Tin tức
Cách khắc phục tật cận thị
Key: cách khắc phục tật cận thị
Cận
thị có thể gây biến chứng gì? Cách khắc phục tật cận thị như thế nào?
Cách khắc phục cận thị giúp giảm biến chứng
Cận thị không chỉ khiến người bệnh khó quan sát sự vật xung quanh mà còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm về mắt. Dưới đây là những biến chứng của bệnh và gợi ý một số cách khắc phục tật cận thị.
1. Triệu chứng cận thị
Cận thị là vấn đề mà học sinh, sinh viên và nhân viên văn phòng dễ gặp phải. Nguyên nhân có thể do di truyền hoặc do tiếp xúc với thiết bị điện tử quá nhiều hoặc cũng có thể do ngồi làm việc và học tập không đúng tư thế.
Trẻ phải cúi gằm mặt khi đọc sách
Người bị cận thị thường gặp phải một số biểu hiện như sau:
- Mờ mắt, khó nhìn thấy sự vật ở phía xa, chẳng hạn như khó nhìn biển báo hay bảng đèn,...
- Nheo mắt mới có thể tập trung để nhìn sự vật rõ hơn.
- Mỏi mắt: Nếu phải tập trung nhìn một sự vật nào đó trong khoảng thời gian dài và ít chớp mắt, bệnh nhân sẽ cảm thấy đôi mắt khô và vô cùng mệt mỏi.
- Nhức đầu: Cơn đau có thể ở một vùng đầu nhưng cũng có thể đau ở khắp đầu.
- Thường xuyên chớp mắt: Ở thiếu niên, mỗi phút, mắt sẽ chớp tối thiểu là 14 đến 17 lần. Ở người trưởng thành, tốc độ chớp mắt có thể tăng lên từ 15 đến 30 lần mỗi phút. Trong khi đó, người bệnh cận thị thường chớp mắt khá nhiều.
Trẻ nhỏ là một trong những nhóm đối tượng dễ bị cận thị và trẻ bị cận thường gặp nhiều khó khăn khi nhìn chữ trên bảng hay màn hình chiếu có trong lớp học. Dưới đây là một số biểu hiện cận thị ở trẻ:
● Thường xuyên nheo mắt.
● Rất khó nhận biết các sự vật ở xa, chớp mắt quá mức, hay dụi mắt, phải ngồi gần mới có thể xem tivi rõ nét,...
Người trưởng thành bị cận thị thường gặp phải những biểu hiện bệnh như khó đọc những biển báo trên đường phố hay những biển hiệu ở các nhà hàng. Một số bệnh nhân bị mờ mắt vào ban đêm khi lái xe nhưng lại nhìn khá rõ vào ban ngày.
2. Biến chứng cận thị
Nếu không được điều trị sớm, cận thị có thể gây ra những biến chứng từ vừa đến nặng như sau:
Cận thị gây ảnh hưởng đến chất lượng sống của trẻ
● Giảm chất lượng cuộc sống: Khi bị cận thị, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi quan sát sự việc và ảnh hưởng đến việc tham gia vào các hoạt động hàng ngày, gây ảnh hưởng đến công việc, giảm chất lượng sống cho người bệnh.
● Mỏi mắt: Người bị cận thị không được kiểm soát kịp thời có thể thường xuyên bị mỏi mắt và đau đầu kéo dài.
● Gây nguy hiểm đến tính mạng của bản thân và người khác nếu người cận thị phải đảm nhiệm vai trò lái xe hoặc vận hành những thiết bị yêu cầu an toàn lao động cao.
● Các vấn đề về mắt khác: cận thị nặng khiến người bệnh có nguy cơ cao bị các bệnh nghiêm trọng về mắt như: bong võng mạc, thậm chí gây mù lòa. Do đó, bệnh nhân cần thăm khám mắt thường xuyên và kịp thời. Những trường hợp bị cận nặng thì càng có nguy cơ cao bị bong võng mạc.
● Tăng nhãn áp: Cận thị có thể khiến chất lỏng tích tụ dịch ở phần trước của mắt, từ đó gây tăng áp lực trong mắt, làm tổn thương dây thần kinh thị giác và gây tăng nhãn áp, đồng thời tăng nguy cơ mù lòa. Điều trị bệnh sớm có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ này.
● Đục thủy tinh thể: Cận thị cũng thể làm tăng nguy cơ bị đục thủy tinh thể.
3. Cách khắc phục tật cận thị
Cách điều trị tật cận thị là tập trung ánh sáng vào võng mạc nhờ sử dụng ống kính điều chỉnh hay thực hiện phẫu thuật khúc xạ. Đối với trẻ dưới 18 tuổi, chưa đủ điều kiện phẫu thuật, do đó, cách khắc phục tật cận thị hiệu quả và phù hợp nhất là đeo kính. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần được thường xuyên theo dõi và kiểm soát tật cận thị, chẳng hạn như kiểm tra bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, tổn thương vùng võng mạc,...
Hạn chế cho trẻ xem tivi, điện thoại.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh cụ thể:
- Đeo kính điều trị cận thị: Đây là cách để khắc phục độ cong của giác mạc hay tăng độ dài cho mắt, chẳng hạn như:
+ Kính mắt: Giải pháp này khá hiệu quả, đơn giản và tối ưu chi phí. Người bị cận thị có thể khắc phục tốt những vấn đề bất thường về tầm nhìn.
Đeo kính để khắc phục tật khúc xạ
+ Kính áp tròng: Là loại kính đeo ngay trên mắt của bạn với những chất liệu đa dạng cứng hoặc mềm, thiết kế hình cầu hay hình xuyết,... Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại kính phù hợp với tình trạng mắt của mình.
- Phẫu thuật khúc xạ: Sau khi thực hiện cách khắc phục tật cận thị này, người bị cận chỉ cần sử dụng kính mắt trong một thời gian ngắn sau mổ. Đây là cách bác sĩ định hình lại giác mạc bằng các chùm tia laser như:
+ LASIK: Tạo một vạt mỏng có bản lề vào giác mạc, sau đó dùng tia laser để làm phẳng hình dạng vòm bằng cách loại bỏ mô giác mạc. Kỹ thuật này thường diễn ra nhanh gọn, ít gây khó chịu.
- LASEK: Là cách tạo vạt mỏng ở biểu mô giác mạc sau đó định hình lại và làm phẳng giác mạc bằng tia laser và thay thế biểu mô.
- ReLEx SMILE: Phương pháp này thường được áp dụng cho những bệnh nhân có độ cận và độ loạn thị cao, cận thị không còn khả năng tiến triển. Không sử dụng dao vi phẫu cơ học, không lật vạt giác mạc,... Phương pháp này có độ an toàn cao, có thể đảm bảo được sự vững chắc cơ học của giác mạc, ít gây ra những tổn thương ở hệ thần kinh ở giác mạc và ít khả năng tái cận. Bác sĩ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ưu điểm, nhược điểm của các phương pháp để lựa chọn kỹ thuật điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, một số cách có thể giúp làm chậm quá trình tiến triển cận thị cho thanh thiếu niên như dùng thuốc nhỏ mắt Atropin, tăng hoạt động bên ngoài, đeo kính áp tròng tiêu điểm kép chỉnh hình giác mạc bằng kính áp tròng cứng và được đeo vào ban đêm.
Nên đi khám mắt ở cơ sở y tế đáng tin cậy
Trên đây là một số triệu chứng, biến chứng cũng như cách khắc phục tật cận thị. Nếu có những biểu hiện bất thường và có nhu cầu kiểm tra mắt, mời quý khách hàng liên hệ đến Chuyên khoa Mắt của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 56 56 56.
BS Chỉnh đã duyệt
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!