Các tin tức tại MEDlatec
Cận thị là gì và nguyên nhân gây bệnh
Bài viết lặp 31%, CTV sửa bài
Bài viết sau sửa lặp 24%, Ctv sửa bài
KEY: cận thị là gì
Cận thị là gì? Phòng ngừa bệnh bằng cách nào?
Người bị cận thị rất khó khăn khi quan sát sự vật xung quanh, nhất là trong điều kiện khoảng cách xa. Trẻ em đang trong độ tuổi đi học và những người thường xuyên phải tiếp xúc với máy tính là những trường hợp dễ bị cận thị. Vậy cận thị là gì?
1. Cận thị là gì? Biểu hiện cận thị như thế nào?
Là tật khúc xạ đã quá phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ “cận thị là gì”. Cận thị là tình trạng người bệnh chỉ có thể nhìn rõ những sự vật ở khoảng cách gần và gặp nhiều khó khăn khi nhìn những sự vật ở xa. Nguyên nhân là do hình ảnh của sự vật hội tụ ở phía trước võng mạc.
Trẻ đang đi học dễ bị cận thị
Một số triệu chứng cận thị như sau:
● Khó nhìn và nhìn mờ khi tập trung nhìn sự vật đang ở khoảng cách xa.
● Có thói quen nheo mắt khi quan sát vật thể.
● Thường xuyên bị nhức đầu do mỏi mắt.
● Rất khó quan sát sự vật vào ban đêm.
Những biểu hiện cận thị rất dễ nhận biết và có thể phát hiện sớm ở những trẻ đang đi học. Dưới đây là một số biểu hiện cận thị ở trẻ mà các bậc phụ huynh cần lưu ý để đưa trẻ đi khám kịp thời:
● Trẻ phải đến gần màn hình tivi mới có thể xem rõ được hình ảnh.
● Khi học bài, trẻ gặp nhiều khó khăn, trẻ đọc sách hay bị nhảy hàng, nhiều trẻ phải dò chữ bằng ngón tay khi đọc sách.
● Khi học trên lớp, khả năng nhìn xa kém khiến trẻ phải lại gần bảng mới nhìn được chữ.
● Trẻ viết nhiều chữ bị sai, thiếu hoặc phải chép bài của bạn bên cạnh.
● Hay cúi gần khi nhìn sách.
● Khi nhìn sự vật ở xa, trẻ thường phải nheo mắt và nghiêng đầu.
● Dù không có cảm giác buồn ngủ nhưng trẻ vẫn thường xuyên dụi mắt.
● Hay mỏi mắt, chảy nước mắt
● Dễ bị chói mắt, nhất là khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh.
2. Phân loại cận thị
Dựa vào mức độ cận thị, có thể phân loại cận thị như sau:
● Cận thị mức độ nhẹ: Là những trường hợp bị cận thị < -3.00 diop.
● Mức độ trung bình: Bị cận thị từ -3.25 đến -6.00 diop.
● Mức độ nặng: Là những trường hợp cận > -6.00 diop.
Dựa vào đặc điểm, nguyên nhân có thể phân loại cận thị như sau:
Thói quen xem điện thoại nhiều có thể làm tăng nguy cơ bị cận thị
- Cận thị đơn thuần: Bệnh có thể phát triển một thời gian và đến một mức độ nhất định sẽ dừng lại. Đây là vấn đề thường gặp ở trẻ từ 10 đến 18 tuổi. Nguyên nhân gây cận có thể do di truyền hoặc làm việc, học tập ở nơi không có đủ ánh sáng.
- Cận thị thứ phát: Tình trạng cận thị do tác dụng phụ của thuốc hay biến chứng của một số bệnh lý.
- Cận thị giả: Những trường hợp này có thể chỉ bị ảnh hưởng thị lực trong một thời gian nhất định. Nguyên nhân là do các cơ thể mi bị co quắp gây ảnh hưởng đến khả năng điều tiết của mắt. Cận thị giả cũng gây ra một số triệu chứng như cận thị thông thường. Sau đó một thời gian, mắt có thể phục hồi tầm nhìn.
- Cận thị thoái hóa: Độ cận thị thường lớn hơn 6 diop. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể xảy ra thoái hóa võng mạc ở bán phần sau nhãn cầu. Loại cận thị này được đánh giá là nặng nhất. Độ cận thị của người bệnh liên tục tăng và ngày một nặng hơn, nguyên nhân là do nhãn cầu liên tục dài ra.
Nếu không được khắc phục, bệnh có thể gây ra tình trạng bong võng mạc, glôcôm,... Tình trạng này khá hiếm gặp và có thể phát triển ngay khi còn nhỏ. Do đó, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám sớm nếu có biểu hiện bất thường.
3. Điều trị cận thị
Hiện nay, những cách thường được dùng để điều trị cận thị có thể kể đến như sau:
- Thực hiện các bài tập mắt để thư giãn, hạn chế đau mắt, tránh tăng độ cận cũng như cải thiện thị lực.
Đưa trẻ đi khám nếu có biểu hiện bất thường
- Điều chỉnh thói quen sinh hoạt, học tập và làm việc chẳng hạn như điều chỉnh tư thế ngồi học, hạn chế xem tivi và điện thoại quá nhiều, ngủ đủ giấc và ăn uống đầy đủ dưỡng chất,...
- Dùng kính cận phù hợp với độ cận thị.
- Đeo kính áp tròng khi đi ngủ để điều chỉnh hình dạng giác mạc.
- Phẫu thuật: Phương pháp này có hiệu quả nhanh, giúp bệnh nhân cải thiện thị lực rõ ràng mà không cần nhờ đến sự trợ giúp từ kính mắt. Giúp người bệnh nhanh chóng được cải thiện tầm nhìn mà không cần dùng kính mắt. Tuy nhiên, nếu không thực hiện sinh hoạt khoa học thì nguy cơ tái phát cận thị là rất cao. Hơn nữa, chỉ nên phẫu thuật với những trường hợp trên 18 tuổi, không bị tiểu đường, không mang thai, không mắc bệnh nhược thị, lác, bệnh võng mạc,...
4. Phòng ngừa cận thị
Để tăng cường sức khỏe mắt và phòng tránh cận thị, bạn nên thực hiện một số lưu ý như sau:
- Thường xuyên thăm khám mắt.
- Hạn chế để mắt bị tổn thương bởi tia cực tím, bạn nên đội mũ khi ra ngoài trời nắng, không để mắt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
- Khi chơi thể thao nên đeo kính bảo vệ mắt.
- Phòng đọc sách, học tập và làm việc cần có đủ ánh sáng.
- Nếu sử dụng kính mắt hay kính áp tròng thì cần vệ sinh và bảo quản kính đúng cách.
- Nếu thường xuyên dùng máy tính, hãy để mắt nghỉ ngơi sau 20 phút làm việc.
- Áp dụng chế độ ăn khoa học, lành mạnh.
- Thường xuyên tập thể dục.
- Nếu mắc các bệnh như tiểu đường hay huyết áp cao thì cần điều trị, kiểm soát bệnh để tránh gây ra những biến chứng đến mắt.
- Không hút thuốc.
Mẹ nên cho trẻ đi khám ở các bệnh viện uy tín
Các trường hợp bị cận thị đang ngày càng gia tăng. Nếu thấy những bất thường, thay đổi về tầm nhìn, bạn không nên chủ quan mà hãy đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời. Chuyên khoa Mắt của Hệ thống Y tế MEDLATEC là nơi quy tụ các bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và là địa chỉ khám mắt uy tín dành cho bạn.
Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch khám, mời quý khách liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên sẽ hỗ trợ và tư vấn chi tiết cho bạn.
BS Chỉnh đã duyệt
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!