hiện một cách dữ dội, liên tục cả ngày và đêm thì bạn đang ở mức độ cực kỳ nặng, nó ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe cũng như các hoạt động hằng ngày của bạn.
Hen suyễn gây nên các cơn ho và khó thở
3. Biến chứng có thể gặp là gì
Bệnh hen suyễn có thể dẫn đến các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng bao gồm:
-
Gây viêm phổi và các biến chứng khác từ các bệnh nhiễm trùng thông thường như cúm.
-
Thu hẹp các ống phế quản trong phổi vĩnh viễn.
-
Ung thư phổi và suy hô hấp.
Khi không được kiểm soát, bệnh có thể gây nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như:
-
Cơ thể mệt mỏi.
-
Ít vận động làm tăng cân.
-
Ảnh hưởng tiêu cực trong các hoạt động bình thường.
-
Xuất hiện các vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo lắng, thần kinh căng thẳng và trầm cảm.
4. Chẩn đoán bệnh hen suyễn
Chẩn đoán qua tiền sử
Hỏi người bệnh về các triệu chứng và tiếp xúc với các chất có liên quan đến bệnh hen suyễn. Bác sĩ có thể sử dụng các câu hỏi như:
-
Các triệu chứng của bạn là gì? Thời điểm xuất hiện khi nào?
-
Bạn có thường xuyên tiếp xúc với khói hóa chất, khói thuốc lá, bụi hoặc các chất kích ứng khác trong không khí không?
-
Bạn có người thân cùng huyết thống, chẳng hạn như cha mẹ, cô, ông bà hoặc anh chị em họ mắc bệnh hen suyễn hoặc các tình trạng dị ứng khác không?
-
Bạn dùng thuốc hoặc thảo dược bổ sung nào?
-
Bạn có nuôi vật nuôi có lông không?
Chẩn đoán lâm sàng
-
Kiểm tra các cơ quan đường hô hấp: mũi, họng,...
-
Nghe nhịp thở qua ống nghe: ran ẩm, ran nổ, ran rít, ran ngáy,...
-
Kiểm tra da để xác định các dấu hiệu của tình trạng dị ứng như chàm hoặc nổi mề đay.
Chẩn đoán cận lâm sàng
-
Đo chức năng hô hấp đánh giá chức năng thông khí phổi.
-
Làm các xét nghiệm bổ sung để loại bỏ các dấu hiệu của bệnh khác như: chụp X-Quang hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) ngực và các xoang, xét nghiệm máu, kiểm tra đờm trong phổi của bạn để tìm các dấu hiệu của nhiễm trùng do vi rút hoặc vi khuẩn.
Hình ảnh minh họa phế quản
5. Phòng và điều trị bệnh hen suyễn như thế nào
Người bệnh có thể tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ để từng bước chung sống và phòng tránh các cơn hen:
-
Lưu ý đến số lần sử dụng ống hít hen suyễn: Nếu tần suất sử dụng ngày càng nhiều thì bệnh hen của bạn đang ngày càng tồi tệ và khó kiểm soát. Lúc này, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả hơn.
Người mắc bệnh thường phải sử dụng ống hít
-
Hen suyễn cần được điều trị liên tục và kiểm tra thường xuyên.
-
Tiêm ngừa cúm và viêm phổi: Vì cúm và viêm phổi có thể làm bùng phát bệnh nên cần tiêm phòng đúng lịch trình.
-
Xác định và hạn chế tiếp xúc những tác nhân kích thích và dị ứng, gây ra các cơn hen như bụi bẩn, không khí bị ô nhiễm, lông chó mèo, phấn hoa, nấm mốc, không khí lạnh.
-
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
-
Tập thể dục và ăn uống một cách khoa học, thực hiện các bài tập thở để giảm bớt các triệu chứng.
Theo thống kê, bệnh hen suyễn đang có tỷ lệ gia tăng về số ca mắc. Hiện nay vẫn chưa có vaccine phòng và không thể chữa dứt điểm. Vì vậy, mỗi người cần tự ý thức, theo dõi tình trạng sức khỏe của mình, đặc biệt là đường hô hấp. Ngoài ra chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao, xây dựng chế độ ăn uống khoa học cũng được các chuyên gia khuyến cáo nhằm tăng cường sức đề kháng, giúp bạn hạn chế được nguy cơ mắc bệnh.
Liên hệ tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 565656 nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!