Các tin tức tại MEDlatec
Cần lưu ý những gì sau khi phẫu thuật trĩ ngoại?
- 15/09/2021 | Vết thương bị sưng và chảy máu sau mổ trĩ có nguy hiểm hay không?
- 11/09/2021 | Bệnh nhân sau cắt trĩ cần lưu ý điều gì để phòng tránh biến chứng
- 11/09/2021 | Giải đáp: Ngồi nhiều ảnh hưởng gì tới trĩ và các giải pháp phòng ngừa
- 29/09/2021 | Giải quyết nỗi khổ sản phụ: búi trĩ nằm ngoài hậu môn sau sinh
- 21/09/2021 | Có chữa dứt điểm trĩ được không và các thắc mắc liên quan
1. Những triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ ngoại
Dựa trên vị trí phát sinh có thể phân loại thành hai dạng trĩ. Đó là trĩ nội và trĩ ngoại. Trong đó:
- Trĩ nội: Là búi trĩ xuất phát từ bên trên đường lược. Nếu không được điều trị những búi trĩ này sẽ lớn dần và có thể lồi ra ngoài hậu môn.
- Trĩ ngoại: Là búi trị gồm các tĩnh mạch ở xung quanh ống hậu môn và chân búi trĩ nằm dưới đường lược.
Bệnh nhân bị đau tức vùng hậu môn
Dưới đây là những triệu chứng cảnh báo bệnh trĩ ngoại:
+ Đi ngoài ra máu:
+ Có cảm giác nặng tức ở vùng hậu môn, đau rát vùng hậu môn. Những trường hợp nặng có thể đau âm ỉ cả ngày, thậm chí đau cả khi bệnh nhân nghỉ ngơi.
+ Bệnh nhân phát hiện búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện. Trường hợp nhẹ có thể đẩy búi trĩ co lên, những trường hợp nặng, bệnh nhân dùng tay đẩy nhưng búi trĩ không thể co lên được. Triệu chứng này khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu và gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
2. Các nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ nói chung và trĩ ngoại nói riêng do nhiều nguyên nhân gây ra và dưới đây là những nguyên nhân được đánh giá là phổ biến nhất:
- Do người bệnh có thói quen ngồi nhiều, ít vận động và thường xuyên phải bê vác nặng, nhất là nhân viên văn phòng – những người phải thường xuyên ngồi làm việc hàng giờ,…
Ngồi nhiều kết hợp với ăn uống không lành mạnh dễ gây bệnh trĩ
- Táo bón kéo dài: Nếu để tình trạng táo bón kéo dài mà không tìm cách khắc phục thì bạn cũng có nguy cơ bị bệnh trĩ. Khi bị táo bón, phân của bạn sẽ khô cứng lại khiến cho bạn rất khó khăn, thậm chí phải rặn nhiều để đẩy phân ra ngoài cơ thể. Thói quen này kéo dài sẽ làm tăng áp lực tĩnh mạch và cơ vòng thắt hậu môn giãn ra và cuối cùng làm xuất hiện các búi trĩ.
- Do thói quen ăn uống không khoa học: Nếu bạn không ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ cho cơ thể hoặc ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, uống các loại bia rượu, thì bạn sẽ có nguy cơ cao bị táo bón và trĩ.
- Bên cạnh đó, một số trường hợp mắc các bệnh về đường hô hấp, bệnh rối loạn tiêu hóa,… cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
3. Một số biến chứng có thể gặp phải sau phẫu thuật trĩ ngoại
Hiện nay, phẫu thuật trĩ ngoại là phương pháp rất hiệu quả để loại bỏ búi trĩ. Tuy nhiên, nếu bạn không lựa chọn cơ sở y tế uy tín, đảm bảo chất mổ hoặc không tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ sau mổ thì có thể xảy ra một số biến chứng như sau:
- Xuất huyết: Có thể do những lỗi sai trong quá trình thực hiện phẫu thuật chẳng hạn như thực hiện phẫu thuật không triệt để làm sót trĩ hoặc do bệnh nhân bị táo bón sau phẫu thuật.
Nên lựa chọn cơ sở y tế chất lượng để hạn chế biến chứng sau phẫu thuật
- Hẹp hậu môn: Có thể hẹp tạm thời hoặc hẹp vĩnh viễn. Trong đó, những trường hợp hẹp tạm thời có thể khắc phục theo thời gian. Những trường hợp hẹp vĩnh viễn thường là do cơ địa bẩm sinh của người bệnh hoặc do bệnh nhân bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật khiến để lại sẹo.
- Nhiễm trùng tại chỗ: Nếu không chăm sóc tốt sau mổ, vùng mổ ở cạnh hậu môn có nguy cơ nhiễm khuẩn cao dẫn tới nhiễm trùng, đặc biệt là sau mỗi lần đi đại tiện.
- Đại tiện mất tự chủ: Sau mổ vài ngày, bệnh nhân có nguy cơ bị són phân do nong hậu môn mạnh và đột ngột.
4. Những biện pháp giúp hạn chế biến chứng sau phẫu thuật trĩ ngoại
Để hạn chế biến chứng sau phẫu thuật trĩ ngoại, bạn nên thực hiện những lưu ý dưới đây:
- Sau phẫu thuật không nên vận động nhiều và làm những việc nặng.
- Chú ý vệ sinh hậu môn để tránh tình trạng viêm nhiễm.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh sau phẫu thuật:
+ Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp chất xơ và các loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra nên bổ sung các thực phẩm chứa Omega3, thực phẩm chứa kẽm, magie,… giúp ổn định mạch máu, nhuận tràng và chống viêm rất tốt. Nên uống nhiều nước để chất xơ có thể hoạt động tốt hơn trong hệ tiêu hóa, phòng tránh nguy cơ táo bón, đặc biệt nên uống một cốc nước ấm vào buổi sáng để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Ăn nhiều rau củ để hạn chế tái phát bệnh trĩ
+ Tránh ăn các loại đồ ăn cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn có nhiều dầu mỡ và chất béo, thức ăn nhiều muối, đồ uống có cồn,… Lưu ý cũng không nên ăn quá nhiều thịt sau phẫu thuật trĩ ngoại để tránh tình trạng khó tiêu.
+ Dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ và nên tái khám đúng hẹn để giúp bác sĩ kiểm tra, theo dõi hiệu quả điều trị. Nếu có những dấu hiệu bất thường, phải liên hệ với bác sĩ nhanh chóng để được can thiệp kịp thời.
- Đặc biệt, bệnh nhân phải cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn cơ sở y tế để thực hiện phẫu thuật. Nếu lựa chọn cơ sở y tế uy tín thì có thể giảm tối đa nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật. Ngược lại, nếu lựa chọn cơ sở y tế không chuyên nghiệp có nguy cơ cao xảy ra sai sót trong phẫu thuật thì bạn cũng có nguy cơ cao gặp phải rủi ro, biến chứng sau phẫu thuật.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những cơ sở y tế uy tín hàng đầu trong điều trị bệnh trĩ. Lựa chọn phẫu thuật trĩ ngoại tại MEDLATEC, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng. Bệnh viện được đầu tư quy mô về trang thiết bị, máy móc phẫu thuật để đảm bảo quá trình mổ an toàn, chính xác. Quan trọng hơn cả là các bác sĩ tại bệnh viện là các chuyên gia đã có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị bệnh trĩ. Để được tư vấn đầy đủ hơn, bạn có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!